Trực thăng tấn công Apache AH-64 là loại trực thăng chiến đấu nguy hiểm và phổ biến bậc nhất hiện nay của Mỹ. Một trong những điểm nguy hiểm nhất của những chiếc AH-64 đó là nó có khả năng cơ động ở độ cao cực thấp. Nguồn ảnh: Pinterest.Độ cao hành trình của AH-64 là khoảng từ 300 cho tới 1000 mét. Tuy nhiên trong trường hợp chiến đấu, Apache AH-64 có thể cơ động tốt ở độ cao chỉ xấp xỉ 20 mét thậm chí là thấp hơn nếu phi công... đủ liều lĩnh. Nguồn ảnh: Wings.Có được khả năng cơ động tốt ở độ cao thấp đó là do hệ thống máy tính được lập trình cực kỳ hiện đại bên trong máy bay. Với hệ thống máy tính này, phi công có thể lựa chọn bám sát theo độ cao định sẵn hoặc thiết lập độ cao tối thiểu cho máy bay. Nguồn ảnh: Reality.Với việc thiết lập độ cao định sẵn, các trực thăng Apache AH-64 sẽ giữ nguyên độ cao từ đầu tới cuối hành trình theo sự cài đặt ban đầu của phi công. Với thiết lập độ cao tối thiểu, phi công có thể tha hồ lượn và ngay khi máy tính nhận thấy thao tác của phi công có thể đưa máy bay xuống dưới độ cao tối thiểu nó sẽ báo động hoặc tự điều chỉnh lại độ cao của trực thăng bằng cách tăng công suất động cơ và đưa máy bay về vị trí cân bằng để "bốc" lên cao. Nguồn ảnh: Abduction.Tuy nhiên các phi công kinh nghiệm lại thường không tin tưởng hệ thống tự động hiện đại này vì họ cho rằng việc để máy bay tự điều chỉnh độ cao là cực kỳ nguy hiểm và nếu hệ thống bản đồ định vị trên máy bay không chính xác so với thực địa (điều thường xuyên xảy ra) thì rất có thể máy bay sẽ tự gây tai nạn. Nguồn ảnh: Pinterest.Các phi công kinh nghiệm thường chỉ sử dụng hệ thống cảnh báo bằng giọng nói trong máy bay như một công cụ "tham khảo" trong quá trình chiến đấu. Với khả năng cơ động tốt ở độ cao cực thấp và phát ra cực kỳ ít tiếng ồn, các phi công có thể tận dụng được tối đa lợi thế địa hình gần mặt đấy với bụi cây, nhà cao tầng hoặc thậm chí là trốn trong các khe núi để phục kích đối phương hoặc để lẩn tránh hỏa lực. Nguồn ảnh: Youtube.Với việc có thể tận dụng địa hình trong lúc cơ động chiến đấu, các phi công lái trực thăng chiến đấu AH-64 có thể tự tin đối đầu với các máy bay trực thăng chiến đấu hiện đại hơn của đối phương bằng việc cơ động lắt léo ở độ cao thấp và sử dụng địa hình làm vật che chắn. Nguồn ảnh: Abduction.Tuy nhiên, lối chiến đấu này cũng cực kỳ nguy hiểm và đòi hỏi phi công phải có trình độ cực tốt với hàng nghìn giờ bay thậm chí hơn mới có thể làm chủ được khả năng cơ động ở độ cao cực thấp này. Nguồn ảnh: Reaa.Dù đã được ra đời từ năm 1983 tuy nhiên trực thăng Apache AH-64 hiện nay vẫn được Không quân Mỹ tin tưởng sử dụng. Tính đến năm 2013 đã có ít nhất 2000 chiếc Apache AH-64 được sản xuất và được Mỹ xuất khẩu cho hàng chục quốc gia khác. Nguồn ảnh: Bluesky.
Trực thăng tấn công Apache AH-64 là loại trực thăng chiến đấu nguy hiểm và phổ biến bậc nhất hiện nay của Mỹ. Một trong những điểm nguy hiểm nhất của những chiếc AH-64 đó là nó có khả năng cơ động ở độ cao cực thấp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Độ cao hành trình của AH-64 là khoảng từ 300 cho tới 1000 mét. Tuy nhiên trong trường hợp chiến đấu, Apache AH-64 có thể cơ động tốt ở độ cao chỉ xấp xỉ 20 mét thậm chí là thấp hơn nếu phi công... đủ liều lĩnh. Nguồn ảnh: Wings.
Có được khả năng cơ động tốt ở độ cao thấp đó là do hệ thống máy tính được lập trình cực kỳ hiện đại bên trong máy bay. Với hệ thống máy tính này, phi công có thể lựa chọn bám sát theo độ cao định sẵn hoặc thiết lập độ cao tối thiểu cho máy bay. Nguồn ảnh: Reality.
Với việc thiết lập độ cao định sẵn, các trực thăng Apache AH-64 sẽ giữ nguyên độ cao từ đầu tới cuối hành trình theo sự cài đặt ban đầu của phi công. Với thiết lập độ cao tối thiểu, phi công có thể tha hồ lượn và ngay khi máy tính nhận thấy thao tác của phi công có thể đưa máy bay xuống dưới độ cao tối thiểu nó sẽ báo động hoặc tự điều chỉnh lại độ cao của trực thăng bằng cách tăng công suất động cơ và đưa máy bay về vị trí cân bằng để "bốc" lên cao. Nguồn ảnh: Abduction.
Tuy nhiên các phi công kinh nghiệm lại thường không tin tưởng hệ thống tự động hiện đại này vì họ cho rằng việc để máy bay tự điều chỉnh độ cao là cực kỳ nguy hiểm và nếu hệ thống bản đồ định vị trên máy bay không chính xác so với thực địa (điều thường xuyên xảy ra) thì rất có thể máy bay sẽ tự gây tai nạn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các phi công kinh nghiệm thường chỉ sử dụng hệ thống cảnh báo bằng giọng nói trong máy bay như một công cụ "tham khảo" trong quá trình chiến đấu. Với khả năng cơ động tốt ở độ cao cực thấp và phát ra cực kỳ ít tiếng ồn, các phi công có thể tận dụng được tối đa lợi thế địa hình gần mặt đấy với bụi cây, nhà cao tầng hoặc thậm chí là trốn trong các khe núi để phục kích đối phương hoặc để lẩn tránh hỏa lực. Nguồn ảnh: Youtube.
Với việc có thể tận dụng địa hình trong lúc cơ động chiến đấu, các phi công lái trực thăng chiến đấu AH-64 có thể tự tin đối đầu với các máy bay trực thăng chiến đấu hiện đại hơn của đối phương bằng việc cơ động lắt léo ở độ cao thấp và sử dụng địa hình làm vật che chắn. Nguồn ảnh: Abduction.
Tuy nhiên, lối chiến đấu này cũng cực kỳ nguy hiểm và đòi hỏi phi công phải có trình độ cực tốt với hàng nghìn giờ bay thậm chí hơn mới có thể làm chủ được khả năng cơ động ở độ cao cực thấp này. Nguồn ảnh: Reaa.
Dù đã được ra đời từ năm 1983 tuy nhiên trực thăng Apache AH-64 hiện nay vẫn được Không quân Mỹ tin tưởng sử dụng. Tính đến năm 2013 đã có ít nhất 2000 chiếc Apache AH-64 được sản xuất và được Mỹ xuất khẩu cho hàng chục quốc gia khác. Nguồn ảnh: Bluesky.