Theo tài liệu được giải mật sau này, chỉ khoảng một năm sau khi đưa vào biên chế chiếc trực thăng tấn công AH-1 Cobra đầu tiên (phiên bản khi đó còn gọi là AH-1G), Quân đội Mỹ ngay lập tức triển khai nó tới chiến trường Việt Nam và tham gia ngay vào sự kiện Tết Mậu Thân 1968. Nguồn ảnh: WikipediaThời điểm bấy giờ, AH-1 được coi là một trong những trực thăng hiện đại nhất được Mỹ đưa tới Việt Nam. So với UH-1, AH-1 "tỏ ra chuyên nghiệp" hơn cho các nhiệm vụ chi viện hỏa lực quân mặt đất, hộ tống và chống tăng. Nguồn ảnh: WikipediaChiếc máy bay này sử dụng khung thân, động cơ cánh quạt của UH-1, thay đổi đáng kể ở thiết kế buồng lái và hỏa lực. Nguồn ảnh: KyForwardNó được trang bị hai cánh nhỏ bên hông cho phép mang theo pod súng máy 6 nòng 7,62mm hoặc pod pháo 20mm, rocket 70mm và ở đầu mũi có tháp pháo M28 lắp 2 khẩu minigun 7,62mm hoặc 2 khẩu súng phóng lựu 40mm M129. Nguồn ảnh: WikipediaỞ Việt Nam, chúng được sử dụng với nhiều chuật chiến đấu, trong đó nổi bật lên chiến thuật "nhóm tìm - diệt" kết hợp với trực thăng trinh sát OH-6A. Khi chiến đấu, những chiếc OH-6 bay cực thấp và tìm kiếm, phát hiện dấu hiệu khả nghi sẽ báo cho Cobra tới "đi săn". Nguồn ảnh: WikipediaTheo một thống kê của Mỹ, trong giai đoạn 1967-1973, các trực thăng AH-1 Cobra đã đạt tới 1 triệu giờ bay ở Việt Nam. Chúng cũng được ghi nhận là gây đáng kể thiệt hại cho quân giải phóng, tuy nhiên cũng bị bắn hạ không ít. Gần 1.110 chiếc AH-1 được chuyển giao cho Quân đội Mỹ giai đoạn 1967-1973, trong đó xấp xỉ 300 chiếc bị mất do chiến đấu hoặc tai nạn. Nguồn ảnh: RedditTuy vậy, trong suốt thời gian phục vụ ở Việt Nam, không có nguồn nào ghi nhận việc Mỹ có ý định hay là cho phép VNCH được phép sử dụng trực tiếp trực thăng tấn công AH-1 Cobra. Năm 1973 khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, các máy bay AH-1 Cobra được cho là rút toàn bộ về theo. Nguồn ảnh: WikipediaDo đó, có rất ít khả năng sau ngày 30/4/1975 chúng ta thu giữ được chiếc AH-1 Cobra nào. Cũng có thể, bộ đội ta từng “chạm tay” vào AH-1 nhưng là trong một số trận đánh thẳng vào căn cứ có “rắn hổ mang” và không có điều kiện thu giữ lại. Trong ảnh, một chiến sĩ quân giải phóng trong chiến dịch đánh chiếm sân bay Đắk Tô năm 1972 đứng cạnh một chiếc AH-1 trông đã bị hỏng. Nguồn ảnh: Getty ImagesTheo Lịch sử KQND Việt Nam cũng không có ghi nhận nào về việc thu giữ được trực thăng tấn công AH-1 Cobra sau 1975. Cụ thể, sau ngày 30/4, quân ta thu giữ được khoảng 800 chiếc máy bay của VNCH, trong đó có 20% trang bị có thể sử dụng được ngay. Nguồn ảnh: QDNDVề trực thăng, số sử dụng được ngay mà ta thu được là 50 chiếc UH-1 và 5 chiếc trực thăng hạng nặng CH-47A. Số máy bay này sau được ta sử dụng hiệu quả trong các chiến dịch trên biên giới Tây Nam 1979 và giai đoạn sau đó. Nguồn ảnh: WikipediaVề phần AH-1 Cobra, chúng tiếp tục được phát triển mở rộng cho tới những năm 2000 thì "lùi dần vào sau cánh gà" nhường chỗ cho AH-64 Apache trong Không quân và Lục quân Mỹ. Trong khi đó, Thủy quân Lục chiến Mỹ tiếp tục sử dụng chúng với các phiên bản hiện đại hơn như AH-1Z Viper được đưa vào trang bị năm 2010 với giá trị 27-30 triệu USD/chiếc. Nguồn ảnh: WikipediaVẫn theo "truyền thống" thiết kế AH-1, AH-1Z Viper sử dụng khung thân, động cơ, cánh quạt của dòng UH-1Y Venom, vũ khí đã hiện đại hơn năm xưa rất nhiều với khả năng mang được tên lửa chống tăng Hellfire, tên lửa không đối không Sidewinder, tháp pháo ở mũi lắp khẩu 20mm 3 nòng. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video AH-1 Cobra tác chiến ở Iraq. Nguồn: Youtube
Theo tài liệu được giải mật sau này, chỉ khoảng một năm sau khi đưa vào biên chế chiếc trực thăng tấn công AH-1 Cobra đầu tiên (phiên bản khi đó còn gọi là AH-1G), Quân đội Mỹ ngay lập tức triển khai nó tới chiến trường Việt Nam và tham gia ngay vào sự kiện Tết Mậu Thân 1968. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thời điểm bấy giờ, AH-1 được coi là một trong những trực thăng hiện đại nhất được Mỹ đưa tới Việt Nam. So với UH-1, AH-1 "tỏ ra chuyên nghiệp" hơn cho các nhiệm vụ chi viện hỏa lực quân mặt đất, hộ tống và chống tăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiếc máy bay này sử dụng khung thân, động cơ cánh quạt của UH-1, thay đổi đáng kể ở thiết kế buồng lái và hỏa lực. Nguồn ảnh: KyForward
Nó được trang bị hai cánh nhỏ bên hông cho phép mang theo pod súng máy 6 nòng 7,62mm hoặc pod pháo 20mm, rocket 70mm và ở đầu mũi có tháp pháo M28 lắp 2 khẩu minigun 7,62mm hoặc 2 khẩu súng phóng lựu 40mm M129. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ở Việt Nam, chúng được sử dụng với nhiều chuật chiến đấu, trong đó nổi bật lên chiến thuật "nhóm tìm - diệt" kết hợp với trực thăng trinh sát OH-6A. Khi chiến đấu, những chiếc OH-6 bay cực thấp và tìm kiếm, phát hiện dấu hiệu khả nghi sẽ báo cho Cobra tới "đi săn". Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo một thống kê của Mỹ, trong giai đoạn 1967-1973, các trực thăng AH-1 Cobra đã đạt tới 1 triệu giờ bay ở Việt Nam. Chúng cũng được ghi nhận là gây đáng kể thiệt hại cho quân giải phóng, tuy nhiên cũng bị bắn hạ không ít. Gần 1.110 chiếc AH-1 được chuyển giao cho Quân đội Mỹ giai đoạn 1967-1973, trong đó xấp xỉ 300 chiếc bị mất do chiến đấu hoặc tai nạn. Nguồn ảnh: Reddit
Tuy vậy, trong suốt thời gian phục vụ ở Việt Nam, không có nguồn nào ghi nhận việc Mỹ có ý định hay là cho phép VNCH được phép sử dụng trực tiếp trực thăng tấn công AH-1 Cobra. Năm 1973 khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, các máy bay AH-1 Cobra được cho là rút toàn bộ về theo. Nguồn ảnh: Wikipedia
Do đó, có rất ít khả năng sau ngày 30/4/1975 chúng ta thu giữ được chiếc AH-1 Cobra nào. Cũng có thể, bộ đội ta từng “chạm tay” vào AH-1 nhưng là trong một số trận đánh thẳng vào căn cứ có “rắn hổ mang” và không có điều kiện thu giữ lại. Trong ảnh, một chiến sĩ quân giải phóng trong chiến dịch đánh chiếm sân bay Đắk Tô năm 1972 đứng cạnh một chiếc AH-1 trông đã bị hỏng. Nguồn ảnh: Getty Images
Theo Lịch sử KQND Việt Nam cũng không có ghi nhận nào về việc thu giữ được trực thăng tấn công AH-1 Cobra sau 1975. Cụ thể, sau ngày 30/4, quân ta thu giữ được khoảng 800 chiếc máy bay của VNCH, trong đó có 20% trang bị có thể sử dụng được ngay. Nguồn ảnh: QDND
Về trực thăng, số sử dụng được ngay mà ta thu được là 50 chiếc UH-1 và 5 chiếc trực thăng hạng nặng CH-47A. Số máy bay này sau được ta sử dụng hiệu quả trong các chiến dịch trên biên giới Tây Nam 1979 và giai đoạn sau đó. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về phần AH-1 Cobra, chúng tiếp tục được phát triển mở rộng cho tới những năm 2000 thì "lùi dần vào sau cánh gà" nhường chỗ cho AH-64 Apache trong Không quân và Lục quân Mỹ. Trong khi đó, Thủy quân Lục chiến Mỹ tiếp tục sử dụng chúng với các phiên bản hiện đại hơn như AH-1Z Viper được đưa vào trang bị năm 2010 với giá trị 27-30 triệu USD/chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Vẫn theo "truyền thống" thiết kế AH-1, AH-1Z Viper sử dụng khung thân, động cơ, cánh quạt của dòng UH-1Y Venom, vũ khí đã hiện đại hơn năm xưa rất nhiều với khả năng mang được tên lửa chống tăng Hellfire, tên lửa không đối không Sidewinder, tháp pháo ở mũi lắp khẩu 20mm 3 nòng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video AH-1 Cobra tác chiến ở Iraq. Nguồn: Youtube