Mười năm sau chuyến bay đầu tiên của Su-57, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình của Nga vẫn cho thấy một loạt vấn đề chưa được giải quyết.Cụ thể là diện tích phản xạ radar (RCS) của nó cao gấp 10 lần so với F-22 Raptor của Mỹ, hệ thống điện tử kém tin cậy và chưa rõ liệu Moskva có đủ khả năng mua toàn bộ 76 chiếc máy bay loại này như Tổng thống Nga Putin từng đề cập hay không.Những "kết luận nghiêm túc" trên được rút ra bởi Justin Bronk - một chuyên gia không quân tại Viện Nghiên cứu quốc phòng Hoàng gia (London, Anh) trong một bài đăng trên tạp chí Forbes của Mỹ."Có những nghi ngờ đáng kể về quy mô sản xuất Su-57 và kinh phí cần thiết để cải tiến các cảm biến trên máy bay, hệ thống điện tử hàng không cũng như các tổ hợp vũ khí chuyên dụng", ông Bronk bình luận.Theo ông Bronk, nhờ đặc tính tàng hình toàn diện, khó bị radar phát hiện và tích hợp khí tài tác chiến điện tử tinh vi, F-22 có khả năng "vượt mặt hoàn toàn mọi máy bay chiến đấu hiện có của Nga".Tuy vậy vị chuyên gia này cũng cho rằng "Nga đã nhận thức rõ về chương trình phát triển F-22 và Su-57 chính là kết quả của những nỗ lực từ Moskva nhằm tạo ra một loại máy bay chiến đấu có thể so sánh được".Chuyên gia người Anh tin rằng cuối cùng thì Su-57 nổi lên như là “một loại máy bay biến đổi mạnh mẽ từ thiết kế Su-27 Flanker, hình dạng của nó (khung máy bay) giảm thiểu chỉ số RCS ở bán cầu trước trong khi vẫn duy trì khả năng siêu cơ động".Nhưng chuyên gia cũng chỉ rõ điểm yếu của Su-57 đó là: "Các nguồn phản xạ radar quan sát được bao gồm gốc cánh di chuyển liên tục bất thường, thiết kế vòm buồng lái, cửa lấy không khí, cảm biến hồng ngoại phía trước và chỉ một phần động cơ phản lực được bao bọc".Việc các vòi phun thực tế không được che đậy là do hình dạng cụ thể của cánh: thân máy bay mượn từ Su-27 được làm phẳng, trong khi đặt hai khoang vũ khí trung tâm lớn giữa các ống hút khí. Kết quả là không có đủ không gian để che miệng vòi như F-22."Những tính năng này có thể là kết quả từ sự thiếu kinh nghiệm so sánh của Nga trong thiết kế và chế tạo máy bay tàng hình, cùng với những hạn chế về ngân sách", chuyên gia Bronk nhận định.Theo quan điểm của ông, giới hạn tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống cảm biến của Su-57. Chiếc Felon có cách bố trí radar độc đáo - với radar băng tần X quét điện tử trên mũi cộng với lưới băng tần X nhỏ hơn giúp mở rộng phạm vi hoạt động.Tuy nhiên cách bố trí radar băng tần X mới của Su-57, kết hợp với các mảng tần số thấp mà Sukhoi có kế hoạch bổ sung vào cánh máy bay tiềm ẩn nhiều nguy cơ do “ngành công nghiệp Nga bị thiếu hụt các thành phần vi điện tử chất lượng cao kể từ khi bị áp đặt các lệnh trừng phạt từ phương Tây"."Điều này sẽ làm gia tăng những khó khăn liên quan đến việc phát triển một tổ hợp cảm biến phức tạp với nhiều ma trận, đưa nó đến mức độ hoàn thiện có thể được coi là sẵn sàng cho trận chiến", ông Bronk cảnh báo.Những vấn đề với Su-57 có thể gây ra sự điều chỉnh đối với chương trình sản xuất mà Nga đang nỗ lực để hoàn thành: 76 máy bay được lên kế hoạch mua thêm ngoài 10 nguyên mẫu đã bay.Điện Kremlin được cho là đã dành 2,6 tỷ USD cho việc sản xuất ban đầu, nhưng chuyên gia Bronk nói rằng con số đó chỉ là 34 triệu USD cho một chiếc tiêm kích - hầu như không đủ để trang trải chi phí của thiết bị và động cơ."Ngay cả khi tất cả 76 chiếc Su-57 theo tuyên bố sẽ được bàn giao, lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ vận hành ít hơn đáng kể 100 máy bay vào cuối những năm 2020 và khả năng các cảm biến, điện tử hàng không và động cơ được hoàn thiện là điều đáng ngờ", ông Bronk kết luận.
Mười năm sau chuyến bay đầu tiên của Su-57, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình của Nga vẫn cho thấy một loạt vấn đề chưa được giải quyết.
Cụ thể là diện tích phản xạ radar (RCS) của nó cao gấp 10 lần so với F-22 Raptor của Mỹ, hệ thống điện tử kém tin cậy và chưa rõ liệu Moskva có đủ khả năng mua toàn bộ 76 chiếc máy bay loại này như Tổng thống Nga Putin từng đề cập hay không.
Những "kết luận nghiêm túc" trên được rút ra bởi Justin Bronk - một chuyên gia không quân tại Viện Nghiên cứu quốc phòng Hoàng gia (London, Anh) trong một bài đăng trên tạp chí Forbes của Mỹ.
"Có những nghi ngờ đáng kể về quy mô sản xuất Su-57 và kinh phí cần thiết để cải tiến các cảm biến trên máy bay, hệ thống điện tử hàng không cũng như các tổ hợp vũ khí chuyên dụng", ông Bronk bình luận.
Theo ông Bronk, nhờ đặc tính tàng hình toàn diện, khó bị radar phát hiện và tích hợp khí tài tác chiến điện tử tinh vi, F-22 có khả năng "vượt mặt hoàn toàn mọi máy bay chiến đấu hiện có của Nga".
Tuy vậy vị chuyên gia này cũng cho rằng "Nga đã nhận thức rõ về chương trình phát triển F-22 và Su-57 chính là kết quả của những nỗ lực từ Moskva nhằm tạo ra một loại máy bay chiến đấu có thể so sánh được".
Chuyên gia người Anh tin rằng cuối cùng thì Su-57 nổi lên như là “một loại máy bay biến đổi mạnh mẽ từ thiết kế Su-27 Flanker, hình dạng của nó (khung máy bay) giảm thiểu chỉ số RCS ở bán cầu trước trong khi vẫn duy trì khả năng siêu cơ động".
Nhưng chuyên gia cũng chỉ rõ điểm yếu của Su-57 đó là: "Các nguồn phản xạ radar quan sát được bao gồm gốc cánh di chuyển liên tục bất thường, thiết kế vòm buồng lái, cửa lấy không khí, cảm biến hồng ngoại phía trước và chỉ một phần động cơ phản lực được bao bọc".
Việc các vòi phun thực tế không được che đậy là do hình dạng cụ thể của cánh: thân máy bay mượn từ Su-27 được làm phẳng, trong khi đặt hai khoang vũ khí trung tâm lớn giữa các ống hút khí. Kết quả là không có đủ không gian để che miệng vòi như F-22.
"Những tính năng này có thể là kết quả từ sự thiếu kinh nghiệm so sánh của Nga trong thiết kế và chế tạo máy bay tàng hình, cùng với những hạn chế về ngân sách", chuyên gia Bronk nhận định.
Theo quan điểm của ông, giới hạn tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống cảm biến của Su-57. Chiếc Felon có cách bố trí radar độc đáo - với radar băng tần X quét điện tử trên mũi cộng với lưới băng tần X nhỏ hơn giúp mở rộng phạm vi hoạt động.
Tuy nhiên cách bố trí radar băng tần X mới của Su-57, kết hợp với các mảng tần số thấp mà Sukhoi có kế hoạch bổ sung vào cánh máy bay tiềm ẩn nhiều nguy cơ do “ngành công nghiệp Nga bị thiếu hụt các thành phần vi điện tử chất lượng cao kể từ khi bị áp đặt các lệnh trừng phạt từ phương Tây".
"Điều này sẽ làm gia tăng những khó khăn liên quan đến việc phát triển một tổ hợp cảm biến phức tạp với nhiều ma trận, đưa nó đến mức độ hoàn thiện có thể được coi là sẵn sàng cho trận chiến", ông Bronk cảnh báo.
Những vấn đề với Su-57 có thể gây ra sự điều chỉnh đối với chương trình sản xuất mà Nga đang nỗ lực để hoàn thành: 76 máy bay được lên kế hoạch mua thêm ngoài 10 nguyên mẫu đã bay.
Điện Kremlin được cho là đã dành 2,6 tỷ USD cho việc sản xuất ban đầu, nhưng chuyên gia Bronk nói rằng con số đó chỉ là 34 triệu USD cho một chiếc tiêm kích - hầu như không đủ để trang trải chi phí của thiết bị và động cơ.
"Ngay cả khi tất cả 76 chiếc Su-57 theo tuyên bố sẽ được bàn giao, lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ vận hành ít hơn đáng kể 100 máy bay vào cuối những năm 2020 và khả năng các cảm biến, điện tử hàng không và động cơ được hoàn thiện là điều đáng ngờ", ông Bronk kết luận.