Bị tan rã quá nhanh trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, trên đường rút chạy Không lực VNCH đã không kịp mang theo hoặc phá hủy một số lượng lớn máy bay hiện đại mà Mỹ viện trợ. Trong số đó có nhiều loại chiến đấu cơ tiên tiến như tiêm kích F-5, cường kích A-37, A-6.... Chỉ riêng tại sân bay Biên Hòa đã có tới 40 chiếc F-5 các đời bị “bỏ rơi”. Nguồn ảnh: RichardF-5 là loại máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ do hãng Northrop thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ tiêm kích hàng không. Thế nhưng ngay từ khi ra đời vào những năm 1960 nó đã gặp phải sự “ghẻ lạnh”. Không quân Mỹ chỉ dùng một số ít F-5E để… đóng giả MiG-21 làm “quân xanh” cho phi công tập bắn…Nguồn ảnh: Airlines.net…còn lại thì “đẩy” cho quân đội các nước đồng minh như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines…và cả VNCH. Nhưng VNCH cũng không “sủng ái” F-5 vì nó không có đất dụng võ, chỉ bay quanh quẩn trong những phi vụ lẻ tẻ. Nguồn ảnh: Airlines.netTheo báo Văn Nghệ Quân đội, sau năm 1975, toàn bộ số máy bay tiêm kích F-5 mà ta thu giữ được giao về cho Trung đoàn tiêm kích 935 mới được thành lập ngày 21/5/1975. Dù gặp vô vàn khó khăn chuyển loại hệ máy bay Nga sang Mỹ, thế nhưng chỉ trong 6 ngày, phi công Nguyễn Văn Nghĩa đã bay thành công chuyến F-5 đầu tiên, mở đầu cho chiến dịch khai thác F-5 – “những đứa con bị bỏ rơi” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Và họ đã khiến những chiếc F-5 làm được những điều mà ngay cả những nhà sản xuất cũng không ngờ tới. Nguồn ảnh: Văn nghệ Quân độiCuối năm 1976, trước những khiêu khích của Polpot tại biên giới Tây Nam, Trung đoàn 935 đã làm được một việc chưa từng có trong lịch sử hàng không thế giới: dùng 2 chiếc tiêm kích siêu âm F-5 do hai phi công Đinh Văn Bồng và Nguyễn Hữu Lâm để… rải truyền đơn tuyên truyền đường lối, quan điểm của Việt Nam về mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam và Camphuchia. Sau đó, đến năm 1978, Việt Nam đã sử dụng F-5 như tiêm kích – bom, xuất kích hàng ngàn chuyến với những biên đội lớn 4-8 chiếc/lần không kích các sở chỉ huy, phá hủy các trận địa phòng thủ, phương tiện, vũ khí… của đối phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các binh đoàn chủ lực tiến công khiến đối quân Khmer đỏ vỡ trận, tháo chạy. Nguồn ảnh: Văn nghệ Quân độiHai phi công tiêm kích F-5 là đại úy Lê Khương và đại úy Nguyễn Văn Kháng đã vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Thế là, từ “số phận bị bỏ rơi, ruồng bỏ”, F-5 đã trở thành “anh hùng trong KQND Việt Nam”. Trong ảnh: Anh hùng phi công Nguyễn Văn Kháng. Nguồn ảnh: Văn nghệ Quân độiĐáng tiếc, tới giữa những năm 1980, do thiếu phụ tùng linh kiện mà phần lớn các máy bay F-5 đã bị loại biên chế khỏi KQND Việt Nam. Một số được chuyển vào viện bảo tàng trong nước và bán cho nước ngoài. Nguồn ảnh: Airlines.netNói thêm về khả năng của tiêm kích F-5 mà điển hình là phiên bản F-5E (ta thu giữ và sử dụng được khoảng 20 chiếc), tuy không được chính Không quân Mỹ sử dụng, thế nhưng F-5E sở hữu sức mạnh đáng gờm mà chính Liên Xô cũng phải thừa nhận. Nguồn ảnh: Airlines.netTheo cảm nhận của Anh hùng Liên Xô, đại tá Vladimir Kandaurov, một trong 3 phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E (Việt Nam cung cấp) thì khi vừa tiếp xúc với máy bay đã thấy thiết kế buồng lái của máy bay rất thân thiện với phi công, có bàn đạp phanh mà ở Liên Xô lúc đó chỉ sử dụng cho xe tải hạng nặng, cách bố trí bảng điều khiền tuyệt vời, kính buồng lái được chế tạo bằng vật liệu quang học tốt, ngăn việc bị chói lóa trong mọi điều kiện…Ảnh: Cửa hút không khí tiêm kích F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung điều khiển ném bom Dinh Độc Lập tháng 4/1975.Các chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu thử nghiệm cũng đánh giá rằng, trong cận chiến, đánh quần đảo, F-5E giành được nhiều chiến thắng (trước MiG-21) bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ, được thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn. MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy. Và khi cho MiG-23 cận chiến với F-5E kết quả thậm trí còn đáng thất vọng hơn nữa. Sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào. Nguồn ảnh: Airlines.netRadar AN/MPQ-159 trên tiêm kích F-5E trang bị công nghệ anten mạng pha kiểu mới cho phép phát hiện mục tiêu máy bay tiêm kích ở cự ly đến 37km (ít ra là còn xa hơn RP-21A trên MiG-21MF/bis), có khả năng hỗ trợ bắn tên lửa dẫn đường radar AIM-7, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick. Nguồn ảnh: Airlines.netTiêm kích F-5 được trang bị pháo tự động M39A2 20mm 2 nòng trong mũi, đạt tốc độ bắn tới 1.500 phát/phút, dùng đạn xuyên thép M53 cho khả năng chống thiết giáp hạng nhẹ với sức xuyên 6,3mm giáp thép đồng nhất cách 1.000m và góc chạm 0 độ. Nguồn ảnh: Airlines.netF-5E trang bị 7 giá treo trên thân và cánh cho phép mang 3,2 tấn vũ khí gồm. Trong nhiệm vụ không đối không, F-5E có thể triển khai từ 2-4 tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-9. Nguồn ảnh: Airlines.netTrong vai trò không đối đất, F-5E có thể mang tối đa 2 tên lửa không đối đất AGM-65; đến 6 bom thông thường (tùy trọng lượng bom); tối đa 2 pod pháo tự động 30mm; tối đa hai pod rocket... Nguồn ảnh: Airlines.net
Bị tan rã quá nhanh trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, trên đường rút chạy Không lực VNCH đã không kịp mang theo hoặc phá hủy một số lượng lớn máy bay hiện đại mà Mỹ viện trợ. Trong số đó có nhiều loại chiến đấu cơ tiên tiến như tiêm kích F-5, cường kích A-37, A-6.... Chỉ riêng tại sân bay Biên Hòa đã có tới 40 chiếc F-5 các đời bị “bỏ rơi”. Nguồn ảnh: Richard
F-5 là loại máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ do hãng Northrop thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ tiêm kích hàng không. Thế nhưng ngay từ khi ra đời vào những năm 1960 nó đã gặp phải sự “ghẻ lạnh”. Không quân Mỹ chỉ dùng một số ít F-5E để… đóng giả MiG-21 làm “quân xanh” cho phi công tập bắn…Nguồn ảnh: Airlines.net
…còn lại thì “đẩy” cho quân đội các nước đồng minh như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines…và cả VNCH. Nhưng VNCH cũng không “sủng ái” F-5 vì nó không có đất dụng võ, chỉ bay quanh quẩn trong những phi vụ lẻ tẻ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo báo Văn Nghệ Quân đội, sau năm 1975, toàn bộ số máy bay tiêm kích F-5 mà ta thu giữ được giao về cho Trung đoàn tiêm kích 935 mới được thành lập ngày 21/5/1975. Dù gặp vô vàn khó khăn chuyển loại hệ máy bay Nga sang Mỹ, thế nhưng chỉ trong 6 ngày, phi công Nguyễn Văn Nghĩa đã bay thành công chuyến F-5 đầu tiên, mở đầu cho chiến dịch khai thác F-5 – “những đứa con bị bỏ rơi” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Và họ đã khiến những chiếc F-5 làm được những điều mà ngay cả những nhà sản xuất cũng không ngờ tới. Nguồn ảnh: Văn nghệ Quân đội
Cuối năm 1976, trước những khiêu khích của Polpot tại biên giới Tây Nam, Trung đoàn 935 đã làm được một việc chưa từng có trong lịch sử hàng không thế giới: dùng 2 chiếc tiêm kích siêu âm F-5 do hai phi công Đinh Văn Bồng và Nguyễn Hữu Lâm để… rải truyền đơn tuyên truyền đường lối, quan điểm của Việt Nam về mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam và Camphuchia. Sau đó, đến năm 1978, Việt Nam đã sử dụng F-5 như tiêm kích – bom, xuất kích hàng ngàn chuyến với những biên đội lớn 4-8 chiếc/lần không kích các sở chỉ huy, phá hủy các trận địa phòng thủ, phương tiện, vũ khí… của đối phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các binh đoàn chủ lực tiến công khiến đối quân Khmer đỏ vỡ trận, tháo chạy. Nguồn ảnh: Văn nghệ Quân đội
Hai phi công tiêm kích F-5 là đại úy Lê Khương và đại úy Nguyễn Văn Kháng đã vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Thế là, từ “số phận bị bỏ rơi, ruồng bỏ”, F-5 đã trở thành “anh hùng trong KQND Việt Nam”. Trong ảnh: Anh hùng phi công Nguyễn Văn Kháng. Nguồn ảnh: Văn nghệ Quân đội
Đáng tiếc, tới giữa những năm 1980, do thiếu phụ tùng linh kiện mà phần lớn các máy bay F-5 đã bị loại biên chế khỏi KQND Việt Nam. Một số được chuyển vào viện bảo tàng trong nước và bán cho nước ngoài. Nguồn ảnh: Airlines.net
Nói thêm về khả năng của tiêm kích F-5 mà điển hình là phiên bản F-5E (ta thu giữ và sử dụng được khoảng 20 chiếc), tuy không được chính Không quân Mỹ sử dụng, thế nhưng F-5E sở hữu sức mạnh đáng gờm mà chính Liên Xô cũng phải thừa nhận. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo cảm nhận của Anh hùng Liên Xô, đại tá Vladimir Kandaurov, một trong 3 phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E (Việt Nam cung cấp) thì khi vừa tiếp xúc với máy bay đã thấy thiết kế buồng lái của máy bay rất thân thiện với phi công, có bàn đạp phanh mà ở Liên Xô lúc đó chỉ sử dụng cho xe tải hạng nặng, cách bố trí bảng điều khiền tuyệt vời, kính buồng lái được chế tạo bằng vật liệu quang học tốt, ngăn việc bị chói lóa trong mọi điều kiện…Ảnh: Cửa hút không khí tiêm kích F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung điều khiển ném bom Dinh Độc Lập tháng 4/1975.
Các chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu thử nghiệm cũng đánh giá rằng, trong cận chiến, đánh quần đảo, F-5E giành được nhiều chiến thắng (trước MiG-21) bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ, được thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn. MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy. Và khi cho MiG-23 cận chiến với F-5E kết quả thậm trí còn đáng thất vọng hơn nữa. Sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào. Nguồn ảnh: Airlines.net
Radar AN/MPQ-159 trên tiêm kích F-5E trang bị công nghệ anten mạng pha kiểu mới cho phép phát hiện mục tiêu máy bay tiêm kích ở cự ly đến 37km (ít ra là còn xa hơn RP-21A trên MiG-21MF/bis), có khả năng hỗ trợ bắn tên lửa dẫn đường radar AIM-7, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tiêm kích F-5 được trang bị pháo tự động M39A2 20mm 2 nòng trong mũi, đạt tốc độ bắn tới 1.500 phát/phút, dùng đạn xuyên thép M53 cho khả năng chống thiết giáp hạng nhẹ với sức xuyên 6,3mm giáp thép đồng nhất cách 1.000m và góc chạm 0 độ. Nguồn ảnh: Airlines.net
F-5E trang bị 7 giá treo trên thân và cánh cho phép mang 3,2 tấn vũ khí gồm. Trong nhiệm vụ không đối không, F-5E có thể triển khai từ 2-4 tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-9. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong vai trò không đối đất, F-5E có thể mang tối đa 2 tên lửa không đối đất AGM-65; đến 6 bom thông thường (tùy trọng lượng bom); tối đa 2 pod pháo tự động 30mm; tối đa hai pod rocket... Nguồn ảnh: Airlines.net