Theo đó, thứ vũ khí mà Việt Nam có thể sẽ đưa vào trang bị cùng với T-90S/SK chính là phương tiện cứu hộ xe tăng hiện đại bậc nhất của Nga hiện nay là BREM-1M. Đây là loại phương tiện cứu hộ được coi là phù hợp nhất với các xe tăng T-90 của Nga và sắp tới, khi xe tăng T-90 được triển khai vào biên chế của Việt Nam thì rõ ràng, nó cần có một loại phương tiện cứu hộ tương xứng như BREM-1M. Nguồn ảnh: Armytech.Được sản xuất bởi tập đoàn UralVogonZavod và được sử dụng chủ yếu bởi quân đội Nga, phương tiện cứu hộ xe tăng BREM-1M được xây dựng dựa trên khung gầm của xe tăng T-72A cải tiến. Trong đó, phần tháp pháo được cải biên và được gắn các thiết bị đặc biệt chuyên để cứu hộ xe tăng. Nguồn ảnh: Armytech.Phần thân xe tăng có một vị trí ghế ngồi của tài xế ở phía trước, vị trí ngồi của trưởng xa và của nhân viên điều khiển cần cẩu được đặt ở phần trung tâm của xe và động cơ được đặc ở phía sau. Toàn các cửa ra vào của xe đều được đặt ở phần trên nóc giống như ở chiếc xe tăng T-72A thông thường. Nguồn ảnh: Military.Thêm vào đó, xe còn được trang bị các thiết bị đặc biệt để phục vụ công tác cứu hộ xe tăng bao gồm một gầu xúc ở phía trước, một cần cẩu thủy lực, các hệ thống tời và nhiều thiết bị khác chuyên dụng để cứu hộ xe tăng và cứu hộ các phương tiện hạng nặng. Nguồn ảnh: Doctorsmall.Loại phương tiện cứu hộ xe tăng này có chiều dài tổng cộng 7,98 mét, rộng 3,46 mét và cao 2,42 mét. Trọng lượng của BREM-1M lên tới 45 tấn và trong trường hợp một chiếc BREM-1M bị xa lầy hoặc bị hỏng hóc, chắc chắn sẽ phải huy động một chiếc BREM-1M khác tham gia vào công việc cứu hộ. Nguồn ảnh: Vitaly.Phần cần cẩu thủy lực của xe có khả năng nâng được tối đa 20 tấn. Cần cẩu được xếp gọn gàng dọc theo thân xe và khi triển khai có thể dài tối đa tới 5,3 mét. Tời của xe có thể kéo được tối đa tới 35 tấn. Khi sử dụng kiểu kéo ròng rọc, tời của xe có thể kéo tối đa tới 140 tấn. Nguồn ảnh: Vitaly.Hệ thống tời này dài tối đa tới 200 mét và có tốc độ kéo 0,2 mét/giây khi kéo ở trọng lượng tối đa. Nguồn ảnh: Vitaly.Mặc dù chỉ là một phương tiện hỗ trợ, thiết giáp cứu hộ BREM-1M cũng được trang bị hệ thống hỏa lực bao gồm một súng máy phòng không 12,7mm 6P50 với tốc độ bắn lên tới 750 viên mỗi phút. Tầm bắn tối đa của khẩu súng máy này có thể lên tới 2000 mét và có khả năng nâng - hạ góc tối đa từ +75 độ tới -5 độ. Nguồn ảnh: Vitaly.Được trang bị động cơ 4 thì tua-bin loại V-92S2 làm mát bằng chất lỏng và có công xuất tối đa 1000 sức ngựa. BREM-1M có khả năng di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 60 km/h và tầm hoạt động 700 km. Khi di chuyển trên đường xấu, tầm hoạt động của BREM-1M cũng có thể lên tới 450km. Nguồn ảnh: Vitaly.Kèm theo đó là khả năng "leo tường" cao tối đa 0,85 mét, vượt hào rộng 2,8 mét và lặn sâu tối đa 5 mét. Rõ ràng, BREM-1M là một phương tiện cứu hộ xe tăng cần thiết cho các xe tăng T-90, nhất là khi T-90 hoạt động ở địa hình hiểm trở như ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Vitaly. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh phương tiện cứu hộ xe tăng của Nga được xây dựng dựa trên khung gầm xe tăng T-72A.
Theo đó, thứ vũ khí mà Việt Nam có thể sẽ đưa vào trang bị cùng với T-90S/SK chính là phương tiện cứu hộ xe tăng hiện đại bậc nhất của Nga hiện nay là BREM-1M. Đây là loại phương tiện cứu hộ được coi là phù hợp nhất với các xe tăng T-90 của Nga và sắp tới, khi xe tăng T-90 được triển khai vào biên chế của Việt Nam thì rõ ràng, nó cần có một loại phương tiện cứu hộ tương xứng như BREM-1M. Nguồn ảnh: Armytech.
Được sản xuất bởi tập đoàn UralVogonZavod và được sử dụng chủ yếu bởi quân đội Nga, phương tiện cứu hộ xe tăng BREM-1M được xây dựng dựa trên khung gầm của xe tăng T-72A cải tiến. Trong đó, phần tháp pháo được cải biên và được gắn các thiết bị đặc biệt chuyên để cứu hộ xe tăng. Nguồn ảnh: Armytech.
Phần thân xe tăng có một vị trí ghế ngồi của tài xế ở phía trước, vị trí ngồi của trưởng xa và của nhân viên điều khiển cần cẩu được đặt ở phần trung tâm của xe và động cơ được đặc ở phía sau. Toàn các cửa ra vào của xe đều được đặt ở phần trên nóc giống như ở chiếc xe tăng T-72A thông thường. Nguồn ảnh: Military.
Thêm vào đó, xe còn được trang bị các thiết bị đặc biệt để phục vụ công tác cứu hộ xe tăng bao gồm một gầu xúc ở phía trước, một cần cẩu thủy lực, các hệ thống tời và nhiều thiết bị khác chuyên dụng để cứu hộ xe tăng và cứu hộ các phương tiện hạng nặng. Nguồn ảnh: Doctorsmall.
Loại phương tiện cứu hộ xe tăng này có chiều dài tổng cộng 7,98 mét, rộng 3,46 mét và cao 2,42 mét. Trọng lượng của BREM-1M lên tới 45 tấn và trong trường hợp một chiếc BREM-1M bị xa lầy hoặc bị hỏng hóc, chắc chắn sẽ phải huy động một chiếc BREM-1M khác tham gia vào công việc cứu hộ. Nguồn ảnh: Vitaly.
Phần cần cẩu thủy lực của xe có khả năng nâng được tối đa 20 tấn. Cần cẩu được xếp gọn gàng dọc theo thân xe và khi triển khai có thể dài tối đa tới 5,3 mét. Tời của xe có thể kéo được tối đa tới 35 tấn. Khi sử dụng kiểu kéo ròng rọc, tời của xe có thể kéo tối đa tới 140 tấn. Nguồn ảnh: Vitaly.
Hệ thống tời này dài tối đa tới 200 mét và có tốc độ kéo 0,2 mét/giây khi kéo ở trọng lượng tối đa. Nguồn ảnh: Vitaly.
Mặc dù chỉ là một phương tiện hỗ trợ, thiết giáp cứu hộ BREM-1M cũng được trang bị hệ thống hỏa lực bao gồm một súng máy phòng không 12,7mm 6P50 với tốc độ bắn lên tới 750 viên mỗi phút. Tầm bắn tối đa của khẩu súng máy này có thể lên tới 2000 mét và có khả năng nâng - hạ góc tối đa từ +75 độ tới -5 độ. Nguồn ảnh: Vitaly.
Được trang bị động cơ 4 thì tua-bin loại V-92S2 làm mát bằng chất lỏng và có công xuất tối đa 1000 sức ngựa. BREM-1M có khả năng di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 60 km/h và tầm hoạt động 700 km. Khi di chuyển trên đường xấu, tầm hoạt động của BREM-1M cũng có thể lên tới 450km. Nguồn ảnh: Vitaly.
Kèm theo đó là khả năng "leo tường" cao tối đa 0,85 mét, vượt hào rộng 2,8 mét và lặn sâu tối đa 5 mét. Rõ ràng, BREM-1M là một phương tiện cứu hộ xe tăng cần thiết cho các xe tăng T-90, nhất là khi T-90 hoạt động ở địa hình hiểm trở như ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Vitaly.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh phương tiện cứu hộ xe tăng của Nga được xây dựng dựa trên khung gầm xe tăng T-72A.