Khẩu pháo điện GAU-8 Avenger hay còn có tên gọi tắt chỉ là GAU-8 là mẫu pháo tự động đa nòng 30mm (7 nòng), được sử dụng chủ yếu bởi Không quân Mỹ trên những chiếc cường kích A-10 - và là yếu tố chính tạo khả năng tấn công tuyệt vời cho loại máy bay này. Nguồn ảnh: USAF.Ra đời từ năm 1977, GAU-8 tới nay về cơ bản vẫn không có nhiều sự khác biệt so với lúc ra đời. Khẩu pháo này có trọng lượng 281 kg và có chiều dài tổng cộng lên tới... 6,06 mét trong đó nòng súng dài 2,3 mét. Nguồn ảnh: Wiki.Pháo sử dụng cỡ đạn 30x173mm và có tổng cộng 7 nòng. Do sử dụng cơ cấu nạp đạn bằng điện, khẩu pháo này có độ giật cực nhỏ và thậm chí có thể coi là không giật với cơ chế thoát khi sau. Tốc độ bắn cực đại của pháo lên tới 3900 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Tube.Ở tốc độ bắn này, thậm chí không ai có thể nghe rõ được từng tiếng đạn thoát ra khỏi nòng pháo GAU-8 mà chỉ nghe thấy một tiếng "rẹt" rất nhanh. Với nòng pháo dài tới hơn 2 mét, sơ tốc đầu nòng của viên đạn được GAU-8 đẩy đi với tốc độ lên tới 1000 mét/giây. Nguồn ảnh: Commons.Sơ tốc đầu nòng này là nhanh hơn tốc độ âm thanh và về cơ bản là mục tiêu của GAU-8 sẽ không nghe thấy gì trước khi dính đạn. Tầm bắn hiệu quả của khẩu pháo này là 1200 mét nhưng tầm bắn tối đa của nó có thể lên tới 3600 mét tuỳ điều kiện tác chiến. Nguồn ảnh: Raysteup.Trong quá khứ, GAU-8 thậm chí còn thay đổi được tốc độ bắn từ tốc độ thấp nhất là 2100 viên/phút lên tới tốc độ cao nhất là 4200 viên/phút. Tuy nhiên sau này, các kỹ sư của Không quân Mỹ nhận ra rằng không mấy phi công chú ý tới đặc tính đổi tốc độ bắn của GAU-8 nên đã bỏ đi tính năng này, bớt đi được rất nhiều hệ thống điện tử cũng như cơ khí phức tạp. Nguồn ảnh: USAF.Độ chính xác của GAU-8 có thể coi như đạt tới tuyệt đối, tốt hơn nhiều so với người tiền nhiệm M61 Vulcan từng tham chiến ở Việt Nam. Ở khoảng cách tối đa, 80% lượng đạn của GAU-8 bắn ra trong thử nhiệm đều chính sáng. Nguồn ảnh: Lord.Dù có cỡ đạn chỉ 30mm, tuy nhiên một điều chắc chắn đó là khẩu pháo này có thể hạ gục nhiều loại xe tăng chủ lực chiến trường. Kể cả khi không xuyên được qua lớp giáp phản ứng nổ của xe tăng, những viên đạn 30mm của GAU-8 cũng có khả năng làm hư hỏng nặng các bộ phận cảm ứng điện tử bên ngoài xe tăng, khiến nó bất lực không thể tham chiến tiếp được. Nguồn ảnh: Wiki.Công việc nạp đạn cho GAU-8 khá nặng nhọc và thường phải có sự trợ giúp của máy móc hạng nặng. Ví dụ như trên chiếc cường kích A-10, tối đa chỉ mang theo được 1.174 viên đạn 30mm dành cho GAU-8 - đồng nghĩa với việc nó chỉ bắn được khoảng 20 giây là... sạch đạn. Nguồn ảnh: Pinterest.Cận cảnh một pha tấn công của GAU-10 vào mục tiêu là một căn nhà bê tông cốt thép dưới mặt đất. Nguồn ảnh: GF. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khả năng diệt tăng của cường kích A-10 với pháo điện GAU-8.
Khẩu pháo điện GAU-8 Avenger hay còn có tên gọi tắt chỉ là GAU-8 là mẫu pháo tự động đa nòng 30mm (7 nòng), được sử dụng chủ yếu bởi Không quân Mỹ trên những chiếc cường kích A-10 - và là yếu tố chính tạo khả năng tấn công tuyệt vời cho loại máy bay này. Nguồn ảnh: USAF.
Ra đời từ năm 1977, GAU-8 tới nay về cơ bản vẫn không có nhiều sự khác biệt so với lúc ra đời. Khẩu pháo này có trọng lượng 281 kg và có chiều dài tổng cộng lên tới... 6,06 mét trong đó nòng súng dài 2,3 mét. Nguồn ảnh: Wiki.
Pháo sử dụng cỡ đạn 30x173mm và có tổng cộng 7 nòng. Do sử dụng cơ cấu nạp đạn bằng điện, khẩu pháo này có độ giật cực nhỏ và thậm chí có thể coi là không giật với cơ chế thoát khi sau. Tốc độ bắn cực đại của pháo lên tới 3900 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Tube.
Ở tốc độ bắn này, thậm chí không ai có thể nghe rõ được từng tiếng đạn thoát ra khỏi nòng pháo GAU-8 mà chỉ nghe thấy một tiếng "rẹt" rất nhanh. Với nòng pháo dài tới hơn 2 mét, sơ tốc đầu nòng của viên đạn được GAU-8 đẩy đi với tốc độ lên tới 1000 mét/giây. Nguồn ảnh: Commons.
Sơ tốc đầu nòng này là nhanh hơn tốc độ âm thanh và về cơ bản là mục tiêu của GAU-8 sẽ không nghe thấy gì trước khi dính đạn. Tầm bắn hiệu quả của khẩu pháo này là 1200 mét nhưng tầm bắn tối đa của nó có thể lên tới 3600 mét tuỳ điều kiện tác chiến. Nguồn ảnh: Raysteup.
Trong quá khứ, GAU-8 thậm chí còn thay đổi được tốc độ bắn từ tốc độ thấp nhất là 2100 viên/phút lên tới tốc độ cao nhất là 4200 viên/phút. Tuy nhiên sau này, các kỹ sư của Không quân Mỹ nhận ra rằng không mấy phi công chú ý tới đặc tính đổi tốc độ bắn của GAU-8 nên đã bỏ đi tính năng này, bớt đi được rất nhiều hệ thống điện tử cũng như cơ khí phức tạp. Nguồn ảnh: USAF.
Độ chính xác của GAU-8 có thể coi như đạt tới tuyệt đối, tốt hơn nhiều so với người tiền nhiệm M61 Vulcan từng tham chiến ở Việt Nam. Ở khoảng cách tối đa, 80% lượng đạn của GAU-8 bắn ra trong thử nhiệm đều chính sáng. Nguồn ảnh: Lord.
Dù có cỡ đạn chỉ 30mm, tuy nhiên một điều chắc chắn đó là khẩu pháo này có thể hạ gục nhiều loại xe tăng chủ lực chiến trường. Kể cả khi không xuyên được qua lớp giáp phản ứng nổ của xe tăng, những viên đạn 30mm của GAU-8 cũng có khả năng làm hư hỏng nặng các bộ phận cảm ứng điện tử bên ngoài xe tăng, khiến nó bất lực không thể tham chiến tiếp được. Nguồn ảnh: Wiki.
Công việc nạp đạn cho GAU-8 khá nặng nhọc và thường phải có sự trợ giúp của máy móc hạng nặng. Ví dụ như trên chiếc cường kích A-10, tối đa chỉ mang theo được 1.174 viên đạn 30mm dành cho GAU-8 - đồng nghĩa với việc nó chỉ bắn được khoảng 20 giây là... sạch đạn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh một pha tấn công của GAU-10 vào mục tiêu là một căn nhà bê tông cốt thép dưới mặt đất. Nguồn ảnh: GF.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khả năng diệt tăng của cường kích A-10 với pháo điện GAU-8.