Hình ảnh về chiếc vận tải cơ Il-76 của Nga đang đỗ tại phi trường Kabul, trong nỗ lực di tản công dân Nga khỏi Afghanistan đã khiến không ít người phải sửng sốt, với trang bị súng máy đuôi vẫn còn tồn tại trên chiếc máy bay này.Đây là dàn hai súng máy nòng đôi, được đặt ở phía sau đuôi của máy bay vận tải Il-76.Theo các tài liệu được phía Nga công bố, hiện chỉ còn phiên bản Il-76 các phiên bản dàn cho lực lượng đổ bộ đường không của Nga, mới có trang bị súng máy đuôi.Các súng máy đuôi này sẽ giúp máy bay vận tải Il-76 có khả năng tự vệ trước các mối đe dọa từ đối phương, tuy nhiên không rõ các khẩu súng máy này có khả năng bắn hạ tên lửa đối không hay không.Ở thời điểm hiện tại, khi các cuộc không chiến thường diễn ra ở ngoài tầm nhìn, với việc sử dụng các loại tên lửa tầm siêu xa, việc trang bị súng máy đuôi dường như là không còn tác dụng.Bản thân các máy bay ném bom B-52 của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, cũng đã không thể phát huy được tác dụng của súng máy đuôi, khi thường xuyên bay đêm, và chủ yếu bị hạ bằng tên lửa.Il-76 hiện tại là loại máy bay vận tải hạng nặng thành công nhất của Nga. Loại vận tải cơ này có phi hành đoàn tối thiểu chỉ 5 người, trọng tải hàng hóa tối đa có thể mang theo lên tới 60 tấn.Nga đã xuất khẩu loại vận tải cơ này ra hàng chục quốc gia trên thế giới, thậm chí Lào cũng từng sở hữu loại ngựa thồ siêu khủng này.Tuy nhiên, do là loại máy bay vận tải có trọng lượng cồng kềnh, Il-76 thường rất dễ bị tổn hại nếu bị máy bay chiến đấu hoặc hệ thống phòng không của đối phương phát hiện.Loại máy bay vận tải chiến lược này của Nga có tầm bay tối đa 5000 km khi mang theo 52 tấn hàng hóa, hoặc 9300 km khi bay rỗng. Máy bay có trần bay chỉ 13.000 mét - nghĩa là có thể dễ dàng bị bắn hạ bởi rất nhiều loại vũ khí phòng không hiện đại.Một trong những ưu điểm vượt trội của Il-76 đó là nó có đường băng tối thiểu chỉ bằng 1/2 so với thông thường. Cụ thể, một phi công kinh nghiệm có thể hạ cánh Il-76 với đường băng chỉ 450 mét.Kể từ khi ra đời vào năm 1974 tới nay, đã có tổng cộng hơn 960 chiếc vận tải cơ Il-76 được Liên Xô/Nga sản xuất, phục vụ chủ yếu trong các lực lượng không quân Nga, Ukraine và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Bmdp. Sức mạnh của vận tải cơ chiến lược Il-76 đã được chứng minh suốt từ thời Liên Xô cho tới tận ngày nay. Nguồn: Star.
Hình ảnh về chiếc vận tải cơ Il-76 của Nga đang đỗ tại phi trường Kabul, trong nỗ lực di tản công dân Nga khỏi Afghanistan đã khiến không ít người phải sửng sốt, với trang bị súng máy đuôi vẫn còn tồn tại trên chiếc máy bay này.
Đây là dàn hai súng máy nòng đôi, được đặt ở phía sau đuôi của máy bay vận tải Il-76.
Theo các tài liệu được phía Nga công bố, hiện chỉ còn phiên bản Il-76 các phiên bản dàn cho lực lượng đổ bộ đường không của Nga, mới có trang bị súng máy đuôi.
Các súng máy đuôi này sẽ giúp máy bay vận tải Il-76 có khả năng tự vệ trước các mối đe dọa từ đối phương, tuy nhiên không rõ các khẩu súng máy này có khả năng bắn hạ tên lửa đối không hay không.
Ở thời điểm hiện tại, khi các cuộc không chiến thường diễn ra ở ngoài tầm nhìn, với việc sử dụng các loại tên lửa tầm siêu xa, việc trang bị súng máy đuôi dường như là không còn tác dụng.
Bản thân các máy bay ném bom B-52 của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, cũng đã không thể phát huy được tác dụng của súng máy đuôi, khi thường xuyên bay đêm, và chủ yếu bị hạ bằng tên lửa.
Il-76 hiện tại là loại máy bay vận tải hạng nặng thành công nhất của Nga. Loại vận tải cơ này có phi hành đoàn tối thiểu chỉ 5 người, trọng tải hàng hóa tối đa có thể mang theo lên tới 60 tấn.
Nga đã xuất khẩu loại vận tải cơ này ra hàng chục quốc gia trên thế giới, thậm chí Lào cũng từng sở hữu loại ngựa thồ siêu khủng này.
Tuy nhiên, do là loại máy bay vận tải có trọng lượng cồng kềnh, Il-76 thường rất dễ bị tổn hại nếu bị máy bay chiến đấu hoặc hệ thống phòng không của đối phương phát hiện.
Loại máy bay vận tải chiến lược này của Nga có tầm bay tối đa 5000 km khi mang theo 52 tấn hàng hóa, hoặc 9300 km khi bay rỗng. Máy bay có trần bay chỉ 13.000 mét - nghĩa là có thể dễ dàng bị bắn hạ bởi rất nhiều loại vũ khí phòng không hiện đại.
Một trong những ưu điểm vượt trội của Il-76 đó là nó có đường băng tối thiểu chỉ bằng 1/2 so với thông thường. Cụ thể, một phi công kinh nghiệm có thể hạ cánh Il-76 với đường băng chỉ 450 mét.
Kể từ khi ra đời vào năm 1974 tới nay, đã có tổng cộng hơn 960 chiếc vận tải cơ Il-76 được Liên Xô/Nga sản xuất, phục vụ chủ yếu trong các lực lượng không quân Nga, Ukraine và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Bmdp.
Sức mạnh của vận tải cơ chiến lược Il-76 đã được chứng minh suốt từ thời Liên Xô cho tới tận ngày nay. Nguồn: Star.