Nguyên mẫu thử nghiệm PAK FA của tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 Felon do Nga chế tạo đã thực hiện chuyến bay lần đầu vào tháng 1/2010, tức là đã hơn một thập niên trôi qua.Kể từ đó, các chuyên gia quân sự quốc tế vẫn luôn tự hỏi thiết kế của nó hoàn thiện đến mức nào, đặc biệt là khu vực khoang chứa vũ khí vẫn được xem là “kỳ quan công nghệ”.Như để giải đáp thắc mắc, vào tháng 3/2020, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã phát hành một đoạn video cho thấy cách một chiếc Su-57 phóng tên lửa không đối không R-73 từ một khoang ẩn dưới cánh trong khi đang bay lên ở tư thế thẳng đứng.Hình ảnh nói trên đã thu hút sự quan tâm lớn từ giới phân tích trên khắp thế giới và họ đã tích cực tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra với chiếc chiến đấu cơ đặc biệt tiên tiến này.Theo thông tin công khai, Su-57 có 4 khoang chứa vũ khí. Hai khoang nhỏ nằm ở gốc cánh và thêm hai khoang lớn hơn nằm ở dưới cùng của thân máy bay, lượng vũ khí mà nó mang theo được cho là khá lớn.Tờ Aviationist thậm chí còn tự tin cho rằng Nga đang phát triển các tên lửa mới với kích thước thu nhỏ để có thể lắp vừa trong các khoang dưới cánh của tiêm kích tàng hình Su-57.Họ lưu ý rằng việc đảm bảo tên lửa nhanh chóng thoát ra khỏi khoang có tầm quan trọng cơ bản đối với một máy bay chiến đấu hiện đại. Nhưng điều này đòi hỏi một cơ chế khá phức tạp.Trong khi đó tạp chí National Interest của Mỹ nhắc lại rằng tiêm kích F-22 Raptor của họ có một cơ chế đặc biệt giúp đẩy tên lửa AIM-9 ra khỏi khoang dưới cánh.Theo đánh giá từ các phương tiện truyền thông, người Nga đã sao chép chính chi tiết này để ứng dụng cho chiếc Su-57, đây cũng là điều hợp lý bởi vì Raptor đã hoạt động trước Felon được tới hơn 20 năm.Các chuyên gia còn lưu ý rằng vẫn chưa có ai nhìn thấy việc mở khoang chứa tên lửa bí mật của Su-57. Trong khi người Mỹ đã nhiều lần chứng minh điều này và thực hiện một cách hết sức nhuần nhuyễn.Ngoài ra trong vụ phóng thử mới nhất, Su-57 đã “quay lưng” về phía camera, không cho thấy khoảnh khắc mở cửa khoang vũ khí, dẫn tới nhận định thực chất quả tên lửa vẫn được treo phía ngoài mà thôi.Bên cạnh đó theo các chuyên gia quân sự, đáng ngạc nhiên là thiết kế khoang vũ khí dành cho tiêm kích tàng hình tiên tiến nhất hiện ngay không phải sản phẩm của Nga hay Mỹ mà lại thuộc về Trung Quốc.Cụ thể đó là chiếc Chengdu J-20, trong các bài trình diễn tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018, sau khi đưa tên lửa ra ngoài, cửa khoang vũ khí đã ngay lập tức đóng lại chứ không phải duy trì trạng thái mở, điều này mang lại khả năng tàng hình tốt hơn.Có thể trong tương lai Nga sẽ học hỏi cả thiết kế này từ Cheng du J-20 để ứng dụng cho Su-57, bởi dù sao trong danh sách tiêm kích tàng hình đã trực chiến thì chiếc Felon của Nga vẫn đang chậm chân nhất.
Nguyên mẫu thử nghiệm PAK FA của tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 Felon do Nga chế tạo đã thực hiện chuyến bay lần đầu vào tháng 1/2010, tức là đã hơn một thập niên trôi qua.
Kể từ đó, các chuyên gia quân sự quốc tế vẫn luôn tự hỏi thiết kế của nó hoàn thiện đến mức nào, đặc biệt là khu vực khoang chứa vũ khí vẫn được xem là “kỳ quan công nghệ”.
Như để giải đáp thắc mắc, vào tháng 3/2020, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã phát hành một đoạn video cho thấy cách một chiếc Su-57 phóng tên lửa không đối không R-73 từ một khoang ẩn dưới cánh trong khi đang bay lên ở tư thế thẳng đứng.
Hình ảnh nói trên đã thu hút sự quan tâm lớn từ giới phân tích trên khắp thế giới và họ đã tích cực tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra với chiếc chiến đấu cơ đặc biệt tiên tiến này.
Theo thông tin công khai, Su-57 có 4 khoang chứa vũ khí. Hai khoang nhỏ nằm ở gốc cánh và thêm hai khoang lớn hơn nằm ở dưới cùng của thân máy bay, lượng vũ khí mà nó mang theo được cho là khá lớn.
Tờ Aviationist thậm chí còn tự tin cho rằng Nga đang phát triển các tên lửa mới với kích thước thu nhỏ để có thể lắp vừa trong các khoang dưới cánh của tiêm kích tàng hình Su-57.
Họ lưu ý rằng việc đảm bảo tên lửa nhanh chóng thoát ra khỏi khoang có tầm quan trọng cơ bản đối với một máy bay chiến đấu hiện đại. Nhưng điều này đòi hỏi một cơ chế khá phức tạp.
Trong khi đó tạp chí National Interest của Mỹ nhắc lại rằng tiêm kích F-22 Raptor của họ có một cơ chế đặc biệt giúp đẩy tên lửa AIM-9 ra khỏi khoang dưới cánh.
Theo đánh giá từ các phương tiện truyền thông, người Nga đã sao chép chính chi tiết này để ứng dụng cho chiếc Su-57, đây cũng là điều hợp lý bởi vì Raptor đã hoạt động trước Felon được tới hơn 20 năm.
Các chuyên gia còn lưu ý rằng vẫn chưa có ai nhìn thấy việc mở khoang chứa tên lửa bí mật của Su-57. Trong khi người Mỹ đã nhiều lần chứng minh điều này và thực hiện một cách hết sức nhuần nhuyễn.
Ngoài ra trong vụ phóng thử mới nhất, Su-57 đã “quay lưng” về phía camera, không cho thấy khoảnh khắc mở cửa khoang vũ khí, dẫn tới nhận định thực chất quả tên lửa vẫn được treo phía ngoài mà thôi.
Bên cạnh đó theo các chuyên gia quân sự, đáng ngạc nhiên là thiết kế khoang vũ khí dành cho tiêm kích tàng hình tiên tiến nhất hiện ngay không phải sản phẩm của Nga hay Mỹ mà lại thuộc về Trung Quốc.
Cụ thể đó là chiếc Chengdu J-20, trong các bài trình diễn tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018, sau khi đưa tên lửa ra ngoài, cửa khoang vũ khí đã ngay lập tức đóng lại chứ không phải duy trì trạng thái mở, điều này mang lại khả năng tàng hình tốt hơn.
Có thể trong tương lai Nga sẽ học hỏi cả thiết kế này từ Cheng du J-20 để ứng dụng cho Su-57, bởi dù sao trong danh sách tiêm kích tàng hình đã trực chiến thì chiếc Felon của Nga vẫn đang chậm chân nhất.