Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, Argentina đang có kế hoạch đàm phán với chính phủ Mỹ mua lại một loạt tiêm kích F-5E Tiger II đã qua sử dụng (từ 12-14 chiếc) và một số máy bay huấn luyện cánh quạt Beech T-34C Turbo Mentors.Theo Angel Tello – Thư ký phụ trách các vấn đề chiến lược và quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Argentina cho biết, vấn đề đàm phán mua lại tiêm kích F-5E và T-34C sẽ được thảo luận trong chuyến thăm chính thức của một phái đoàn quân sự cấp cao Argentina đến Washington trong tháng này.Theo nguồn tin của Jane's, Không quân Mỹ đã loại biên chế hầu hết tiêm kích F-5E từ những năm 1990 và đưa về các kho lưu trữ lâu dài. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng nhỏ (khoảng 18 chiếc) F-5E còn phục vụ trong Hải quân Mỹ với vai trò đóng giả "quân địch" để phi công tác chiến.Ngoài Mỹ, tính tới thời điểm năm 2014 vẫn còn khoảng 500 máy bay tiêm kích F-5E ở khoảng 20 quốc gia trên thế giới. Việc còn nhiều nước sử dụng F-5E cho thấy Northrop Grumman vẫn còn sản xuất thêm phụ tùng cho loại máy bay này.Đáng lưu ý, trong quá khứ Việt Nam từng có trong biên chế khoảng 20 chiếc F-5E/F Tiger II mới tinh mà Mỹ cung cấp năm 1975 cho VNCH. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, KQND Việt Nam đã phải loại biên chế do thiếu phụ tùng linh kiện.Dù chính người Mỹ không thích thú F-5E, nhưng ngạc nhiên thay người Liên Xô lại “khoái khẩu” mẫu máy bay này khi nhận được một vài chiếc F-5E từ Việt Nam sau 1975. Theo cảm nhận của Anh hùng Liên Xô, đại tá Vladimir Kandaurov, một trong 3 phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E thì khi vừa tiếp xúc với máy bay đã thấy thiết kế buồng lái của máy bay rất thân thiện với phi công, có bàn đạp phanh mà ở Liên Xô lúc đó chỉ sử dụng cho xe tải hạng nặng, cách bố trí bảng điều khiền tuyệt vời, kính buồng lái được chế tạo bằng vật liệu quang học tốt, ngăn việc bị chói lóa trong mọi điều kiện…Các chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu thử nghiệm cũng đánh giá rằng, trong cận chiến, đánh quần đảo, F-5E giành được nhiều chiến thắng (trước MiG-21) bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ, được thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn. MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy. Khi cho MiG-23 cận chiến với F-5E kết quả thậm trí còn đáng thất vọng hơn nữa. Sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào.Hiện Việt Nam đã phải loại biên chế tiêm kích MiG-21 đã hết niên hạn sử dụng. Trong khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, chúng ta vẫn phải chia sẻ đầu tư cho cả Hải quân và Không quân thì việc khôi phục các máy bay tiêm kích F-5E có thể là giải pháp tạm thời trong khi chờ mua máy bay mới.Tiêm kích F-5E có những khả năng tương tự loại MiG-21 mà không quân ta sử dụng rất thành công. Hầu hết số F-5E của ta có lẽ cũng chưa sử dụng hết tuổi thọ (vì khi tịch thu năm 1975, nhiều chiếc mới chỉ bay chưa tới 24 giờ). Nếu như phía Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương thì Việt Nam dễ dàng đề xuất mua thêm phụ tùng hoặc đặt hàng khôi phục bay cho phi đội F-5E. Ảnh: Khẩu pháo 20mm trong thân F-5E.Ngoài ra, chúng ta có thể mua thêm với giá rất rẻ tiêm kích F-5E nằm trong các kho bảo quản lâu dài của Mỹ. Chúng ta đã có kinh nghiệm sử dụng, thế nên việc vận hành F-5E, áp dụng vào hoạt động chiến đấu có lẽ không quá khó khăn.
Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, Argentina đang có kế hoạch đàm phán với chính phủ Mỹ mua lại một loạt tiêm kích F-5E Tiger II đã qua sử dụng (từ 12-14 chiếc) và một số máy bay huấn luyện cánh quạt Beech T-34C Turbo Mentors.
Theo Angel Tello – Thư ký phụ trách các vấn đề chiến lược và quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Argentina cho biết, vấn đề đàm phán mua lại tiêm kích F-5E và T-34C sẽ được thảo luận trong chuyến thăm chính thức của một phái đoàn quân sự cấp cao Argentina đến Washington trong tháng này.
Theo nguồn tin của Jane's, Không quân Mỹ đã loại biên chế hầu hết tiêm kích F-5E từ những năm 1990 và đưa về các kho lưu trữ lâu dài. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng nhỏ (khoảng 18 chiếc) F-5E còn phục vụ trong Hải quân Mỹ với vai trò đóng giả "quân địch" để phi công tác chiến.
Ngoài Mỹ, tính tới thời điểm năm 2014 vẫn còn khoảng 500 máy bay tiêm kích F-5E ở khoảng 20 quốc gia trên thế giới. Việc còn nhiều nước sử dụng F-5E cho thấy Northrop Grumman vẫn còn sản xuất thêm phụ tùng cho loại máy bay này.
Đáng lưu ý, trong quá khứ Việt Nam từng có trong biên chế khoảng 20 chiếc F-5E/F Tiger II mới tinh mà Mỹ cung cấp năm 1975 cho VNCH. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, KQND Việt Nam đã phải loại biên chế do thiếu phụ tùng linh kiện.
Dù chính người Mỹ không thích thú F-5E, nhưng ngạc nhiên thay người Liên Xô lại “khoái khẩu” mẫu máy bay này khi nhận được một vài chiếc F-5E từ Việt Nam sau 1975. Theo cảm nhận của Anh hùng Liên Xô, đại tá Vladimir Kandaurov, một trong 3 phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E thì khi vừa tiếp xúc với máy bay đã thấy thiết kế buồng lái của máy bay rất thân thiện với phi công, có bàn đạp phanh mà ở Liên Xô lúc đó chỉ sử dụng cho xe tải hạng nặng, cách bố trí bảng điều khiền tuyệt vời, kính buồng lái được chế tạo bằng vật liệu quang học tốt, ngăn việc bị chói lóa trong mọi điều kiện…
Các chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu thử nghiệm cũng đánh giá rằng, trong cận chiến, đánh quần đảo, F-5E giành được nhiều chiến thắng (trước MiG-21) bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ, được thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn. MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy. Khi cho MiG-23 cận chiến với F-5E kết quả thậm trí còn đáng thất vọng hơn nữa. Sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào.
Hiện Việt Nam đã phải loại biên chế tiêm kích MiG-21 đã hết niên hạn sử dụng. Trong khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, chúng ta vẫn phải chia sẻ đầu tư cho cả Hải quân và Không quân thì việc khôi phục các máy bay tiêm kích F-5E có thể là giải pháp tạm thời trong khi chờ mua máy bay mới.
Tiêm kích F-5E có những khả năng tương tự loại MiG-21 mà không quân ta sử dụng rất thành công. Hầu hết số F-5E của ta có lẽ cũng chưa sử dụng hết tuổi thọ (vì khi tịch thu năm 1975, nhiều chiếc mới chỉ bay chưa tới 24 giờ). Nếu như phía Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương thì Việt Nam dễ dàng đề xuất mua thêm phụ tùng hoặc đặt hàng khôi phục bay cho phi đội F-5E. Ảnh: Khẩu pháo 20mm trong thân F-5E.
Ngoài ra, chúng ta có thể mua thêm với giá rất rẻ tiêm kích F-5E nằm trong các kho bảo quản lâu dài của Mỹ. Chúng ta đã có kinh nghiệm sử dụng, thế nên việc vận hành F-5E, áp dụng vào hoạt động chiến đấu có lẽ không quá khó khăn.