Vậy là sau 7 năm trải qua hàng loạt thử nghiệm, Tổ hợp Hàng không Tương lai cho Không quân Chiến thuật (PAK FA) hay còn được biết đến chủ yếu với các tên Sukhoi PAK FA T-50 đã được tên chính thức - Sukhoi Su-57. Đây chính là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên dành cho Không quân Nga, và hứa hẹn sẽ giúp nước Nga giữ vững, kiểm soát bầu trời trong nửa thế kỷ tới. Nguồn ảnh: Airlines.netÝ tưởng về PAK FA được Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên tiết lộ năm 2004. Thời điểm này, Mỹ đã chính thức trang bị và sử dụng thành tạo tiêm kích tàng hình F-22 Raptor. Điều này buộc Nga phải phát triển một thế hệ chiến đấu cơ mới thay thế các dòng máy bay thế hệ 4 Su-27, MiG-29 đối trọng với Mỹ-Phương Tây. Nguồn ảnh: Airlines.netCông việc phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 được giao phó cho Sukhoi JSC thay vì RAC MiG, qua 2 năm phác thảo và thiết kế, năm 2007 Tư lệnh KQ NGa Alexander Zelin đã ra tuyên bố chính thức về chương trình phát triển máy bay thế hệ thứ 5 mới của Nga với 3 nguyên mẫu đầu tiên được chế tạo. Chúng được định danh là Sukhoi PAK FA T-50. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện thành công vào ngày 29/1/2010 do phi công Sergey Bordan thực hiện. Nguồn ảnh: Airlines.netSau đó, 7 năm sau có tới 12 nguyên mẫu ra đời tiếp tục hoàn thiện và cho tới nay gần như đã hoàn tất. Mặc dù trong quá trình thử nghiệm, trình diễn, đã có những vấn đề xảy ra với các nguyên mẫu T-50. Rất may là không quá nghiêm trọng, đó cũng là điều bình thường với một dòng máy bay mới. Nguồn ảnh: Airlines.netHiện vẫn chưa có thông tin chính thức về cụ thể Không quân Nga sẽ đặt hàng bao nhiêu chiếc tiêm kích Su-57. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính nước Nga sẽ lắp ráp chừng 1.000 chiếc để trang bị cho không quân cũng như phục vụ xuất khẩu. Ấn Độ đang muốn hợp tác với Nga về việc phát triển một mẫu chiến đấu cơ trên cơ sở Su-57, Brazil, Việt Nam cũng được coi là khách hàng tiềm năng với dòng chiến đấu hiện đại này. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminSukhoi Su-57 có chiều dài ước đạt 19,8m, sải cánh 13,95m, cao 4,74m, trọng lượng rỗng 18 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn, tải trọng nhiên liệu 10,3 tấn. Máy bay được chế tạo với nhiều thành phần sử dụng vật liệu compostie tăng cường sự vững chắc kết cấu thân nhưng đảm bảo nhẹ, cơ động, và tăng khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: Airlines.netMột trong những điểm nhấn khi nói qua về tổng quan sức mạnh tiêm kích tàng hình Su-57 đó chính là công nghệ tàng hình. Cho tới nay điều này vẫn là bí mật trên Su-57 cũng như F-22 hay F-35. Nguồn ảnh:Vitaly-KuzminTheo một số nguồn tin, Su-57 sẽ có công nghệ tàng hình tương đối giống với công nghệ trên F-22 ứng dụng. Su-57 tích hợp các kỹ thuật tàng hình như hình dáng giẹp phẳng ở phần đầu và các góc cạnh răng cưa trong các họa tiết lớp sơn. Cửa hút khí dài hẹp sẽ che đi phần lớn bề mặt ép của động cơ, và máy bay cũng sẽ trang bị hệ thống chắn sóng vô tuyến tựa như loại F/A-18E/F để che bề mặt nén ở khắp các phía. Khả năng tàng hình của Su-57 rõ rệt nhất ở bán cầu trước. Dự tính Su-57 có khả năng làm giảm tiết diện radar xuống còn một quả bóng quần vợt nhìn từ góc tối ưu. Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài ra, cũng có những đồn đoán từ trước rằng máy bay Su-57 sẽ được trang bị công nghệ tàng hình Plasma tiên tiến. Với công nghệ tàng hình Plasma, tín hiệu điện từ phát ra từ các đài radar và các phương tiện thông tin vô tuyến hầu như bị hấp thụ hoàn toàn và các đài radar của đối phương hầu như bị “mù tuyệt đối”, kể cả radar ở dải sóng mét và sóng mm. Nguồn ảnh: Airlines.netVề công nghệ radar, Su-57 sẽ nhận hệ thống radar-cảm biến tiên tiến nhất trong lịch sử phát triển máy bay quân sự Liên Xô/Nga, vượt trội bất cứ máy bay chiến đấu nào trên thế giới. Dựa vào các hình ảnh được công bố thì radar trên T-50 được bố trí ở hai vị trí, thứ nhất là các radar bước sóng dài mức dm thiết kế bởi Tikhomirov NIIP, dùng band - L chuyên dụng đối phó mục tiêu tàng hình được lắp trên mép cánh chính do yêu cầu về diện tích và độ lớn. Radar chính N050 lắp ở mũi máy bay truyền thống nhưng có thêm hai radar phụ vuông góc hai bên cho phép tăng góc quét gấp nhiều lần các máy bay chiến đấu hiện tại trên thế giới vốn chỉ có một radar nằm ở mũi, giải pháp này sẽ loại bỏ việc sử dụng lắc cơ khí để tăng góc quét của radar chính. Giải pháp này đến nay vẫn là độc quyền của Nga và chưa quốc gia nào làm được. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài hệ thống radar, Su-57 sẽ vẫn được trang bị hệ thống cảm biến quang-học vốn phổ biến trên các máy bay thế hệ 4 như MiG-29, Su-27. Tổ hợp cảm biến 101KS bao gồm: một tháp theo dõi tìm kiếm hồng ngoại 101KS-V (mô hình trong ảnh) đặt ở bên phải kính chắn gió buồng lái để phát hiện, nhận diện theo dõi mọi mục tiêu trên không; hệ thống gẫy nhiễu hồng ngoại 101KS-O đánh lạc hướng tên lửa tầm nhiệt; cảm biến cảnh báo tên lửa 101KS-U và pod ngắm mục tiêu - định vị 101KS-N. Nguồn ảnh: WikipediaPhi công sẽ được trang bị mũ bay tích hợp hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ NSTsI-V mang trong mình những công nghệ mới nhất hỗ trợ đắc lực trong các nhiệm vụ chiến đấu. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminVề động cơ, hiện nay tất cả các nguyên mẫu Su-57 đều phải sử dụng phiên bản của động cơ turbofan AL-41F1 vốn là trang bị tiêu chuẩn trên tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S. Mặc dù loại động cơ này đem lại khả năng cơ động không tồi, có khả năng cho máy bay bay siêu hành trình không cần đốt tăng lực. Tuy nhiên, nó vẫn là động cơ của máy bay thế hệ 4. Nguồn ảnh: Airlines.netDo đó, ngay lúc này động cơ tốt nhất, tiên tiến nhất dành cho Su-57 đang được tích cực phát triển, nó tạm được biết tới với tên hiệu "izdeliye 30" do NAPO Saturn phát triển. Nó sử dụng cơ cấu cánh turbin phản lực, hệ thống điều khiển hoàn toàn mới, cung cấp lực đẩy khô đạt 107kN, tăng lên 167kN khi đốt tăng cường (AL-41F1 chỉ đạt lần lượt là 93,1 và 147,1kN). Nguồn ảnh: Airlines.netDự kiến, máy bay chiến đấu Su-57 sẽ đạt tốc độ tối đa Mach 2 tức 2.140km/h, tầm bay với tốc độ siêu âm lên tới 1.500km (vượt xa thế hệ 4), trần bay 20.000m. Nguồn ảnh: Airlines.netVề vũ khí, tương tự các thế hệ F-22, F-35, Su-57 sẽ có khoang vũ khí trong thân để giảm tiết diện phản xạ sóng radar tối ưu. Hai khoang này có kích cỡ dài khoảng 4,6m, rộng 1m. Ngoài ra còn có 6 giá treo bên ngoài cánh, nhưng nếu dùng giá treo này Su-57 sẽ giảm đáng kể khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: Airlines.netTheo một số nguồn tin, khoang vũ khí trong thân sẽ sử dụng kiểu giá phóng quay lắp nhiều tên lửa gồm: UVKU-50L (tải trọng 300kg) và UVKU-50U (tải trọng 700kg). Khoang vũ khí này có thể cho phép mang các tên lửa không đối không tầm ngắn K-75M2 và tầm trung K-77M; tên lửa không đối đất Kh-38M và bom thông minh 250-500kg và tên lửa chống hạm Kh-35UE. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminMặc dù các công nghệ trên tiêm kích tàng hình Su-57 vẫn chưa hoàn thiện hết, tuy nhiên Su-57 hứa hẹn sẽ là máy bay chiến đấu thế hệ 5 xuất sắc nhất hành tinh. Nguồn ảnh: Airlines.net
Vậy là sau 7 năm trải qua hàng loạt thử nghiệm, Tổ hợp Hàng không Tương lai cho Không quân Chiến thuật (PAK FA) hay còn được biết đến chủ yếu với các tên Sukhoi PAK FA T-50 đã được tên chính thức - Sukhoi Su-57. Đây chính là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên dành cho Không quân Nga, và hứa hẹn sẽ giúp nước Nga giữ vững, kiểm soát bầu trời trong nửa thế kỷ tới. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ý tưởng về PAK FA được Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên tiết lộ năm 2004. Thời điểm này, Mỹ đã chính thức trang bị và sử dụng thành tạo tiêm kích tàng hình F-22 Raptor. Điều này buộc Nga phải phát triển một thế hệ chiến đấu cơ mới thay thế các dòng máy bay thế hệ 4 Su-27, MiG-29 đối trọng với Mỹ-Phương Tây. Nguồn ảnh: Airlines.net
Công việc phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 được giao phó cho Sukhoi JSC thay vì RAC MiG, qua 2 năm phác thảo và thiết kế, năm 2007 Tư lệnh KQ NGa Alexander Zelin đã ra tuyên bố chính thức về chương trình phát triển máy bay thế hệ thứ 5 mới của Nga với 3 nguyên mẫu đầu tiên được chế tạo. Chúng được định danh là Sukhoi PAK FA T-50. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện thành công vào ngày 29/1/2010 do phi công Sergey Bordan thực hiện. Nguồn ảnh: Airlines.net
Sau đó, 7 năm sau có tới 12 nguyên mẫu ra đời tiếp tục hoàn thiện và cho tới nay gần như đã hoàn tất. Mặc dù trong quá trình thử nghiệm, trình diễn, đã có những vấn đề xảy ra với các nguyên mẫu T-50. Rất may là không quá nghiêm trọng, đó cũng là điều bình thường với một dòng máy bay mới. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về cụ thể Không quân Nga sẽ đặt hàng bao nhiêu chiếc tiêm kích Su-57. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính nước Nga sẽ lắp ráp chừng 1.000 chiếc để trang bị cho không quân cũng như phục vụ xuất khẩu. Ấn Độ đang muốn hợp tác với Nga về việc phát triển một mẫu chiến đấu cơ trên cơ sở Su-57, Brazil, Việt Nam cũng được coi là khách hàng tiềm năng với dòng chiến đấu hiện đại này. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Sukhoi Su-57 có chiều dài ước đạt 19,8m, sải cánh 13,95m, cao 4,74m, trọng lượng rỗng 18 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn, tải trọng nhiên liệu 10,3 tấn. Máy bay được chế tạo với nhiều thành phần sử dụng vật liệu compostie tăng cường sự vững chắc kết cấu thân nhưng đảm bảo nhẹ, cơ động, và tăng khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: Airlines.net
Một trong những điểm nhấn khi nói qua về tổng quan sức mạnh tiêm kích tàng hình Su-57 đó chính là công nghệ tàng hình. Cho tới nay điều này vẫn là bí mật trên Su-57 cũng như F-22 hay F-35. Nguồn ảnh:Vitaly-Kuzmin
Theo một số nguồn tin, Su-57 sẽ có công nghệ tàng hình tương đối giống với công nghệ trên F-22 ứng dụng. Su-57 tích hợp các kỹ thuật tàng hình như hình dáng giẹp phẳng ở phần đầu và các góc cạnh răng cưa trong các họa tiết lớp sơn. Cửa hút khí dài hẹp sẽ che đi phần lớn bề mặt ép của động cơ, và máy bay cũng sẽ trang bị hệ thống chắn sóng vô tuyến tựa như loại F/A-18E/F để che bề mặt nén ở khắp các phía. Khả năng tàng hình của Su-57 rõ rệt nhất ở bán cầu trước. Dự tính Su-57 có khả năng làm giảm tiết diện radar xuống còn một quả bóng quần vợt nhìn từ góc tối ưu. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài ra, cũng có những đồn đoán từ trước rằng máy bay Su-57 sẽ được trang bị công nghệ tàng hình Plasma tiên tiến. Với công nghệ tàng hình Plasma, tín hiệu điện từ phát ra từ các đài radar và các phương tiện thông tin vô tuyến hầu như bị hấp thụ hoàn toàn và các đài radar của đối phương hầu như bị “mù tuyệt đối”, kể cả radar ở dải sóng mét và sóng mm. Nguồn ảnh: Airlines.net
Về công nghệ radar, Su-57 sẽ nhận hệ thống radar-cảm biến tiên tiến nhất trong lịch sử phát triển máy bay quân sự Liên Xô/Nga, vượt trội bất cứ máy bay chiến đấu nào trên thế giới. Dựa vào các hình ảnh được công bố thì radar trên T-50 được bố trí ở hai vị trí, thứ nhất là các radar bước sóng dài mức dm thiết kế bởi Tikhomirov NIIP, dùng band - L chuyên dụng đối phó mục tiêu tàng hình được lắp trên mép cánh chính do yêu cầu về diện tích và độ lớn. Radar chính N050 lắp ở mũi máy bay truyền thống nhưng có thêm hai radar phụ vuông góc hai bên cho phép tăng góc quét gấp nhiều lần các máy bay chiến đấu hiện tại trên thế giới vốn chỉ có một radar nằm ở mũi, giải pháp này sẽ loại bỏ việc sử dụng lắc cơ khí để tăng góc quét của radar chính. Giải pháp này đến nay vẫn là độc quyền của Nga và chưa quốc gia nào làm được. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài hệ thống radar, Su-57 sẽ vẫn được trang bị hệ thống cảm biến quang-học vốn phổ biến trên các máy bay thế hệ 4 như MiG-29, Su-27. Tổ hợp cảm biến 101KS bao gồm: một tháp theo dõi tìm kiếm hồng ngoại 101KS-V (mô hình trong ảnh) đặt ở bên phải kính chắn gió buồng lái để phát hiện, nhận diện theo dõi mọi mục tiêu trên không; hệ thống gẫy nhiễu hồng ngoại 101KS-O đánh lạc hướng tên lửa tầm nhiệt; cảm biến cảnh báo tên lửa 101KS-U và pod ngắm mục tiêu - định vị 101KS-N. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phi công sẽ được trang bị mũ bay tích hợp hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ NSTsI-V mang trong mình những công nghệ mới nhất hỗ trợ đắc lực trong các nhiệm vụ chiến đấu. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Về động cơ, hiện nay tất cả các nguyên mẫu Su-57 đều phải sử dụng phiên bản của động cơ turbofan AL-41F1 vốn là trang bị tiêu chuẩn trên tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S. Mặc dù loại động cơ này đem lại khả năng cơ động không tồi, có khả năng cho máy bay bay siêu hành trình không cần đốt tăng lực. Tuy nhiên, nó vẫn là động cơ của máy bay thế hệ 4. Nguồn ảnh: Airlines.net
Do đó, ngay lúc này động cơ tốt nhất, tiên tiến nhất dành cho Su-57 đang được tích cực phát triển, nó tạm được biết tới với tên hiệu "izdeliye 30" do NAPO Saturn phát triển. Nó sử dụng cơ cấu cánh turbin phản lực, hệ thống điều khiển hoàn toàn mới, cung cấp lực đẩy khô đạt 107kN, tăng lên 167kN khi đốt tăng cường (AL-41F1 chỉ đạt lần lượt là 93,1 và 147,1kN). Nguồn ảnh: Airlines.net
Dự kiến, máy bay chiến đấu Su-57 sẽ đạt tốc độ tối đa Mach 2 tức 2.140km/h, tầm bay với tốc độ siêu âm lên tới 1.500km (vượt xa thế hệ 4), trần bay 20.000m. Nguồn ảnh: Airlines.net
Về vũ khí, tương tự các thế hệ F-22, F-35, Su-57 sẽ có khoang vũ khí trong thân để giảm tiết diện phản xạ sóng radar tối ưu. Hai khoang này có kích cỡ dài khoảng 4,6m, rộng 1m. Ngoài ra còn có 6 giá treo bên ngoài cánh, nhưng nếu dùng giá treo này Su-57 sẽ giảm đáng kể khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo một số nguồn tin, khoang vũ khí trong thân sẽ sử dụng kiểu giá phóng quay lắp nhiều tên lửa gồm: UVKU-50L (tải trọng 300kg) và UVKU-50U (tải trọng 700kg). Khoang vũ khí này có thể cho phép mang các tên lửa không đối không tầm ngắn K-75M2 và tầm trung K-77M; tên lửa không đối đất Kh-38M và bom thông minh 250-500kg và tên lửa chống hạm Kh-35UE. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Mặc dù các công nghệ trên tiêm kích tàng hình Su-57 vẫn chưa hoàn thiện hết, tuy nhiên Su-57 hứa hẹn sẽ là máy bay chiến đấu thế hệ 5 xuất sắc nhất hành tinh. Nguồn ảnh: Airlines.net