Theo tạp chí quốc phòng Jane's, sau Không quân Israel, đến lượt Lục quân Mỹ dự định phóng thử tên lửa chống tăng Spike NLOS từ trực thăng Apache AH-64E lần đầu tiên. Kế hoạch trên là một phần trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của lực lượng này sẽ tổ chức tại Trường bắn Yuma, bang Arizona vào cuối tháng 8. Nguồn ảnh: Airliners.netCuộc thử nghiệm nhằm đánh giá về sự tương thích của tên lửa Spike NLOS do Tập đoàn quốc phòng Rafael của Israel sản xuất với trực thăng tấn công Apache của quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.netNhìn chung đây là thông tin vô cùng bất ngờ bởi bấy lâu nay AGM-114 Hellfire (lửa địa ngục) mới là cái tên được “sướng lên” nhiều nhất mỗi khi trực thăng tấn công Apache “ra trận”. Ra đời năm 1974, Hellfire sớm trở thành một trong những vũ khí "tiêu chuẩn" của trực thăng tấn công Apache và Super Cobra trong Quân đội Mỹ. Loại vũ khí này đã tung hoành khắp nẻo từ Panama tới vùng Vịnh, Nam Tư, Afghanistan, iraq, Syria... Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên, vị thế của Hellfire bắt đầu lung lay khi yêu cầu chiến trường ngày càng tăng cao, mối đe dọa ngày càng lớn, tầm bắn 11km của nó dường như là không đủ để giúp trực thăng tấn công Apache thoát khỏi những hiểm nguy từ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: WikipediaĐó là các tổ hợp tên lửa vác vai, hay các hệ thống tên lửa phòng không cơ động tầm thấp, cự ly trung bình do Liên Xô (hoặc Nga) sản xuất. Không biết vì sao mà không ít tổ hợp vũ khí nguy hiểm này đã tới tay quân khủng bố ở khu vực Trung Đông. Nó tạo ra mối đe dọa nguy hiểm cho trực thăng chuyên hoạt động ở tầm thấp. Nguồn ảnh: WikipediaĐấy có lẽ là một trong những lý do mà Quân đội Mỹ tìm tới Spike NLOS – loại vũ khí chống tăng có uy lực ngang ngửa Hellfire nhưng tầm bắn thì gấp đôi hoặc hơn. Nguồn ảnh: WikipediaVới việc được trang bị Spike NLOS, trực thăng AH-64E Apache Guardian của quân đội Mỹ sẽ sở hữu vũ khí chống tăng có tầm bắn hiệu quả xa nhất thế giới hiện nay (25km - theo thông tin được Israel công bố). Ngoài diệt xe tăng, xe bọc thép, tên lửa Spike NLOS còn có thể tiêu diệt bộ binh và các công trình kiên cố trên mặt đất hay đóng vài trò chống hạm tiêu diệt tàu đổ bộ, tàu chiến cỡ nhỏ đối phương. Nguồn ảnh: WikipediaĐiểm mạnh của dòng tên lửa này là khả năng “bắn và quên” (ngay sau khi khai hỏa, xạ thủ có thể thoát ly và đạn tên lửa sẽ tự dẫn tới mục tiêu) kết hợp với các thiết bị dẫn bắn thông minh. Nguồn ảnh: WikipediaSpike NLOS có trọng lượng khoảng 71kg, tên lửa có 2 chế độ tiến công gồm: tiến công trực tiếp (đối với mục tiêu trong tầm nhìn thấy) hoặc tiến công mục tiêu nhờ xác định vị trí tọa độ sau khi đã được phóng lên (đối với mục tiêu bị che khuất hoặc ở xa). Tùy theo yêu cầu của từng nhiệm vụ nên chúng sẽ được lắp các kiểu đầu nổ khác nhau như xuyên lõm tandem (2 lượng nổ, xếp trước-sau), nổ mảnh, xuyên-nổ… Nhờ được dẫn bắn bởi máy bay không người lái hoặc vệ tinh, tên lửa cho độ chính xác rất cao. Nguồn ảnh: WikipediaNếu dòng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) của Israel này chứng minh được năng lực và sức mạnh tại cuộc thử nghiệm, quân đội Mỹ chắc chắn sẽ lựa chọn vũ khí này không chỉ cho máy bay AH-64E Apache Guardian mà còn nhiều loại trực thăng tấn công khác trong biên chế. Thực tế, trước đó, từ năm 2016 đã xuất hiện thông tin về việc quân đội Israel đã tích hợp thành công tên lửa Spike NLOS lên các đơn vị trực thăng tấn công AH-64 Apache và đã được xác minh thực chiến tại Syria. Nguồn ảnh: Airliners.netVideo trực thăng tấn công Apache diễn tập tác chiến. Nguồn: Youtube
Theo tạp chí quốc phòng Jane's, sau Không quân Israel, đến lượt Lục quân Mỹ dự định phóng thử tên lửa chống tăng Spike NLOS từ trực thăng Apache AH-64E lần đầu tiên. Kế hoạch trên là một phần trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của lực lượng này sẽ tổ chức tại Trường bắn Yuma, bang Arizona vào cuối tháng 8. Nguồn ảnh: Airliners.net
Cuộc thử nghiệm nhằm đánh giá về sự tương thích của tên lửa Spike NLOS do Tập đoàn quốc phòng Rafael của Israel sản xuất với trực thăng tấn công Apache của quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.net
Nhìn chung đây là thông tin vô cùng bất ngờ bởi bấy lâu nay AGM-114 Hellfire (lửa địa ngục) mới là cái tên được “sướng lên” nhiều nhất mỗi khi trực thăng tấn công Apache “ra trận”. Ra đời năm 1974, Hellfire sớm trở thành một trong những vũ khí "tiêu chuẩn" của trực thăng tấn công Apache và Super Cobra trong Quân đội Mỹ. Loại vũ khí này đã tung hoành khắp nẻo từ Panama tới vùng Vịnh, Nam Tư, Afghanistan, iraq, Syria... Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, vị thế của Hellfire bắt đầu lung lay khi yêu cầu chiến trường ngày càng tăng cao, mối đe dọa ngày càng lớn, tầm bắn 11km của nó dường như là không đủ để giúp trực thăng tấn công Apache thoát khỏi những hiểm nguy từ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đó là các tổ hợp tên lửa vác vai, hay các hệ thống tên lửa phòng không cơ động tầm thấp, cự ly trung bình do Liên Xô (hoặc Nga) sản xuất. Không biết vì sao mà không ít tổ hợp vũ khí nguy hiểm này đã tới tay quân khủng bố ở khu vực Trung Đông. Nó tạo ra mối đe dọa nguy hiểm cho trực thăng chuyên hoạt động ở tầm thấp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đấy có lẽ là một trong những lý do mà Quân đội Mỹ tìm tới Spike NLOS – loại vũ khí chống tăng có uy lực ngang ngửa Hellfire nhưng tầm bắn thì gấp đôi hoặc hơn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với việc được trang bị Spike NLOS, trực thăng AH-64E Apache Guardian của quân đội Mỹ sẽ sở hữu vũ khí chống tăng có tầm bắn hiệu quả xa nhất thế giới hiện nay (25km - theo thông tin được Israel công bố). Ngoài diệt xe tăng, xe bọc thép, tên lửa Spike NLOS còn có thể tiêu diệt bộ binh và các công trình kiên cố trên mặt đất hay đóng vài trò chống hạm tiêu diệt tàu đổ bộ, tàu chiến cỡ nhỏ đối phương. Nguồn ảnh: Wikipedia
Điểm mạnh của dòng tên lửa này là khả năng “bắn và quên” (ngay sau khi khai hỏa, xạ thủ có thể thoát ly và đạn tên lửa sẽ tự dẫn tới mục tiêu) kết hợp với các thiết bị dẫn bắn thông minh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Spike NLOS có trọng lượng khoảng 71kg, tên lửa có 2 chế độ tiến công gồm: tiến công trực tiếp (đối với mục tiêu trong tầm nhìn thấy) hoặc tiến công mục tiêu nhờ xác định vị trí tọa độ sau khi đã được phóng lên (đối với mục tiêu bị che khuất hoặc ở xa). Tùy theo yêu cầu của từng nhiệm vụ nên chúng sẽ được lắp các kiểu đầu nổ khác nhau như xuyên lõm tandem (2 lượng nổ, xếp trước-sau), nổ mảnh, xuyên-nổ… Nhờ được dẫn bắn bởi máy bay không người lái hoặc vệ tinh, tên lửa cho độ chính xác rất cao. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nếu dòng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) của Israel này chứng minh được năng lực và sức mạnh tại cuộc thử nghiệm, quân đội Mỹ chắc chắn sẽ lựa chọn vũ khí này không chỉ cho máy bay AH-64E Apache Guardian mà còn nhiều loại trực thăng tấn công khác trong biên chế. Thực tế, trước đó, từ năm 2016 đã xuất hiện thông tin về việc quân đội Israel đã tích hợp thành công tên lửa Spike NLOS lên các đơn vị trực thăng tấn công AH-64 Apache và đã được xác minh thực chiến tại Syria. Nguồn ảnh: Airliners.net
Video trực thăng tấn công Apache diễn tập tác chiến. Nguồn: Youtube