Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hay còn gọi là NATO là tổ chức được thành lập nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên Xô và khối Warszawa từ thời chiến tranh Lạnh tại Châu Âu và sau này là Nga. Cho đến nay, đã có 30 quốc gia chính thức gia nhập hiệp ước và đã mở rộng địa bàn tác chiến ra những vùng xa xôi hơn, bên ngoài Châu Âu như Iraq, Lybia hay Afghanistan. Dẫu vậy, có một điều vô cùng thú vị là mục đích của NATO là chống lại Nga/Xô tuy nhiên hiện nay đang có nhiều nước thuộc NATO đang có trong biên chế một số lượng lớn vũ khí được sản xuất bởi Nga/Xô hoặc được chế tạo với các quy chuẩn hệ vũ khí Nga/Xô. Ảnh: Một cuộc diễn tập chung của quân đội NATO.Có thể nói rằng, những nước còn vận hành nhiều vũ khí Nga/Xô trong NATO hiện nay phần lớn là các nước Đông Âu hay chính xác hơn là các nước thuộc khối Warszawa cũ. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã cung cấp cho đồng minh trên khắp thế giới rất nhiều vũ khí, đặc biệt, một trong những nước được viện trợ nhiều nhất chính là các nước Đông Âu. Đây chính là vùng đệm ngăn cách giữa Liên Xô và khối Tây Âu, do đó họ nhận thức được sự quan trọng của khu vực này và không ngần ngại chi mạnh tay. Thời thế thay đổi, đến nay, hầu hết các nước Đông Âu cũ lại gia nhập chính vào NATO, tổ chức mà họ từng chống lại. Tuy vậy, với tiềm lực kinh tế còn nhiều hạn chế, rất nhiều nước này không đủ khả năng để loại biên hết vũ khí cũ và chuyển giao sang hệ vũ khí chuẩn NATO mới trong một thời gian ngắn. Ảnh: Binh sĩ Ba Lan với súng trường AKMS do Liên Xô sản xuất.Một trong số những quốc gia NATO còn vận hành vũ khí hệ Nga/Xô nhiều nhất hiện nay là Bulgaria. Quân đội Bulgaria còn mang trên mình nhiều nét giống với một quốc gia thuộc khối Warszawa cũ thời Chiến tranh Lạnh, khi mà trang bị của binh lính nước này vẫn còn gắn liền với khẩu AK huyền thoại, súng chống tăng RPG-7, các loại súng máy hạng nhẹ tiêu chuẩn Liên Xô cùng việc đại trà cỡ đạn 7.62×39mm đặc trưng đậm chất Xô Viết. Ảnh: Binh sĩ Bulgaria với súng trường AK do nước này tự sản xuất, trích khí 90 độ và các chi tiết nhựa hiện đại hóa.Lực lượng Tăng - Thiết giáp Bulgaria hiện nay đang vận hành khoảng 521 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, 400 xe tăng T-54/55, khoảng 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1, 74 chiếc xe bọc thép trinh sát BRDM-2, khoảng 750 chiếc BTR-60PB, 192 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad và hơn 500 tổ hợp pháo tự hành bánh xích 2S1 Gvozdika đều do Liên Xô sản xuất. Ảnh: Xe tăng T-72 của quân đội Bulgaria. Không quân Bulgaria cũng đang sử dụng 12 tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ 2 động cơ Mig-29, số lượng lớn máy bay cường kích Su-25, trực thăng tấn công Mil Mi-24 và trực thăng Mi-14. Ngoài ra, lực lượng phòng không nước này còn có cả các tổ hợp tên lửa tầm ngắn 9K33 Osa và tổ hợp phòng không tầm xa S-300. Ảnh: Tiêm kích MiG-29 của Không quân Bulgaria.Ở các nước NATO khác như Czech, Slovakia và Romania, vũ khí Liên Xô ít hơn nhiều nhưng cũng chiếm đáng kể. Ví dụ như Romania có khoảng 250 xe tăng T 54/55, Không quân Czech vẫn còn sử dụng trực thăng tấn công Mi-24 của Liên Xô và mua mới Mi-171Sh của Nga, Không quân Slovakia cũng đang vận hành số lượng các tiêm kích hạng nhẹ Mig 29. Không quân Hungary không còn máy bay chiến đấu của Liên Xô, tuy nhiên nước này vẫn còn dùng các trực thăng Mi 8/17 và Mi-24, 44 chiếc T-72M1, khoảng 200 chiếc BTR 80 và 120 chiếc BTR 80A trong lực lượng mặt đất. Ảnh: Xe tăng T-72M4 do CH Czech nâng cấp từ xe tăng T-72 của Liên Xô.Bất chấp việc có quan hệ căng thẳng với Moscow, Ba Lan vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn vũ khí hệ Nga/Xô khỏi biên chế quân đội của mình. Người lính vẫn còn sử dụng rất nhiều súng trường Kalashnikov, súng chống tăng RPG, súng máy hạng nhẹ,… và thậm chí họ còn sản xuất cả bản súng AK sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO để tương thích với các đồng minh mà không làm mất đi truyền thống sử dụng vũ khí của mình. Ngoài ra, lực lượng mặt đất của nước này còn có các xe thiết giáp BMP-1 hay bản trinh sát của nó là BRM 1K, 75 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad và các hệ thống phòng không tầm gần Kub và Osa. Ảnh: Binh sĩ Ba Lan với súng trường AKMS.Không quân Ba Lan hiện nay cũng đang vận hành các tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ Mig 29, trực thăng Mi 17 hay quá khứ từng có cả các loại Mig 21, Su 22,… Dẫu vậy, sau này, họ đã bán số lượng lớn các loại vũ khí hệ Liên Xô/Nga cho các quốc gia ở Châu Á (trong đó có Việt Nam) hay Châu Phi. Ảnh: Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ba Lan.Cá biệt có trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ là một nước thuộc NATO mà không thuộc Đông Âu đã đặt mua hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga khi mà trước đó, Hy Lạp cũng đã mua các tổ hợp S-300. Đây là một trong những thương vụ nổi tiếng bậc nhát và cho thấy rằng hiện nay Âu Mỹ đang không hề có các hệ thống có sức mạnh tương tự. Ảnh: Máy bay vận tải tổ hợp S-400 trên đường tới Thổ Nhĩ Kỳ.Dẫu vậy, trong tương lai, các thành viên thuộc khối Warszawa cũ cũng sẽ loại biên các vũ khí Liên Xô do đã có thời gian sử dụng lâu dài, chuyển sang mua mới các vũ khí mới tương thích với khối NATO cũng là điều dễ hiểu, tuy nhiên, để có thể mua mới vũ khí hệ NATO đòi hỏi chi phí không hề nhỏ, đây là một thách thức rất lớn đối với các nước Đông Âu vốn có nền kinh tế khá hạn chế. Video Mỹ bán vũ khí chính xác cho NATO - Nguồn: QPVN
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hay còn gọi là NATO là tổ chức được thành lập nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên Xô và khối Warszawa từ thời chiến tranh Lạnh tại Châu Âu và sau này là Nga. Cho đến nay, đã có 30 quốc gia chính thức gia nhập hiệp ước và đã mở rộng địa bàn tác chiến ra những vùng xa xôi hơn, bên ngoài Châu Âu như Iraq, Lybia hay Afghanistan. Dẫu vậy, có một điều vô cùng thú vị là mục đích của NATO là chống lại Nga/Xô tuy nhiên hiện nay đang có nhiều nước thuộc NATO đang có trong biên chế một số lượng lớn vũ khí được sản xuất bởi Nga/Xô hoặc được chế tạo với các quy chuẩn hệ vũ khí Nga/Xô. Ảnh: Một cuộc diễn tập chung của quân đội NATO.
Có thể nói rằng, những nước còn vận hành nhiều vũ khí Nga/Xô trong NATO hiện nay phần lớn là các nước Đông Âu hay chính xác hơn là các nước thuộc khối Warszawa cũ. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã cung cấp cho đồng minh trên khắp thế giới rất nhiều vũ khí, đặc biệt, một trong những nước được viện trợ nhiều nhất chính là các nước Đông Âu. Đây chính là vùng đệm ngăn cách giữa Liên Xô và khối Tây Âu, do đó họ nhận thức được sự quan trọng của khu vực này và không ngần ngại chi mạnh tay. Thời thế thay đổi, đến nay, hầu hết các nước Đông Âu cũ lại gia nhập chính vào NATO, tổ chức mà họ từng chống lại. Tuy vậy, với tiềm lực kinh tế còn nhiều hạn chế, rất nhiều nước này không đủ khả năng để loại biên hết vũ khí cũ và chuyển giao sang hệ vũ khí chuẩn NATO mới trong một thời gian ngắn. Ảnh: Binh sĩ Ba Lan với súng trường AKMS do Liên Xô sản xuất.
Một trong số những quốc gia NATO còn vận hành vũ khí hệ Nga/Xô nhiều nhất hiện nay là Bulgaria. Quân đội Bulgaria còn mang trên mình nhiều nét giống với một quốc gia thuộc khối Warszawa cũ thời Chiến tranh Lạnh, khi mà trang bị của binh lính nước này vẫn còn gắn liền với khẩu AK huyền thoại, súng chống tăng RPG-7, các loại súng máy hạng nhẹ tiêu chuẩn Liên Xô cùng việc đại trà cỡ đạn 7.62×39mm đặc trưng đậm chất Xô Viết. Ảnh: Binh sĩ Bulgaria với súng trường AK do nước này tự sản xuất, trích khí 90 độ và các chi tiết nhựa hiện đại hóa.
Lực lượng Tăng - Thiết giáp Bulgaria hiện nay đang vận hành khoảng 521 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, 400 xe tăng T-54/55, khoảng 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1, 74 chiếc xe bọc thép trinh sát BRDM-2, khoảng 750 chiếc BTR-60PB, 192 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad và hơn 500 tổ hợp pháo tự hành bánh xích 2S1 Gvozdika đều do Liên Xô sản xuất. Ảnh: Xe tăng T-72 của quân đội Bulgaria.
Không quân Bulgaria cũng đang sử dụng 12 tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ 2 động cơ Mig-29, số lượng lớn máy bay cường kích Su-25, trực thăng tấn công Mil Mi-24 và trực thăng Mi-14. Ngoài ra, lực lượng phòng không nước này còn có cả các tổ hợp tên lửa tầm ngắn 9K33 Osa và tổ hợp phòng không tầm xa S-300. Ảnh: Tiêm kích MiG-29 của Không quân Bulgaria.
Ở các nước NATO khác như Czech, Slovakia và Romania, vũ khí Liên Xô ít hơn nhiều nhưng cũng chiếm đáng kể. Ví dụ như Romania có khoảng 250 xe tăng T 54/55, Không quân Czech vẫn còn sử dụng trực thăng tấn công Mi-24 của Liên Xô và mua mới Mi-171Sh của Nga, Không quân Slovakia cũng đang vận hành số lượng các tiêm kích hạng nhẹ Mig 29. Không quân Hungary không còn máy bay chiến đấu của Liên Xô, tuy nhiên nước này vẫn còn dùng các trực thăng Mi 8/17 và Mi-24, 44 chiếc T-72M1, khoảng 200 chiếc BTR 80 và 120 chiếc BTR 80A trong lực lượng mặt đất. Ảnh: Xe tăng T-72M4 do CH Czech nâng cấp từ xe tăng T-72 của Liên Xô.
Bất chấp việc có quan hệ căng thẳng với Moscow, Ba Lan vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn vũ khí hệ Nga/Xô khỏi biên chế quân đội của mình. Người lính vẫn còn sử dụng rất nhiều súng trường Kalashnikov, súng chống tăng RPG, súng máy hạng nhẹ,… và thậm chí họ còn sản xuất cả bản súng AK sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO để tương thích với các đồng minh mà không làm mất đi truyền thống sử dụng vũ khí của mình. Ngoài ra, lực lượng mặt đất của nước này còn có các xe thiết giáp BMP-1 hay bản trinh sát của nó là BRM 1K, 75 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad và các hệ thống phòng không tầm gần Kub và Osa. Ảnh: Binh sĩ Ba Lan với súng trường AKMS.
Không quân Ba Lan hiện nay cũng đang vận hành các tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ Mig 29, trực thăng Mi 17 hay quá khứ từng có cả các loại Mig 21, Su 22,… Dẫu vậy, sau này, họ đã bán số lượng lớn các loại vũ khí hệ Liên Xô/Nga cho các quốc gia ở Châu Á (trong đó có Việt Nam) hay Châu Phi. Ảnh: Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ba Lan.
Cá biệt có trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ là một nước thuộc NATO mà không thuộc Đông Âu đã đặt mua hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga khi mà trước đó, Hy Lạp cũng đã mua các tổ hợp S-300. Đây là một trong những thương vụ nổi tiếng bậc nhát và cho thấy rằng hiện nay Âu Mỹ đang không hề có các hệ thống có sức mạnh tương tự. Ảnh: Máy bay vận tải tổ hợp S-400 trên đường tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Dẫu vậy, trong tương lai, các thành viên thuộc khối Warszawa cũ cũng sẽ loại biên các vũ khí Liên Xô do đã có thời gian sử dụng lâu dài, chuyển sang mua mới các vũ khí mới tương thích với khối NATO cũng là điều dễ hiểu, tuy nhiên, để có thể mua mới vũ khí hệ NATO đòi hỏi chi phí không hề nhỏ, đây là một thách thức rất lớn đối với các nước Đông Âu vốn có nền kinh tế khá hạn chế.
Video Mỹ bán vũ khí chính xác cho NATO - Nguồn: QPVN