Kênh Quốc phòng Việt Nam (QPVN) trong một phóng sự mới đây đã đăng tải hình ảnh bảo quản, bảo dưỡng nhiều loại vũ khí tại Kho K888, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật. Đáng chú ý, trong số các loại vũ khí đang bảo quản có cả dòng súng trường M16 mà QĐND Việt Nam thu giữ được hàng trăm nghìn khẩu năm 1975. Nguồn ảnh: Kênh QPVNVới số lượng lớn M16 như vậy, chúng ta có thể trang bị đủ cho toàn bộ lực lượng quân chính quy cũng như bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. Tuy nhiên, việc bộ đội Việt Nam sử dụng thành công, quen dùng AK-47 đã khiến cho M16 không còn chỗ đứng. Chúng lần lượt cất kho và vắng bóng suốt hàng chục năm nay. Thi thoảng chúng vẫn xuất hiện nhưng là trang bị cho lực lượng dân quân tự vệ. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐiều đó khiến chúng ta nghi ngại rằng QĐND Việt Nam có lẽ sẽ không bao giờ sử dụng M16. Tuy nhiên việc Kho K888 vẫn đang bảo quản, thậm chí “chăm sóc” súng trường M16 mới tinh cho thấy trong QĐND Việt Nam, súng M16 xem ra vẫn được coi trọng. Và có thể chúng sẽ quay trở lại phục vụ vào một ngày không xa với những cải tiến phù hợp sử dụng tốt hơn tại Việt Nam. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong ảnh, các công nhân tại Kho K888 đang thực hiện bảo dưỡng thường xuyên súng trường M16. Nguồn ảnh: Kênh QPVNThực tế, tuy có những khiếm khuyết không nhỏ, tuy nhiên M16 vẫn được coi là một trong những khẩu súng trường tấn công tốt nhất thế giới, đã đi vào huyền thoại cùng AK-47. Ước tính, 8 triệu khẩu M16 đã được Mỹ sản xuất và xuất khẩu tới gần 100 quốc gia trên thế giới từ châu Á, sang châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương. Nguồn ảnh: Military-TodaySúng trường tấn công M16 do ông Eugene Stoner và L. James Sullivan thiết kế năm 1956, được công ty Armalite sản xuất từ năm 1959-1964 trước khi được hãng Colt's tiếp quản dây chuyền từ năm 1964 tới nay. Thời điểm ra đời, nó trở thành khẩu súng trường tấn công tốt nhất của nước Mỹ, đối trọng lại khẩu AK-47 huyền thoại. Nguồn ảnh: WikipediaNăm 1964, mới đưa vào phục vụ trong Quân đội Mỹ không lâu, súng trường M16 được triển khai tới Việt Nam. Tuy nhiên, tại chiến trường Việt Nam, M16 nhanh chóng bộc lộ điểm yếu và trở thành “vết nhơ” đeo đẳng suốt lịch sử của nó tới tận hôm nay. Theo đó, M16 là một khẩu súng quá "đỏng đảnh", cần phải lau chùi thường xuyên, nhiều chi tiết nhỏ khiến việc tháo lắp để lau chùi trở nên khó khăn và đặc biệt là khẩu súng này hoàn toàn không phù hợp với chiến trường Việt Nam ẩm ướt, mưa nhiều, lắm bụi đất. Nguồn ảnh: WikipediaĐặc biệt, M16 nổi tiếng lỗi kẹt đạn, và khi đó để khắc phục binh sĩ phải tháo rời cả khẩu súng M16 của mình ra hoặc sử dụng các công cụ đặc biệt như kìm để có thể thông được khẩu súng này. Rất nhiều binh lính Mỹ đã được tìm thấy tử vong bên cạnh khẩu M16 bị tháo tung, có lẽ họ đã thiệt mạng oan uổng chỉ vì khẩu súng của mình bị kẹt đạn không đúng lúc. Dẫu vậy, những điểm yếu này không khiến Bộ Quốc phòng Mỹ rút M16 khỏi biên chế, nó vẫn tồn tại tới tận hôm nay qua nhiều biến thể cải tiến nhưng vẫn khó khắc phục hết việc kẹt đạn. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài lỗi kẹt đạn, đáng ngạc nhiên là súng trường M16 có nhiều ưu điểm trước dòng AK-47 của Liên Xô. Ví dụ như, việc sử dụng đạn 5,56x45mm cho tốc độ bắn cao hơn, tầm bắn hiệu quả xa hơn; hệ thống trích khí trực tiếp giúp súng ít giật hơn khi bắn ở chế độ tự động giúp duy trì đường ngắm tốt hơn qua đó chính xác hơn hẳn AK-47; M16 cũng nhẹ hơn nhiều so với AK-47 nhờ việc sử dụng vật liệu composite thay vì gỗ và thép của AK. Nguồn ảnh: Military-TodayTuy nhiên, ưu điểm cũng là nhược điểm, việc dùng đạn 5,56x45 cho tốc độ bắn cao hơn, nhưng độ xuyên của đạn M16 so với đạn 7,62x39mm của AK-47 yếu hơn nhiều. Việc tháo lắp bảo trì M16 cũng hết sức phức tạp, việc huấn luyện tân binh sử dụng khẩu súng này vô cùng vất vả. Nguồn ảnh: Military-TodaySúng trường tấn công M16 có trọng lượng 3,26kg (lên tới 3,99kg với hộp tiếp đạn có đạn), chiều dài 1m (chiều dài nòng 508mm), dùng cỡ đạn 5,56x45mm chuẩn NATO, tốc độ bắn lý thuyết đạt 700-950 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 550m, tầm bắn tối đa đến 3.600m. Nguồn ảnh: Military-TodayTrong ảnh lực lượng dân quân tự vệ tỉnh Bình Định huấn luyện sử dụng súng trường tấn công M16. Nguồn ảnh: Báo Bình ĐịnhTrong ảnh, một chi tiết của súng trường M16 đang được bảo dưỡng tại kho K888, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNhư đã đề cập ở trên, M16 có nhiều chi tiết lặt vặt nên khó bảo dưỡng, chỉ cần một sai sót nhỏ có thể dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTuy nhiên với những bàn tay vàng của ngành Quân khí Việt Nam thì không có gì là không thể. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Kênh Quốc phòng Việt Nam (QPVN) trong một phóng sự mới đây đã đăng tải hình ảnh bảo quản, bảo dưỡng nhiều loại vũ khí tại Kho K888, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật. Đáng chú ý, trong số các loại vũ khí đang bảo quản có cả dòng súng trường M16 mà QĐND Việt Nam thu giữ được hàng trăm nghìn khẩu năm 1975. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Với số lượng lớn M16 như vậy, chúng ta có thể trang bị đủ cho toàn bộ lực lượng quân chính quy cũng như bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. Tuy nhiên, việc bộ đội Việt Nam sử dụng thành công, quen dùng AK-47 đã khiến cho M16 không còn chỗ đứng. Chúng lần lượt cất kho và vắng bóng suốt hàng chục năm nay. Thi thoảng chúng vẫn xuất hiện nhưng là trang bị cho lực lượng dân quân tự vệ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Điều đó khiến chúng ta nghi ngại rằng QĐND Việt Nam có lẽ sẽ không bao giờ sử dụng M16. Tuy nhiên việc Kho K888 vẫn đang bảo quản, thậm chí “chăm sóc” súng trường M16 mới tinh cho thấy trong QĐND Việt Nam, súng M16 xem ra vẫn được coi trọng. Và có thể chúng sẽ quay trở lại phục vụ vào một ngày không xa với những cải tiến phù hợp sử dụng tốt hơn tại Việt Nam. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong ảnh, các công nhân tại Kho K888 đang thực hiện bảo dưỡng thường xuyên súng trường M16. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Thực tế, tuy có những khiếm khuyết không nhỏ, tuy nhiên M16 vẫn được coi là một trong những khẩu súng trường tấn công tốt nhất thế giới, đã đi vào huyền thoại cùng AK-47. Ước tính, 8 triệu khẩu M16 đã được Mỹ sản xuất và xuất khẩu tới gần 100 quốc gia trên thế giới từ châu Á, sang châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương. Nguồn ảnh: Military-Today
Súng trường tấn công M16 do ông Eugene Stoner và L. James Sullivan thiết kế năm 1956, được công ty Armalite sản xuất từ năm 1959-1964 trước khi được hãng Colt's tiếp quản dây chuyền từ năm 1964 tới nay. Thời điểm ra đời, nó trở thành khẩu súng trường tấn công tốt nhất của nước Mỹ, đối trọng lại khẩu AK-47 huyền thoại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Năm 1964, mới đưa vào phục vụ trong Quân đội Mỹ không lâu, súng trường M16 được triển khai tới Việt Nam. Tuy nhiên, tại chiến trường Việt Nam, M16 nhanh chóng bộc lộ điểm yếu và trở thành “vết nhơ” đeo đẳng suốt lịch sử của nó tới tận hôm nay. Theo đó, M16 là một khẩu súng quá "đỏng đảnh", cần phải lau chùi thường xuyên, nhiều chi tiết nhỏ khiến việc tháo lắp để lau chùi trở nên khó khăn và đặc biệt là khẩu súng này hoàn toàn không phù hợp với chiến trường Việt Nam ẩm ướt, mưa nhiều, lắm bụi đất. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đặc biệt, M16 nổi tiếng lỗi kẹt đạn, và khi đó để khắc phục binh sĩ phải tháo rời cả khẩu súng M16 của mình ra hoặc sử dụng các công cụ đặc biệt như kìm để có thể thông được khẩu súng này. Rất nhiều binh lính Mỹ đã được tìm thấy tử vong bên cạnh khẩu M16 bị tháo tung, có lẽ họ đã thiệt mạng oan uổng chỉ vì khẩu súng của mình bị kẹt đạn không đúng lúc. Dẫu vậy, những điểm yếu này không khiến Bộ Quốc phòng Mỹ rút M16 khỏi biên chế, nó vẫn tồn tại tới tận hôm nay qua nhiều biến thể cải tiến nhưng vẫn khó khắc phục hết việc kẹt đạn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài lỗi kẹt đạn, đáng ngạc nhiên là súng trường M16 có nhiều ưu điểm trước dòng AK-47 của Liên Xô. Ví dụ như, việc sử dụng đạn 5,56x45mm cho tốc độ bắn cao hơn, tầm bắn hiệu quả xa hơn; hệ thống trích khí trực tiếp giúp súng ít giật hơn khi bắn ở chế độ tự động giúp duy trì đường ngắm tốt hơn qua đó chính xác hơn hẳn AK-47; M16 cũng nhẹ hơn nhiều so với AK-47 nhờ việc sử dụng vật liệu composite thay vì gỗ và thép của AK. Nguồn ảnh: Military-Today
Tuy nhiên, ưu điểm cũng là nhược điểm, việc dùng đạn 5,56x45 cho tốc độ bắn cao hơn, nhưng độ xuyên của đạn M16 so với đạn 7,62x39mm của AK-47 yếu hơn nhiều. Việc tháo lắp bảo trì M16 cũng hết sức phức tạp, việc huấn luyện tân binh sử dụng khẩu súng này vô cùng vất vả. Nguồn ảnh: Military-Today
Súng trường tấn công M16 có trọng lượng 3,26kg (lên tới 3,99kg với hộp tiếp đạn có đạn), chiều dài 1m (chiều dài nòng 508mm), dùng cỡ đạn 5,56x45mm chuẩn NATO, tốc độ bắn lý thuyết đạt 700-950 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 550m, tầm bắn tối đa đến 3.600m. Nguồn ảnh: Military-Today
Trong ảnh lực lượng dân quân tự vệ tỉnh Bình Định huấn luyện sử dụng súng trường tấn công M16. Nguồn ảnh: Báo Bình Định
Trong ảnh, một chi tiết của súng trường M16 đang được bảo dưỡng tại kho K888, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Như đã đề cập ở trên, M16 có nhiều chi tiết lặt vặt nên khó bảo dưỡng, chỉ cần một sai sót nhỏ có thể dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tuy nhiên với những bàn tay vàng của ngành Quân khí Việt Nam thì không có gì là không thể. Nguồn ảnh: Kênh QPVN