Trang Avia-pro của Nga cho biết, cuối ngày 9/4, một phi công lái chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 của không quân Venezuela đã nhận được lệnh báo động chiến đấu khẩn cấp.Lý do là bởi radar cảnh giới đã phát hiện ra sự tiếp cận của hai máy bay quân sự Mỹ sát biên giới Venezuela, hành động trên bị đánh giá là nguy hiểm khi Washington và Caracas đang trong tình trạng đối địch.Nguồn tin giấu tên cho biết, hai máy bay Mỹ không có tín hiệu nhận dạng cất cánh từ một căn cứ quân sự ở Puerto Rico và tiếp cận biên giới Venezuela, khiến không quân nước này phải có hành động phản ứng.Sau khi chiếc tiêm kích Su-30MK2 được đưa lên bầu trời, nó không chỉ chặn được những kẻ vi phạm tiềm năng mà còn trấn áp thành công hai máy bay đối phương cùng một lúc, buộc chúng phải cấp tốc rút lui.Được biết vào năm 2006, Venezuela đã ký hợp đồng mua 24 tiêm kích Su-30MK2 từ Nga, đây chính là những chiến đấu cơ tốt nhất của quốc gia Nam Mỹ này khi số F-16 đang xuống cấp do thiếu phụ tùng cần thiết.Hai chiếc Su-30MK2 đầu tiên được chuyển giao cho Venezuela vào đầu tháng 12/2006, trong khi 8 chiếc tiếp theo tới vào năm 2004, 14 chiếc còn lại đến trong năm 2008 - 2009.Tuy nhiên trong quá trình hoạt động tác chiến, một chiếc Su-30MK2 của Venezuela đã gặp nạn trong chiến dịch truy quét buôn lậu ma túy. Sự việc này khiến số lượng máy bay Su-30MK2 của Venezuela chỉ còn 23 chiếc.Tiêm kích Su-30MK2 do tổ hợp Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO) sản xuất là phiên bản hiện đại hóa từ Su-30MKK với khả năng cường kích đánh biển được nâng cao đáng kChiến đấu cơ Su-30MK2 được trang bị tổ hợp ngắm bắn đa nhiệm SUV-VEP bao gồm radar mảng pha quét thụ động N001 VEP và hệ thống định vị quang điện tử OLS-30Phạm vi theo dõi mục tiêu trên không của radar trang bị cho Su-30MK2 vào khoảng 150 km, phát hiện tàu sân bay và xuồng cao tốc từ cự ly tương ứng 250 km và 70 km.Ở chế độ tác chiến đối không, radar của Su-30MK2 có thể theo dõi 10 mục tiêu và điều khiển tên lửa tiêu diệt 2 mục tiêu (1 xa và 1 gần) cùng lúc.Động cơ của Su-30MK2 là AL-31F không có kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều nhưng tuổi thọ cao hơn đáng kể so với AL-31FP, tỏ ra thích hợp với một chiếc máy bay chiến đấu đa năng thiên về cường kích đánh biển hơn.Có thể thấy Su-30MK2 là một tiêm kích đa năng đúng nghĩa, tuy nhiên năng lực không chiến của nó chỉ ở mức khá chứ chưa phải xuất sắc như Su-30SM hay Su-35S.Do vậy, khả năng cao 2 máy bay quân sự Mỹ vừa bị đánh chặn chỉ bởi một chiếc Su-30MK2 duy nhất là loại trinh sát chứ không phải chiến đấu cơ F-16 Block 50/52 hay F-15E Strike Eagle rất lợi hại.
Trang Avia-pro của Nga cho biết, cuối ngày 9/4, một phi công lái chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 của không quân Venezuela đã nhận được lệnh báo động chiến đấu khẩn cấp.
Lý do là bởi radar cảnh giới đã phát hiện ra sự tiếp cận của hai máy bay quân sự Mỹ sát biên giới Venezuela, hành động trên bị đánh giá là nguy hiểm khi Washington và Caracas đang trong tình trạng đối địch.
Nguồn tin giấu tên cho biết, hai máy bay Mỹ không có tín hiệu nhận dạng cất cánh từ một căn cứ quân sự ở Puerto Rico và tiếp cận biên giới Venezuela, khiến không quân nước này phải có hành động phản ứng.
Sau khi chiếc tiêm kích Su-30MK2 được đưa lên bầu trời, nó không chỉ chặn được những kẻ vi phạm tiềm năng mà còn trấn áp thành công hai máy bay đối phương cùng một lúc, buộc chúng phải cấp tốc rút lui.
Được biết vào năm 2006, Venezuela đã ký hợp đồng mua 24 tiêm kích Su-30MK2 từ Nga, đây chính là những chiến đấu cơ tốt nhất của quốc gia Nam Mỹ này khi số F-16 đang xuống cấp do thiếu phụ tùng cần thiết.
Hai chiếc Su-30MK2 đầu tiên được chuyển giao cho Venezuela vào đầu tháng 12/2006, trong khi 8 chiếc tiếp theo tới vào năm 2004, 14 chiếc còn lại đến trong năm 2008 - 2009.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động tác chiến, một chiếc Su-30MK2 của Venezuela đã gặp nạn trong chiến dịch truy quét buôn lậu ma túy. Sự việc này khiến số lượng máy bay Su-30MK2 của Venezuela chỉ còn 23 chiếc.
Tiêm kích Su-30MK2 do tổ hợp Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO) sản xuất là phiên bản hiện đại hóa từ Su-30MKK với khả năng cường kích đánh biển được nâng cao đáng k
Chiến đấu cơ Su-30MK2 được trang bị tổ hợp ngắm bắn đa nhiệm SUV-VEP bao gồm radar mảng pha quét thụ động N001 VEP và hệ thống định vị quang điện tử OLS-30
Phạm vi theo dõi mục tiêu trên không của radar trang bị cho Su-30MK2 vào khoảng 150 km, phát hiện tàu sân bay và xuồng cao tốc từ cự ly tương ứng 250 km và 70 km.
Ở chế độ tác chiến đối không, radar của Su-30MK2 có thể theo dõi 10 mục tiêu và điều khiển tên lửa tiêu diệt 2 mục tiêu (1 xa và 1 gần) cùng lúc.
Động cơ của Su-30MK2 là AL-31F không có kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều nhưng tuổi thọ cao hơn đáng kể so với AL-31FP, tỏ ra thích hợp với một chiếc máy bay chiến đấu đa năng thiên về cường kích đánh biển hơn.
Có thể thấy Su-30MK2 là một tiêm kích đa năng đúng nghĩa, tuy nhiên năng lực không chiến của nó chỉ ở mức khá chứ chưa phải xuất sắc như Su-30SM hay Su-35S.
Do vậy, khả năng cao 2 máy bay quân sự Mỹ vừa bị đánh chặn chỉ bởi một chiếc Su-30MK2 duy nhất là loại trinh sát chứ không phải chiến đấu cơ F-16 Block 50/52 hay F-15E Strike Eagle rất lợi hại.