Truyền thông khu vực cho biết, quân đội Venezuela đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không tối tân do Nga sản xuất tới đảo Orchila để bảo vệ 5 tàu chở dầu của Iran sắp vào lãnh hải nước này.Theo một số thông tin, lý do dẫn đến hành động trên của Caracas, đó là nhằm sẵn sàng phản ứng khi Mỹ đe dọa sẽ ngay lập tức bắt giữ các tàu chở dầu trên theo lệnh cấm vận mà họ áp đặt.Hiện tại báo chí đã biết về việc triển khai trên quy mô lớn các hệ thống tên lửa phòng không S-300VM, Buk-M2E và S-125 Pechora tại bang Falcon, cũng như sự sẵn sàng hoạt động của toàn bộ lực lượng phòng không và không quân trên toàn quốc của Venezuela.Điều này rõ ràng cho thấy Venezuela có thể đã nhận được thông tin rằng Mỹ thực sự muốn bắt giữ tàu chở dầu của Iran, đặc biệt là trong bối cảnh Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với cả Venezuela và Iran.Các chuyên gia cho đến nay không muốn đánh giá rủi ro có thể xảy ra khi Venezuela đụng độ quân sự với Mỹ, họ tin rằng Washington cũng nhận thức đầy đủ về sức mạnh của vũ khí trong tay Caracas.Venezuela là quốc gia duy nhất ngoài Nga sử dụng hệ thống tên lửa phòng không lục quân tầm xa S-300VM Antey-2500 với tổng số 3 tổ hợp, tính năng của chúng được đánh giá xuất sắc nhất trong số vũ khí xuất khẩu của Nga.Hệ thống S-300VM có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm bắn 2.500 km, nó cũng hoàn toàn đủ sức bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình như F-22, F-35 hay B-2 của Mỹ.Giữ vai trò hỗ trợ cho S-300VM Antey-2500 là 7 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E, đây là một vũ khí cũng được đánh giá rất cao về tính năng kỹ chiến thuật.Với tầm bắn tối đa 50 km, đánh chặn được mục tiêu hoạt động ở tầm thấp thông qua tên lửa 9M317, hệ thống Buk-M2E của Venezuela sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến các loại chiến đấu cơ Mỹ.Thậm chí khi cần thiết, Venezuela có thể sử dụng Buk-M2E như một vũ khí chuyên nhiệm cho vai trò tiêu diệt tên lửa hành trình Tomahawk mà hải quân Mỹ bắn từ ngoài khơi vào.Một tổ hợp tên lửa phòng không di động khác của Venezuela cũng rất đáng quan tâm đó chính là Pechora-2M - bản nâng cấp mạnh nhất từ hệ thống Pechora mà Nam Tư đã sử dụng để bắn hạ máy bay tàng hình F-117A Nighthawk hồi năm 1999.Tên lửa V-600 nâng cấp bắn đi từ tổ hợp Pechora-2M đạt tới tầm xa 35 km, nó có khả năng cơ động cao và rất khó gây nhiễu, sẽ khiến cho tiêm kích và oanh tạc cơ Mỹ phải đặc biệt đề phòng.Chưa dừng lại đó, tổ hợp Pechora-2M của Venezuela còn được hỗ trợ bởi radar cảnh báo sớm JY-1B do Trung Quốc chế tạo, khiến năng lực của nó gia tăng vượt trội.Các hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Venezuela có thể chưa đủ sức khóa chặt không phận trước đợt các tấn công của Mỹ, nhưng chắc chắn sẽ gây ra cho đối phương không ít khó khăn lẫn thiệt hại, buộc Washington phải cân nhắc kỹ trước khi hành động.
Truyền thông khu vực cho biết, quân đội Venezuela đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không tối tân do Nga sản xuất tới đảo Orchila để bảo vệ 5 tàu chở dầu của Iran sắp vào lãnh hải nước này.
Theo một số thông tin, lý do dẫn đến hành động trên của Caracas, đó là nhằm sẵn sàng phản ứng khi Mỹ đe dọa sẽ ngay lập tức bắt giữ các tàu chở dầu trên theo lệnh cấm vận mà họ áp đặt.
Hiện tại báo chí đã biết về việc triển khai trên quy mô lớn các hệ thống tên lửa phòng không S-300VM, Buk-M2E và S-125 Pechora tại bang Falcon, cũng như sự sẵn sàng hoạt động của toàn bộ lực lượng phòng không và không quân trên toàn quốc của Venezuela.
Điều này rõ ràng cho thấy Venezuela có thể đã nhận được thông tin rằng Mỹ thực sự muốn bắt giữ tàu chở dầu của Iran, đặc biệt là trong bối cảnh Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với cả Venezuela và Iran.
Các chuyên gia cho đến nay không muốn đánh giá rủi ro có thể xảy ra khi Venezuela đụng độ quân sự với Mỹ, họ tin rằng Washington cũng nhận thức đầy đủ về sức mạnh của vũ khí trong tay Caracas.
Venezuela là quốc gia duy nhất ngoài Nga sử dụng hệ thống tên lửa phòng không lục quân tầm xa S-300VM Antey-2500 với tổng số 3 tổ hợp, tính năng của chúng được đánh giá xuất sắc nhất trong số vũ khí xuất khẩu của Nga.
Hệ thống S-300VM có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm bắn 2.500 km, nó cũng hoàn toàn đủ sức bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình như F-22, F-35 hay B-2 của Mỹ.
Giữ vai trò hỗ trợ cho S-300VM Antey-2500 là 7 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E, đây là một vũ khí cũng được đánh giá rất cao về tính năng kỹ chiến thuật.
Với tầm bắn tối đa 50 km, đánh chặn được mục tiêu hoạt động ở tầm thấp thông qua tên lửa 9M317, hệ thống Buk-M2E của Venezuela sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến các loại chiến đấu cơ Mỹ.
Thậm chí khi cần thiết, Venezuela có thể sử dụng Buk-M2E như một vũ khí chuyên nhiệm cho vai trò tiêu diệt tên lửa hành trình Tomahawk mà hải quân Mỹ bắn từ ngoài khơi vào.
Một tổ hợp tên lửa phòng không di động khác của Venezuela cũng rất đáng quan tâm đó chính là Pechora-2M - bản nâng cấp mạnh nhất từ hệ thống Pechora mà Nam Tư đã sử dụng để bắn hạ máy bay tàng hình F-117A Nighthawk hồi năm 1999.
Tên lửa V-600 nâng cấp bắn đi từ tổ hợp Pechora-2M đạt tới tầm xa 35 km, nó có khả năng cơ động cao và rất khó gây nhiễu, sẽ khiến cho tiêm kích và oanh tạc cơ Mỹ phải đặc biệt đề phòng.
Chưa dừng lại đó, tổ hợp Pechora-2M của Venezuela còn được hỗ trợ bởi radar cảnh báo sớm JY-1B do Trung Quốc chế tạo, khiến năng lực của nó gia tăng vượt trội.
Các hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Venezuela có thể chưa đủ sức khóa chặt không phận trước đợt các tấn công của Mỹ, nhưng chắc chắn sẽ gây ra cho đối phương không ít khó khăn lẫn thiệt hại, buộc Washington phải cân nhắc kỹ trước khi hành động.