Truyền thông Nga đang dậy sóng với việc Lầu Năm Góc mang tới châu Âu ít nhất 5 máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52, thậm chí, Không quân Mỹ còn tiền hành một vụ tấn công hạt nhân mô phỏng nhắm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga hôm 28/3 vừa qua. Nguồn ảnh: Aviation.Truyền thống Nga còn cho biết, Mỹ đang cố mô phỏng lại tình huống tấn công hạt nhân vào Nga để luyện tập. Theo đó các máy bay B-52 của Mỹ sẽ triển khai tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân từ ngoài tầm radar của Nga và thậm chí là bên ngoài tầm đánh chặn của MiG-31. Nguồn ảnh: Aviation.Về lý thuyết thì B-52 phiên bản B-52H không thể đối mặt được với hệ thống phòng không của Nga ở mọi tầng, tuy nhiên loại máy bay này lại có thể mang được một loạt các loại tên lửa hành trình có thể triển khai được từ tầm xa, không nhất thiết phải bay trên đầu mục tiêu như trước đây. Nguồn ảnh: Aviation.Ngoài cái tên "Pháo đài bay", các loại B-52 hiện nay được Mỹ sử dụng đã khác hoàn toàn với các loại máy bay ném bom B-52 từng được nước này sử dụng và "nếm trái đắng" ở bầu trời Hà Nội cách đây hơn 45 năm. Nguồn ảnh: Aviation.Cụ thể, phiên bản B-52H hiện được Mỹ sử dụng có số lượng phi hành đoàn tương đồng với B-52G - phiên bản Mỹ sử dụng từ thời Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên B-52H đã thay đổi toàn bộ hệ thống động cơ giúp nó hoạt động trơn tru hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nguồn ảnh: Aviation.Hệ thống tác chiến điện tử trên B-52H cũng được nâng cấp cùng với hệ thống kiểm soát hoả lực kiểu mới. Tháp pháo phòng thủ phía sau máy bay ban đầu được trang bị pháo M61 Vulcan nhưng tới năm 1994 đã bị tháo bỏ hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau nhiều lần cải tiến đặc biệt là ở hệ thống kiểm soát hoả lực, B-52H đã tương thích với hàng loạt các loại tên lửa hành trình phóng từ trên không bao gồm AGM-158A/B, JASSM/-ER hay AGM-86C/D. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài ra B-52H còn có thể triển khai được pháo phản lực phòng thủ ADR-8 - giúp nó đánh chặn được các mối nguy hại trên không như tên lửa phòng không của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại B-52H là phiên bản B-52 duy nhất còn được Không quân Mỹ sử dụng. Tổng cộng Không quân Mỹ đã từng sản xuất 102 chiếc pháo đài bay theo phiên bản này và B-52H vẫn tiếp tục được nâng cấp liên tục. Nguồn ảnh: Pinterest.Pháo đài bay B-52 từng bị Không quân Việt Nam "vít cổ" hàng loạt ở bầu trời Hà Nội, tuy nhiên với sự thay đổi lớn trong thiết kế của B-52 ngày nay, Moscow hoàn toàn có đủ lý do để lo sợ loại máy bay ném bom này dù rằng vũ khí được Việt Nam sử dụng để bắn hạ B-52 Mỹ toàn đồ Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Siêu pháo đài bay B-52 của Mỹ "loạng choạng" cất cánh trong Chiến tranh Việt Nam.
Truyền thông Nga đang dậy sóng với việc Lầu Năm Góc mang tới châu Âu ít nhất 5 máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52, thậm chí, Không quân Mỹ còn tiền hành một vụ tấn công hạt nhân mô phỏng nhắm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga hôm 28/3 vừa qua. Nguồn ảnh: Aviation.
Truyền thống Nga còn cho biết, Mỹ đang cố mô phỏng lại tình huống tấn công hạt nhân vào Nga để luyện tập. Theo đó các máy bay B-52 của Mỹ sẽ triển khai tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân từ ngoài tầm radar của Nga và thậm chí là bên ngoài tầm đánh chặn của MiG-31. Nguồn ảnh: Aviation.
Về lý thuyết thì B-52 phiên bản B-52H không thể đối mặt được với hệ thống phòng không của Nga ở mọi tầng, tuy nhiên loại máy bay này lại có thể mang được một loạt các loại tên lửa hành trình có thể triển khai được từ tầm xa, không nhất thiết phải bay trên đầu mục tiêu như trước đây. Nguồn ảnh: Aviation.
Ngoài cái tên "Pháo đài bay", các loại B-52 hiện nay được Mỹ sử dụng đã khác hoàn toàn với các loại máy bay ném bom B-52 từng được nước này sử dụng và "nếm trái đắng" ở bầu trời Hà Nội cách đây hơn 45 năm. Nguồn ảnh: Aviation.
Cụ thể, phiên bản B-52H hiện được Mỹ sử dụng có số lượng phi hành đoàn tương đồng với B-52G - phiên bản Mỹ sử dụng từ thời Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên B-52H đã thay đổi toàn bộ hệ thống động cơ giúp nó hoạt động trơn tru hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nguồn ảnh: Aviation.
Hệ thống tác chiến điện tử trên B-52H cũng được nâng cấp cùng với hệ thống kiểm soát hoả lực kiểu mới. Tháp pháo phòng thủ phía sau máy bay ban đầu được trang bị pháo M61 Vulcan nhưng tới năm 1994 đã bị tháo bỏ hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau nhiều lần cải tiến đặc biệt là ở hệ thống kiểm soát hoả lực, B-52H đã tương thích với hàng loạt các loại tên lửa hành trình phóng từ trên không bao gồm AGM-158A/B, JASSM/-ER hay AGM-86C/D. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra B-52H còn có thể triển khai được pháo phản lực phòng thủ ADR-8 - giúp nó đánh chặn được các mối nguy hại trên không như tên lửa phòng không của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại B-52H là phiên bản B-52 duy nhất còn được Không quân Mỹ sử dụng. Tổng cộng Không quân Mỹ đã từng sản xuất 102 chiếc pháo đài bay theo phiên bản này và B-52H vẫn tiếp tục được nâng cấp liên tục. Nguồn ảnh: Pinterest.
Pháo đài bay B-52 từng bị Không quân Việt Nam "vít cổ" hàng loạt ở bầu trời Hà Nội, tuy nhiên với sự thay đổi lớn trong thiết kế của B-52 ngày nay, Moscow hoàn toàn có đủ lý do để lo sợ loại máy bay ném bom này dù rằng vũ khí được Việt Nam sử dụng để bắn hạ B-52 Mỹ toàn đồ Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Siêu pháo đài bay B-52 của Mỹ "loạng choạng" cất cánh trong Chiến tranh Việt Nam.