Moskva đã quen với việc chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp máy bay quân sự. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, Washington đã đi trước trong việc phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II và F-22 Raptor.Giờ đây nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã quyết định phải nhanh chóng phá vỡ thế độc tôn của người Mỹ, tờ EurAsian Times cho biết sau khi trích dẫn nghiên cứu của Tập đoàn RAND có trụ sở tại Mỹ.Theo giải thích, Nga tụt hậu do không có khả năng chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hoàn chỉnh. Phản ứng của Moskva là sự phát triển của Su-57 Felon mà nhiều chuyên gia Nga nhanh chóng gọi là một cỗ máy đột phá vượt trội.Tuy nhiên sự phấn khích trước việc Su-57 được lực lượng hàng không - vũ trụ Nga chuẩn bị đưa vào thành phần tác chiến đã nhanh chóng qua đi khi nó bị phát hiện ra còn quá nhiều thiếu sót.Các chuyên gia quân sự nhận thấy động cơ giai đoạn đầu AL-41F1 không giúp Su-57 trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Lý do là bởi "trái tim" này dựa trên mẫu động cơ AL-31F thời Liên Xô, được phát triển cho Su-27.Trong một nghiên cứu của Tập đoàn RAND, tất cả 76 chiếc Su-57 dự kiến chuyển giao cho lực lượng hàng không - vũ trụ Nga vào năm 2028, sẽ không có động cơ giai đoạn hai (Izdeliye 30 - Sản phẩm 30).Động cơ AL-41F1 thế hệ cũ chỉ tạo ra lực đẩy 15000 kgf khi bật chế độ đốt sau trong khi "Sản phẩm 30" sẽ cho phép con số này đạt tới 18000 kgf, giúp chiếc tiêm kích bay với tốc độ siêu thanh ngay cả khi chưa bật tăng lực.Ngoài ra một số đặc điểm thiết kế của Su-57 làm tăng khả năng nhận diện radar của nó. Chúng bao gồm lá của máy nén động cơ "nhìn" ra ngoài cửa hút gió, không có tấm che và các chi tiết khác. Do đó, Su-57 chưa thể so sánh với F-35 và F-22.Các chuyên gia cho rằng Su-57 một chỗ ngồi hai động cơ vẫn chưa được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, bất chấp việc nó sẽ trở thành một tiêm kích đa năng và có khả năng tấn công mọi mục tiêu (trên biển, trên không và trên mặt đất) thông qua tên lửa siêu thanh.Người Nga cho rằng tiêm kích tàng hình Su-57 của mình đã được thử nghiệm thành công trong điều kiện chiến đấu ở Syria. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục về điều này.Trong khi đó tiêm kích thế hệ năm F-35 của Mỹ đã đạt tới độ hoàn thiện rất cao, thể hiện qua thực tế hơn 500 chiếc đã xuất xưởng để bàn giao cho khách hàng, ngoài ra các đơn đặt hàng dự kiến sẽ chạm mốc 2.000 trong tương lai gần.F-35 còn thể hiện được khả năng trong tình huống tác chiến thực sự, đó có thể là nhiệm vụ đơn giản chống lại các nhóm phiến quân Afghanistan của F-35B Mỹ, hay vượt qua hệ thống phòng không dày đặc của Syria như F-35I Israel đã từng làm.Không chỉ có vậy, F-35 chẳng đứng yên mà ngày càng hoàn thiện hơn nhờ tích hợp công nghệ mới nhất trên những lô sản xuất sau, trong đó đặc biệt chú trọng vào các cảm biến cũng như tổ hợp thiết bị điện tử hàng không.Giới phân tích cho rằng nếu không có những thay đổi mang tính đột phá, thậm chí đối thủ của F-35 trong tương lai sẽ là J-20 do Trung Quốc chế tạo chứ không phải Su-57 của Nga.
Moskva đã quen với việc chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp máy bay quân sự. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, Washington đã đi trước trong việc phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II và F-22 Raptor.
Giờ đây nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã quyết định phải nhanh chóng phá vỡ thế độc tôn của người Mỹ, tờ EurAsian Times cho biết sau khi trích dẫn nghiên cứu của Tập đoàn RAND có trụ sở tại Mỹ.
Theo giải thích, Nga tụt hậu do không có khả năng chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hoàn chỉnh. Phản ứng của Moskva là sự phát triển của Su-57 Felon mà nhiều chuyên gia Nga nhanh chóng gọi là một cỗ máy đột phá vượt trội.
Tuy nhiên sự phấn khích trước việc Su-57 được lực lượng hàng không - vũ trụ Nga chuẩn bị đưa vào thành phần tác chiến đã nhanh chóng qua đi khi nó bị phát hiện ra còn quá nhiều thiếu sót.
Các chuyên gia quân sự nhận thấy động cơ giai đoạn đầu AL-41F1 không giúp Su-57 trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Lý do là bởi "trái tim" này dựa trên mẫu động cơ AL-31F thời Liên Xô, được phát triển cho Su-27.
Trong một nghiên cứu của Tập đoàn RAND, tất cả 76 chiếc Su-57 dự kiến chuyển giao cho lực lượng hàng không - vũ trụ Nga vào năm 2028, sẽ không có động cơ giai đoạn hai (Izdeliye 30 - Sản phẩm 30).
Động cơ AL-41F1 thế hệ cũ chỉ tạo ra lực đẩy 15000 kgf khi bật chế độ đốt sau trong khi "Sản phẩm 30" sẽ cho phép con số này đạt tới 18000 kgf, giúp chiếc tiêm kích bay với tốc độ siêu thanh ngay cả khi chưa bật tăng lực.
Ngoài ra một số đặc điểm thiết kế của Su-57 làm tăng khả năng nhận diện radar của nó. Chúng bao gồm lá của máy nén động cơ "nhìn" ra ngoài cửa hút gió, không có tấm che và các chi tiết khác. Do đó, Su-57 chưa thể so sánh với F-35 và F-22.
Các chuyên gia cho rằng Su-57 một chỗ ngồi hai động cơ vẫn chưa được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, bất chấp việc nó sẽ trở thành một tiêm kích đa năng và có khả năng tấn công mọi mục tiêu (trên biển, trên không và trên mặt đất) thông qua tên lửa siêu thanh.
Người Nga cho rằng tiêm kích tàng hình Su-57 của mình đã được thử nghiệm thành công trong điều kiện chiến đấu ở Syria. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục về điều này.
Trong khi đó tiêm kích thế hệ năm F-35 của Mỹ đã đạt tới độ hoàn thiện rất cao, thể hiện qua thực tế hơn 500 chiếc đã xuất xưởng để bàn giao cho khách hàng, ngoài ra các đơn đặt hàng dự kiến sẽ chạm mốc 2.000 trong tương lai gần.
F-35 còn thể hiện được khả năng trong tình huống tác chiến thực sự, đó có thể là nhiệm vụ đơn giản chống lại các nhóm phiến quân Afghanistan của F-35B Mỹ, hay vượt qua hệ thống phòng không dày đặc của Syria như F-35I Israel đã từng làm.
Không chỉ có vậy, F-35 chẳng đứng yên mà ngày càng hoàn thiện hơn nhờ tích hợp công nghệ mới nhất trên những lô sản xuất sau, trong đó đặc biệt chú trọng vào các cảm biến cũng như tổ hợp thiết bị điện tử hàng không.
Giới phân tích cho rằng nếu không có những thay đổi mang tính đột phá, thậm chí đối thủ của F-35 trong tương lai sẽ là J-20 do Trung Quốc chế tạo chứ không phải Su-57 của Nga.