Mới đây, nhà sản xuất máy bay quân sự danh tiếng Airbus Defence đã đưa dòng máy bay săn ngầm thế hệ mới nhất của hãng này C-295MPA tới một loạt các quốc gia ở châu Á trong đó có Việt Nam để trình diễn. Mục tiêu của chuyến đi này tất nhiên không gì khác là nhằm chào bán dòng máy bay tuần tra chống ngầm thế hệ mới tới khách hàng tiềm năng. Nguồn ảnh: Airlines.netĐáng chú ý, Việt Nam hiện cũng đang dùng máy bay vận tải C-295M – khung gầm cơ sở phát triển phiên bản C-295MPA. Do đó, Việt Nam được coi là một trong những khách hàng tiềm năng lớn của Airbus. Mặc dù vậy, sẽ không dễ dàng gì cho C-295MPA khi mà Việt Nam đã “chấm” máy bay săn ngầm P-3C Orion. Nguồn ảnh: Defence-StudiesC-295MPA là dòng máy bay tuần thám biển đa nhiệm được phát triển dựa trên cơ sở dòng máy bay vận tải quân sự C-295. Nó được trang bị những công nghệ hiện đại cho phép thực hiện nhiều nhiệm vụ bao gồm tuần tra biển, tác chiến chống tàu ngầm, tác chiến chống tàu mặt nước. Những chiếc C-295MPA đầu tiên được xuất khẩu cho Hải quân Chile vào năm 2010. Nguồn ảnh: Airlines.netMáy bay săn ngầm C-295MPA được thiết kế dựa trên phiên bản C-295 vận tải có một số bộ phận được cải tiến để giúp giảm trọng lượng. Ngoài ra phần càng đáp giúp cho máy bay có thể cất và hạ cánh tại các đường băng ngắn và không thuận lợi, 2 bên cánh máy bay được tích hợp các mấu cứng để treo vũ khí, thiết bị trinh sát, gây nhiễu... Cửa đuôi của máy bay được thiết kế có thể đưa vừa các kiện hàng có kích thước khoảng 2,2 x 2,8m, ngoài ra C-295MPA cũng có thể thả các thiết bị cứu sinh (khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ), thả dù,... Nguồn ảnh: Airlines.netC-295MPA được trang bị 2 động cơ turboprop PW127 giúp đạt tốc độ tối đa 480 km/h, trần bay 7.620m, trọng lượng cất cánh tối đa 23.200 kg, dự trữ hành trình 11 giờ, tầm bay tối đa 5.630 km. Nguồn ảnh: Airlines.netC-295MPA được tích hợp nhiều thiết bị điện tử, radar, hệ thống trinh sát hiện đại, ví dụ gồm: radar trinh sát mặt nước, hệ thống quang điện tử, gây nhiễu, thiết bị nhận diện địch ta, liên lạc vệ tinh, hệ thống Link 11, hệ thống định vị thủy âm. Trong ảnh là khoang điều khiển hệ thống tác chiến của C-295MPA. Nguồn ảnh: AirbusMáy bay C-295MPA cũng sở hữu khả năng triển khai nhiều loại vũ khí gồm tên lửa chống hạm, ngư lôi, mìn, bom chìm…Thế nhưng, các loại vũ khí trang bị cho nó tới nay vẫn chưa đầy đủ, một phần còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm đánh giá. Nguồn ảnh: AirbusPhiên bản C-295MPA chống ngầm đã thực hiện phóng ngư lôi thành công lần đầu tiên vào tháng 5/2010. Ngoài ra, C-295 cũng đã thực hiện thành công vụ phóng tên lửa chống hạm Marte MK2/S (của tập đoàn MBDA). Nguồn ảnh: AirbusMặc dù sở hữu nhiều công nghệ hiện đại và là máy bay sản xuất mới, thế nhưng đó cũng chính là nhược điểm của C-295MPA so với máy bay chống ngầm P-3C Orion. Điểm yếu ở đây đó chính là C-295MPA quá mới, nó chưa trải qua thử thách nhiều, chưa được chứng minh hẳn hoi về hiệu quả so với huyền thoại P-3C Orion. Nguồn ảnh: Airlines.netP-3 Orion được đưa vào sử dụng từ tháng 8/1962 trong Hải quân Mỹ và sau đó được xuất khẩu cho nhiều quốc gia đồng minh. Trong suốt thời gian phục vụ, P-3 Orion cùng các biến thể đã tham gia nhiều hoạt động chiến đấu và lập nhiều chiến tích. Nó cũng đã chứng minh được khả năng của mình trong hoạt động tác chiến chống tàu ngầm. Nguồn ảnh: Airlines.netMặc dù tới nay dòng máy bay này đã không còn được sản xuất và nếu muốn mua bắt buộc phải sử dụng máy bay đã qua sử dụng. Thế nhưng, theo nhà thầu Lockheed Martin, các máy bay P-3C Orion sau nâng cấp có thể hoạt động thêm 15.000 giờ bay. Và thực tế, các hoạt động của dòng máy bay này trên thế giới khá an toàn, đáng tin cậy. Nguồn ảnh: Airlines.netTầm bay của P-3C cũng rất khá, nó có cự ly hoạt động đạt tới 8.900 km, có thể bay liên tục trong 12 giờ, từ bờ biển Việt Nam cất cánh và bay cách mặt biển ở độ cao 500 mét và tuần tra liên tục trong vòng 3 giờ với bán kính chiến đấu gần 250 km, trong khi “chiều rộng” giữa Philippines và Việt Nam chỉ 1.200 km. Về nguyên tắc, máy bay có thể hoạt động liên tục 12 giờ, tuy nhiên khi bay theo chế độ tiết kiệm nhiên liệu, P-3C có thể hoạt động liên tục đến 17 giờ. Một chiếc máy bay P-3C có thể thực hiện 8 vòng nhiệm vụ quanh căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh. Nguồn ảnh: Airlines.netVũ khí trang bị của máy bay P-3C Orion cũng đã hoàn thiện và trong lịch sử hoạt động đã thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến đấu cũng như chứng minh được hiệu quả. Theo đó, P-3C Orion không chỉ có thể mang vũ khí chống tàu ngầm (ngư lôi và bom chìm), mà còn mang được cả tên lửa không đối không AIM-9 để tự vệ. C-295MPA trong tương lai thì có thể, nhưng hiện tại thì không. Nguồn ảnh: defence industry dailyTải trọng vũ khí của P-3C cũng lớn hơn hẳn C-295MPA với 10 giá treo trên cánh và 8 giá treo trong thân cho phép mang tới 9,1 tấn bom, tên lửa. Trong ảnh, P-3C phóng tên lửa AGM-65 Maverick – loại vũ khí này chuyên không đối đất, tuy nhiên trong lịch sử, P-3C đã sử dụng loại tên lửa này như tên lửa không đối hải. Nguồn ảnh: defence industry dailyP-3C bắn tên lửa hành trình chống hạm AGM-84 Harpoon. Nguồn ảnh: defence industry dailyRõ ràng, tuy cũ kỹ hơn nhưng P-3C có lợi thế về kinh nghiệm, hoàn thiện về điện tử - vũ khí hơn so với C-295MPA. Vì thế, khó có khả năng Việt Nam sẽ chọn C-295MPA mà thay vào đó vẫn là nuôi hy vọng về P-3C Orion. Nguồn ảnh: flick
Mới đây, nhà sản xuất máy bay quân sự danh tiếng Airbus Defence đã đưa dòng máy bay săn ngầm thế hệ mới nhất của hãng này C-295MPA tới một loạt các quốc gia ở châu Á trong đó có Việt Nam để trình diễn. Mục tiêu của chuyến đi này tất nhiên không gì khác là nhằm chào bán dòng máy bay tuần tra chống ngầm thế hệ mới tới khách hàng tiềm năng. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đáng chú ý, Việt Nam hiện cũng đang dùng máy bay vận tải C-295M – khung gầm cơ sở phát triển phiên bản C-295MPA. Do đó, Việt Nam được coi là một trong những khách hàng tiềm năng lớn của Airbus. Mặc dù vậy, sẽ không dễ dàng gì cho C-295MPA khi mà Việt Nam đã “chấm” máy bay săn ngầm P-3C Orion. Nguồn ảnh: Defence-Studies
C-295MPA là dòng máy bay tuần thám biển đa nhiệm được phát triển dựa trên cơ sở dòng máy bay vận tải quân sự C-295. Nó được trang bị những công nghệ hiện đại cho phép thực hiện nhiều nhiệm vụ bao gồm tuần tra biển, tác chiến chống tàu ngầm, tác chiến chống tàu mặt nước. Những chiếc C-295MPA đầu tiên được xuất khẩu cho Hải quân Chile vào năm 2010. Nguồn ảnh: Airlines.net
Máy bay săn ngầm C-295MPA được thiết kế dựa trên phiên bản C-295 vận tải có một số bộ phận được cải tiến để giúp giảm trọng lượng. Ngoài ra phần càng đáp giúp cho máy bay có thể cất và hạ cánh tại các đường băng ngắn và không thuận lợi, 2 bên cánh máy bay được tích hợp các mấu cứng để treo vũ khí, thiết bị trinh sát, gây nhiễu... Cửa đuôi của máy bay được thiết kế có thể đưa vừa các kiện hàng có kích thước khoảng 2,2 x 2,8m, ngoài ra C-295MPA cũng có thể thả các thiết bị cứu sinh (khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ), thả dù,... Nguồn ảnh: Airlines.net
C-295MPA được trang bị 2 động cơ turboprop PW127 giúp đạt tốc độ tối đa 480 km/h, trần bay 7.620m, trọng lượng cất cánh tối đa 23.200 kg, dự trữ hành trình 11 giờ, tầm bay tối đa 5.630 km. Nguồn ảnh: Airlines.net
C-295MPA được tích hợp nhiều thiết bị điện tử, radar, hệ thống trinh sát hiện đại, ví dụ gồm: radar trinh sát mặt nước, hệ thống quang điện tử, gây nhiễu, thiết bị nhận diện địch ta, liên lạc vệ tinh, hệ thống Link 11, hệ thống định vị thủy âm. Trong ảnh là khoang điều khiển hệ thống tác chiến của C-295MPA. Nguồn ảnh: Airbus
Máy bay C-295MPA cũng sở hữu khả năng triển khai nhiều loại vũ khí gồm tên lửa chống hạm, ngư lôi, mìn, bom chìm…Thế nhưng, các loại vũ khí trang bị cho nó tới nay vẫn chưa đầy đủ, một phần còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm đánh giá. Nguồn ảnh: Airbus
Phiên bản C-295MPA chống ngầm đã thực hiện phóng ngư lôi thành công lần đầu tiên vào tháng 5/2010. Ngoài ra, C-295 cũng đã thực hiện thành công vụ phóng tên lửa chống hạm Marte MK2/S (của tập đoàn MBDA). Nguồn ảnh: Airbus
Mặc dù sở hữu nhiều công nghệ hiện đại và là máy bay sản xuất mới, thế nhưng đó cũng chính là nhược điểm của C-295MPA so với máy bay chống ngầm P-3C Orion. Điểm yếu ở đây đó chính là C-295MPA quá mới, nó chưa trải qua thử thách nhiều, chưa được chứng minh hẳn hoi về hiệu quả so với huyền thoại P-3C Orion. Nguồn ảnh: Airlines.net
P-3 Orion được đưa vào sử dụng từ tháng 8/1962 trong Hải quân Mỹ và sau đó được xuất khẩu cho nhiều quốc gia đồng minh. Trong suốt thời gian phục vụ, P-3 Orion cùng các biến thể đã tham gia nhiều hoạt động chiến đấu và lập nhiều chiến tích. Nó cũng đã chứng minh được khả năng của mình trong hoạt động tác chiến chống tàu ngầm. Nguồn ảnh: Airlines.net
Mặc dù tới nay dòng máy bay này đã không còn được sản xuất và nếu muốn mua bắt buộc phải sử dụng máy bay đã qua sử dụng. Thế nhưng, theo nhà thầu Lockheed Martin, các máy bay P-3C Orion sau nâng cấp có thể hoạt động thêm 15.000 giờ bay. Và thực tế, các hoạt động của dòng máy bay này trên thế giới khá an toàn, đáng tin cậy. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tầm bay của P-3C cũng rất khá, nó có cự ly hoạt động đạt tới 8.900 km, có thể bay liên tục trong 12 giờ, từ bờ biển Việt Nam cất cánh và bay cách mặt biển ở độ cao 500 mét và tuần tra liên tục trong vòng 3 giờ với bán kính chiến đấu gần 250 km, trong khi “chiều rộng” giữa Philippines và Việt Nam chỉ 1.200 km. Về nguyên tắc, máy bay có thể hoạt động liên tục 12 giờ, tuy nhiên khi bay theo chế độ tiết kiệm nhiên liệu, P-3C có thể hoạt động liên tục đến 17 giờ. Một chiếc máy bay P-3C có thể thực hiện 8 vòng nhiệm vụ quanh căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh. Nguồn ảnh: Airlines.net
Vũ khí trang bị của máy bay P-3C Orion cũng đã hoàn thiện và trong lịch sử hoạt động đã thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến đấu cũng như chứng minh được hiệu quả. Theo đó, P-3C Orion không chỉ có thể mang vũ khí chống tàu ngầm (ngư lôi và bom chìm), mà còn mang được cả tên lửa không đối không AIM-9 để tự vệ. C-295MPA trong tương lai thì có thể, nhưng hiện tại thì không. Nguồn ảnh: defence industry daily
Tải trọng vũ khí của P-3C cũng lớn hơn hẳn C-295MPA với 10 giá treo trên cánh và 8 giá treo trong thân cho phép mang tới 9,1 tấn bom, tên lửa. Trong ảnh, P-3C phóng tên lửa AGM-65 Maverick – loại vũ khí này chuyên không đối đất, tuy nhiên trong lịch sử, P-3C đã sử dụng loại tên lửa này như tên lửa không đối hải. Nguồn ảnh: defence industry daily
P-3C bắn tên lửa hành trình chống hạm AGM-84 Harpoon. Nguồn ảnh: defence industry daily
Rõ ràng, tuy cũ kỹ hơn nhưng P-3C có lợi thế về kinh nghiệm, hoàn thiện về điện tử - vũ khí hơn so với C-295MPA. Vì thế, khó có khả năng Việt Nam sẽ chọn C-295MPA mà thay vào đó vẫn là nuôi hy vọng về P-3C Orion. Nguồn ảnh: flick