Ngày 14/6/2006, Venezuela đã ký hợp đồng mua 24 tiêm kích Su-30MK2 từ Nga, đây chính là những chiến đấu cơ tốt nhất của quốc gia Nam Mỹ này, giữ vai trò chủ lực, do những chiếc F-16 của họ thiếu phụ tùng vì bị Mỹ cấm vận.Hai chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 đầu tiên được Nga bàn giao cho Venezuela vào đầu tháng 12/2006, trong khi 8 chiếc tiếp theo tới vào năm 2004, 14 chiếc còn lại đến quốc gia Nam Mỹ này trong giai đoạn 2008 - 2009.Tuy nhiên vào năm 2013, trong quá trình hoạt động tác chiến, một chiếc Su-30MK2 của Venezuela đã gặp nạn trong chiến dịch truy quét buôn lậu ma túy. Sự việc này khiến số lượng Su-30MK2 của Caracas chỉ còn 23 chiếc.Tiếp đó đến ngày 16/10/2019, một sự cố cực kỳ nghiêm trọng nữa đã xảy ra với chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 khi nó bị rơi trong lúc thực hiện chuyến bay huấn luyện định kỳ tại bang Guarico, nằm cách thủ đô Caracas khoảng 120 km.Vụ việc trên khiến hai phi công điều khiển là Chuẩn tướng Virgilio Marquez Morillo - chỉ huy căn cứ không quân ở thành phố El Sombrero và Đại úy Nesmar Salazar Nunez - thành viên phi đội số 11 thiệt mạng, sau sự kiện này thì phi đội Su-30MK2 của Venezuela còn 22 chiếc.Thậm chí mới đây một số trang tin quân sự nổi tiếng của Nga trong đó có cả "Bình luận quân sự" và Reporter còn cho biết, hiện 65% số máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 trong biên chế Không quân Venezuela bị mất khả năng hoạt động.Cụ thể, chỉ có vỏn vẹn 8 tiêm kích hạng nặng Su-30MK2 trong số 24 chiếc được mua trước đó từ Nga hiện vẫn còn phục vụ trong biên chế Không quân Venezuela, số còn lại đã "nằm đất".Lý do khiến các tiêm kích nói trên không thể vận hành nằm ở những trục trặc kỹ thuật khác nhau.Hiện tại do tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến các chuyên gia quân sự Nga không có cơ hội trực tiếp sửa chữa đối với những tiêm kích Su-30MK2 nói trên. Ngoài ra Quân đội Venezuela cũng không có khả năng đại tu hoặc mua mới phương tiện chiến đấu do Nga sản xuất.Không quân Venezuela dự định chỉ duy trì một phần phi đội tiêm kích Su-30MK2 trong tình trạng kỹ thuật tốt, trong khi các máy bay chiến đấu còn lại nhiều khả năng bị sử dụng như nguồn cung cấp phụ tùng.Đầu năm 2020, lại có thông tin Không quân Venezuela vẫn còn khoảng 11 chiếc Su-30MK2 trong thành phần tác chiến.Cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng được cho là đã gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế, cộng thêm tác động của đại dịch Covid-19 cũng như giá dầu giảm sâu khiến Bộ Quốc phòng Venezuela còn rất ít kinh phí để duy trì hoạt động cho phi đội Su-30MK2 của mình.Tuy nhiên trong lúc này cũng xuất hiện nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về chất lượng tiêm kích Su-30MK2 do Nga sản xuất, khi đã ghi nhận khá nhiều lời phàn nàn từ các đối tác đã mua dòng chiến đấu cơ đa năng này.Sự kiện gây ra nhiều tai tiếng nhất đối với Su-30MK2 chính là việc Không quân Indonesia phát hiện ra lỗi kỹ thuật nứt khung thân trên hai máy bay mới chỉ trải qua vài chục giờ hoạt động.Ngoài ra cũng phải nhắc đến việc trong khi phi đội Su-30MK2 sụt giảm mạnh thì Không quân Venezulea vẫn còn sự phục vụ của nhiều tiêm kích hạng nhẹ F-16 do Mỹ sản xuất, bất chấp tuổi đời của chúng cũ hơn nhiều và nguồn phụ tùng thay thế bị Washington cắt đứt từ lâu.
Ngày 14/6/2006, Venezuela đã ký hợp đồng mua 24 tiêm kích Su-30MK2 từ Nga, đây chính là những chiến đấu cơ tốt nhất của quốc gia Nam Mỹ này, giữ vai trò chủ lực, do những chiếc F-16 của họ thiếu phụ tùng vì bị Mỹ cấm vận.
Hai chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 đầu tiên được Nga bàn giao cho Venezuela vào đầu tháng 12/2006, trong khi 8 chiếc tiếp theo tới vào năm 2004, 14 chiếc còn lại đến quốc gia Nam Mỹ này trong giai đoạn 2008 - 2009.
Tuy nhiên vào năm 2013, trong quá trình hoạt động tác chiến, một chiếc Su-30MK2 của Venezuela đã gặp nạn trong chiến dịch truy quét buôn lậu ma túy. Sự việc này khiến số lượng Su-30MK2 của Caracas chỉ còn 23 chiếc.
Tiếp đó đến ngày 16/10/2019, một sự cố cực kỳ nghiêm trọng nữa đã xảy ra với chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 khi nó bị rơi trong lúc thực hiện chuyến bay huấn luyện định kỳ tại bang Guarico, nằm cách thủ đô Caracas khoảng 120 km.
Vụ việc trên khiến hai phi công điều khiển là Chuẩn tướng Virgilio Marquez Morillo - chỉ huy căn cứ không quân ở thành phố El Sombrero và Đại úy Nesmar Salazar Nunez - thành viên phi đội số 11 thiệt mạng, sau sự kiện này thì phi đội Su-30MK2 của Venezuela còn 22 chiếc.
Thậm chí mới đây một số trang tin quân sự nổi tiếng của Nga trong đó có cả "Bình luận quân sự" và Reporter còn cho biết, hiện 65% số máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 trong biên chế Không quân Venezuela bị mất khả năng hoạt động.
Cụ thể, chỉ có vỏn vẹn 8 tiêm kích hạng nặng Su-30MK2 trong số 24 chiếc được mua trước đó từ Nga hiện vẫn còn phục vụ trong biên chế Không quân Venezuela, số còn lại đã "nằm đất".
Lý do khiến các tiêm kích nói trên không thể vận hành nằm ở những trục trặc kỹ thuật khác nhau.
Hiện tại do tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến các chuyên gia quân sự Nga không có cơ hội trực tiếp sửa chữa đối với những tiêm kích Su-30MK2 nói trên. Ngoài ra Quân đội Venezuela cũng không có khả năng đại tu hoặc mua mới phương tiện chiến đấu do Nga sản xuất.
Không quân Venezuela dự định chỉ duy trì một phần phi đội tiêm kích Su-30MK2 trong tình trạng kỹ thuật tốt, trong khi các máy bay chiến đấu còn lại nhiều khả năng bị sử dụng như nguồn cung cấp phụ tùng.
Đầu năm 2020, lại có thông tin Không quân Venezuela vẫn còn khoảng 11 chiếc Su-30MK2 trong thành phần tác chiến.
Cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng được cho là đã gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế, cộng thêm tác động của đại dịch Covid-19 cũng như giá dầu giảm sâu khiến Bộ Quốc phòng Venezuela còn rất ít kinh phí để duy trì hoạt động cho phi đội Su-30MK2 của mình.
Tuy nhiên trong lúc này cũng xuất hiện nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về chất lượng tiêm kích Su-30MK2 do Nga sản xuất, khi đã ghi nhận khá nhiều lời phàn nàn từ các đối tác đã mua dòng chiến đấu cơ đa năng này.
Sự kiện gây ra nhiều tai tiếng nhất đối với Su-30MK2 chính là việc Không quân Indonesia phát hiện ra lỗi kỹ thuật nứt khung thân trên hai máy bay mới chỉ trải qua vài chục giờ hoạt động.
Ngoài ra cũng phải nhắc đến việc trong khi phi đội Su-30MK2 sụt giảm mạnh thì Không quân Venezulea vẫn còn sự phục vụ của nhiều tiêm kích hạng nhẹ F-16 do Mỹ sản xuất, bất chấp tuổi đời của chúng cũ hơn nhiều và nguồn phụ tùng thay thế bị Washington cắt đứt từ lâu.