Tập đoàn RAND và Cơ quan thẩm định trách nhiệm của chính phủ (GAO) vừa công bố bản báo cáo thừa nhận về điểm yếu của Không quân Mỹ.Bản báo cáo được công bố cho thấy, lực lượng không quân Mỹ đang trong tình trạng "quá tải" và phải đối mặt với các vấn đề như không đủ khả năng bảo dưỡng. Tập đoàn RAND đã tìm hiểu xem Không quân Mỹ có đủ khả năng đối phó với bốn tình huống xung đột có thể xảy ra trong tương lai hay không, gồm: Thứ nhất, xảy ra Chiến tranh Lạnh phiên bản mới với Nga hoặc Trung Quốc, kèm theo các xung đột khu vực lớn.Thứ hai, cũng là kịch bản Chiến tranh Lạnh phiên bản mới nhưng chỉ đi kèm với các cuộc xung đột khu vực ngắn hạn tương tự như Chiến dịch Bão táp sa mạc. Thứ ba, tiến hành các hoạt động trong bối cảnh hòa bình, chẳng hạn như thiết lập và duy trì vùng cấm bay. Thứ tư, phải tiến hành các hoạt động chống bạo loạn. Kết quả nghiên cứu của RAND dựa vào những dữ liệu trong lịch sử hoạt động thực tế của Không quân Mỹ.Qua đó đánh giá khả năng đáp ứng của Không quân Mỹ trong 08 loại nhiệm vụ, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng là: Chiếm ưu thế trên không (không chiến); tấn công không đối đất; vận tải hàng không; tiếp nhiên liệu trên không; C3ISR (chỉ huy và trinh sát). Hiện Không quân Mỹ không thể đáp ứng 100% yêu cầu tác chiến của các nhiệm vụ khác nhau trong hầu hết mọi tình huống. Cụ thể, trong các cuộc xung đột khu vực kéo dài, Không quân Mỹ chỉ có thể đáp ứng 62% yêu cầu tấn công và 65% tấn công không đối đất; đáp ứng 92% yêu cầu tiếp dầu trên không.Bản báo cáo cũng cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2016, tổng cộng 13 loại máy bay quân sự đã của Không quân và Hải quân Mỹ đã bộc lộ nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả máy bay B-52H, tiêm kích tàng hình F-22, tiêm kích hạm F/A-18 E/F Super Hornet và một số máy bay khác. Sau khi nghiên cứu của RAND được công bố, giới chuyên gia cho rằng đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện những đánh giá đáng ngại về thực trạng của lực lượng không quân, cũng như lực lượng không quân của hải quân Mỹ.Đặc biệt là về sự thiếu hụt nhân viên kỹ thuật hàng không dẫn đến máy bay xuống cấp; hay thiếu hụt máy bay chiến đấu dẫn đến nhiều phi công không tích lũy đủ giờ bay, kỹ năng tác chiến yếu kém… Bình luận về "bức tranh ảm đạm" của Không quân Mỹ, nhà bình luận quân sự của Thông tấn xã liên bang Nga là ông Yuri Kotenok hoài nghi.Ông Yuri Kotenok cho rằng, đánh giá như vậy thường hay xuất hiện trên giới truyền thông Mỹ, liên quan đến các quân, binh chủng khác nhau của quân đội Mỹ, và các khả năng của họ. Điều này cũng giống như bất kỳ những phê bình, đánh giá trong lĩnh vực quân sự của các nước khác. Nhưng người đọc cần phải tiếp nhận rất cẩn thận chứ không chỉ theo hình thức bề ngoài, bởi vì trong thực tế, ngân sách quân sự của Mỹ lớn hơn nhiều nước trên thế giới công lại.Khoản tiền khổng lồ được chi tiêu cho các lĩnh vực quân sự, cho phép Mỹ đóng vai trò của một viên sen đầm và giữ vị trí độc tôn trên thế giới. Ông Yuri Kotenok cho biết, điều này có thể hiểu theo hai cách, tương ứng với tính chất của hai loại đánh giá là trung thực và thổi phồng.Đối với việc đánh giá thực chất bất kỳ yếu điểm nào trong một cuộc chiến tranh tiềm năng chống lại các đối thủ mạnh như như Nga và Trung Quốc, nếu các nhà hoạch định thấy trước khả năng một cuộc xung đột như vậy, nhận thấy được những khó khăn ảnh hưởng đến cung cấp hậu cần cho không quân hoặc đánh giá được đối phương sẽ có sự đáp trả, thì họ sẽ gióng lên hồi chuông báo động và công bố các dữ liệu."Đây là những đánh giá thường thấy của truyền thông Mỹ, để góp ý với Lầu Năm Góc điều chỉnh kế hoạch và chỉ ra những lĩnh vực cụ thể cần phải tập trung nỗ lực nhiều hơn, nâng cấp công nghệ tốt hơn. Đối với những đánh giá thuộc loại bịa đặt điểm yếu hay thổi phồng điểm yếu, đây có thể là những kịch bản kêu gọi đầu tư thêm ngân sách quốc phòng, hay phục vụ cho ý đồ của một tập đoàn tư bản nào đó", ông Yuri Kotenok nhấn mạnh.
Tập đoàn RAND và Cơ quan thẩm định trách nhiệm của chính phủ (GAO) vừa công bố bản báo cáo thừa nhận về điểm yếu của Không quân Mỹ.
Bản báo cáo được công bố cho thấy, lực lượng không quân Mỹ đang trong tình trạng "quá tải" và phải đối mặt với các vấn đề như không đủ khả năng bảo dưỡng. Tập đoàn RAND đã tìm hiểu xem Không quân Mỹ có đủ khả năng đối phó với bốn tình huống xung đột có thể xảy ra trong tương lai hay không, gồm: Thứ nhất, xảy ra Chiến tranh Lạnh phiên bản mới với Nga hoặc Trung Quốc, kèm theo các xung đột khu vực lớn.
Thứ hai, cũng là kịch bản Chiến tranh Lạnh phiên bản mới nhưng chỉ đi kèm với các cuộc xung đột khu vực ngắn hạn tương tự như Chiến dịch Bão táp sa mạc. Thứ ba, tiến hành các hoạt động trong bối cảnh hòa bình, chẳng hạn như thiết lập và duy trì vùng cấm bay. Thứ tư, phải tiến hành các hoạt động chống bạo loạn. Kết quả nghiên cứu của RAND dựa vào những dữ liệu trong lịch sử hoạt động thực tế của Không quân Mỹ.
Qua đó đánh giá khả năng đáp ứng của Không quân Mỹ trong 08 loại nhiệm vụ, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng là: Chiếm ưu thế trên không (không chiến); tấn công không đối đất; vận tải hàng không; tiếp nhiên liệu trên không; C3ISR (chỉ huy và trinh sát). Hiện Không quân Mỹ không thể đáp ứng 100% yêu cầu tác chiến của các nhiệm vụ khác nhau trong hầu hết mọi tình huống. Cụ thể, trong các cuộc xung đột khu vực kéo dài, Không quân Mỹ chỉ có thể đáp ứng 62% yêu cầu tấn công và 65% tấn công không đối đất; đáp ứng 92% yêu cầu tiếp dầu trên không.
Bản báo cáo cũng cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2016, tổng cộng 13 loại máy bay quân sự đã của Không quân và Hải quân Mỹ đã bộc lộ nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả máy bay B-52H, tiêm kích tàng hình F-22, tiêm kích hạm F/A-18 E/F Super Hornet và một số máy bay khác. Sau khi nghiên cứu của RAND được công bố, giới chuyên gia cho rằng đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện những đánh giá đáng ngại về thực trạng của lực lượng không quân, cũng như lực lượng không quân của hải quân Mỹ.
Đặc biệt là về sự thiếu hụt nhân viên kỹ thuật hàng không dẫn đến máy bay xuống cấp; hay thiếu hụt máy bay chiến đấu dẫn đến nhiều phi công không tích lũy đủ giờ bay, kỹ năng tác chiến yếu kém… Bình luận về "bức tranh ảm đạm" của Không quân Mỹ, nhà bình luận quân sự của Thông tấn xã liên bang Nga là ông Yuri Kotenok hoài nghi.
Ông Yuri Kotenok cho rằng, đánh giá như vậy thường hay xuất hiện trên giới truyền thông Mỹ, liên quan đến các quân, binh chủng khác nhau của quân đội Mỹ, và các khả năng của họ. Điều này cũng giống như bất kỳ những phê bình, đánh giá trong lĩnh vực quân sự của các nước khác. Nhưng người đọc cần phải tiếp nhận rất cẩn thận chứ không chỉ theo hình thức bề ngoài, bởi vì trong thực tế, ngân sách quân sự của Mỹ lớn hơn nhiều nước trên thế giới công lại.
Khoản tiền khổng lồ được chi tiêu cho các lĩnh vực quân sự, cho phép Mỹ đóng vai trò của một viên sen đầm và giữ vị trí độc tôn trên thế giới. Ông Yuri Kotenok cho biết, điều này có thể hiểu theo hai cách, tương ứng với tính chất của hai loại đánh giá là trung thực và thổi phồng.
Đối với việc đánh giá thực chất bất kỳ yếu điểm nào trong một cuộc chiến tranh tiềm năng chống lại các đối thủ mạnh như như Nga và Trung Quốc, nếu các nhà hoạch định thấy trước khả năng một cuộc xung đột như vậy, nhận thấy được những khó khăn ảnh hưởng đến cung cấp hậu cần cho không quân hoặc đánh giá được đối phương sẽ có sự đáp trả, thì họ sẽ gióng lên hồi chuông báo động và công bố các dữ liệu.
"Đây là những đánh giá thường thấy của truyền thông Mỹ, để góp ý với Lầu Năm Góc điều chỉnh kế hoạch và chỉ ra những lĩnh vực cụ thể cần phải tập trung nỗ lực nhiều hơn, nâng cấp công nghệ tốt hơn. Đối với những đánh giá thuộc loại bịa đặt điểm yếu hay thổi phồng điểm yếu, đây có thể là những kịch bản kêu gọi đầu tư thêm ngân sách quốc phòng, hay phục vụ cho ý đồ của một tập đoàn tư bản nào đó", ông Yuri Kotenok nhấn mạnh.