Cỡ đạn 7,62mm vốn dĩ là cỡ đạn tiêu chuẩn của các loại súng trường bộ binh thời trước đây, khi phát triển lên súng trường tấn công, cỡ đạn này được làm ngắn lại thành 7,62x39mm và trở thành cỡ đạn tiêu chuẩn Liên Xô kể từ năm 1961. Nguồn ảnh: BM.Một trong những nhược điểm đầu tiên của cỡ đạn 7,62mm đó là trọng lượng nặng hơn nhiều so với cỡ đạn 5,56mm chuẩn NATO. Cụ thể, với cùng một lượng dự trữ đạn có cân nặng như nhau, người lính sử dụng đạn cỡ 5,56mm sẽ có số lượng đạn nhiều hơn hẳn so với người lính sử dụng đạn cỡ 7,62. Nguồn ảnh: BM.Tiếp theo đó là nhược điểm về độ giật, do được thiết kế để sử dụng với súng trường tấn công, cỡ đạn 7,62 có uy lực rất lớn nên độ giật cao, nhất là khi bắn liên thanh. Điều này dẫn đến khó khăn khi đào tạo cho lính mới cách kiểm soát khẩu súng của họ. Nguồn ảnh: BM.Tiếp theo đó là tầm bắn kém và gia tốc đầu nòng thấp. Do có kích thước lớn hơn, trọng lượng của đầu đạn 7,62mm nặng hơn hẳn so với thông thường khiến nó bay chậm hơn và có tầm bắn ngắn hơn khoảng 15% so với cỡ đạn 5,56mm thông thường. Nguồn ảnh: MD.Về kết cấu của viên đạn 7,62x39mm cũng giống hoàn toàn với kết cấu của những loại đạn phổ thông ngày nay. Bao gồm một hạt nổ ở dưới cùng, thuốc súng và đầu đạn ở trên cùng. Khi đập hạt nổ, thuốc súng sẽ cháy giải phóng ra năng lượng đẩy viên đạn bay ra khỏi nòng. Nguồn ảnh: Makegif.Mặc dù có tầm bắn ngắn hơn và tốc độ bay chậm hơn nhưng động năng ban đầu của viên đạn cỡ 7,62x39 lại cao hơn hẳn so với các cỡ đạn chuẩn của NATO. Cụ thể, động năng của viên đạn 7,62 lên tới 2019 J. Điều này có nghĩa, viên đạn 7,62 sẽ có độ xuyên kém (do bay chậm) nhưng có độ phá lớn do động năng của chúng cao. Nguồn ảnh: Yaps.Thực tế, Liên Xô cho rằng tầm bắn ổn định của viên đạn 7,62 mm khi được sử dụng cùng súng trường tấn công AK-47 chỉ vào khoảng 300 mét là phù hợp với học thuyết quân sự của nước này. Đây cũng là khoảng cách mà các viên đạn 7,62 mm phát huy được tối đa sức mạnh của mình khi chúng có thể giữ được động năng và tốc độ đủ lớn để gây sát thương cho địch. Nguồn ảnh: Tumblr.Trong kho vũ khí của Liên Xô thời những năm cuối thập niên 60 có đầy đủ vũ khí được xây dựng theo học thuyết chiến đấu của nước này. Bao gồm súng trường tấn công AK-47 với tầm bắn hiệu quả khoảng 300 mét, súng máy trợ chiến RPD với tầm bắn hiệu quả khoảng 600 mét và trung liên RPK, tất cả đều sử dụng cỡ đạn 7,62x39mm. Nguồn ảnh: Free.Cận cảnh cơ cấu hoạt động của cỡ đạn 7,62x39mm trong khẩu AK-47 với cơ cấu trích khí đầu nòng, đẩy ngược con thoi và khóa nòng xoay. Nguồn ảnh: Pinterest.Do đầu đạn quá lớn, viên đạn AK-47 chỉ di chuyển được vài chục centimets dưới nước trước khi bị nước cản dừng lại. Mặc dù sử dụng cỡ đạn nhỏ hơn nghĩa là ít chịu lực cản của nước hơn, các khẩu súng dùng đạn cỡ 5,56 cũng chỉ bắn được dưới nước khoảng gần một mét trước khi bị cản lại hoàn toàn. Nguồn ảnh: Reddit.Khi viên đạn AK-47 đi vào cơ thể, viên đạn sẽ xoay vòng liên tục trước khi bay ra ngoài. Khác với viên đạn cỡ 5,56mm, viên 7,62mm không hề bị vỡ hoặc văng mảnh khi đi vào cơ thể, khiến việc cứu chữa nạn nhân dính đạn trở nên dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy vậy, tới ngày nay, đạn 7,62x39mm của Liên Xô đang dần bị thay thế bởi loại đạn M74 với cỡ 5,45x39mm. Với viên đạn 5,45x39mm, sức mạnh của khẩu súng sẽ bị đánh đổi lấy khả năng gọn nhẹ cùng độ giật thấp. Tuy nhiên, do loại đạn 7,62x39mm quá phổ biến nên việc thay thế hoàn toàn loại đạn này được cho là quá khó khăn. Tổng cộng ngoài Việt Nam ra vẫn còn hơn 50 quốc gia trên thế giới sử dụng loại đạn cỡ 7,62mm làm tiêu chuẩn. Nguồn ảnh: CNN. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh viên đạn AK-47 bắn xuyên vào lớp Gel đặc mô phỏng cơ thể người.
Cỡ đạn 7,62mm vốn dĩ là cỡ đạn tiêu chuẩn của các loại súng trường bộ binh thời trước đây, khi phát triển lên súng trường tấn công, cỡ đạn này được làm ngắn lại thành 7,62x39mm và trở thành cỡ đạn tiêu chuẩn Liên Xô kể từ năm 1961. Nguồn ảnh: BM.
Một trong những nhược điểm đầu tiên của cỡ đạn 7,62mm đó là trọng lượng nặng hơn nhiều so với cỡ đạn 5,56mm chuẩn NATO. Cụ thể, với cùng một lượng dự trữ đạn có cân nặng như nhau, người lính sử dụng đạn cỡ 5,56mm sẽ có số lượng đạn nhiều hơn hẳn so với người lính sử dụng đạn cỡ 7,62. Nguồn ảnh: BM.
Tiếp theo đó là nhược điểm về độ giật, do được thiết kế để sử dụng với súng trường tấn công, cỡ đạn 7,62 có uy lực rất lớn nên độ giật cao, nhất là khi bắn liên thanh. Điều này dẫn đến khó khăn khi đào tạo cho lính mới cách kiểm soát khẩu súng của họ. Nguồn ảnh: BM.
Tiếp theo đó là tầm bắn kém và gia tốc đầu nòng thấp. Do có kích thước lớn hơn, trọng lượng của đầu đạn 7,62mm nặng hơn hẳn so với thông thường khiến nó bay chậm hơn và có tầm bắn ngắn hơn khoảng 15% so với cỡ đạn 5,56mm thông thường. Nguồn ảnh: MD.
Về kết cấu của viên đạn 7,62x39mm cũng giống hoàn toàn với kết cấu của những loại đạn phổ thông ngày nay. Bao gồm một hạt nổ ở dưới cùng, thuốc súng và đầu đạn ở trên cùng. Khi đập hạt nổ, thuốc súng sẽ cháy giải phóng ra năng lượng đẩy viên đạn bay ra khỏi nòng. Nguồn ảnh: Makegif.
Mặc dù có tầm bắn ngắn hơn và tốc độ bay chậm hơn nhưng động năng ban đầu của viên đạn cỡ 7,62x39 lại cao hơn hẳn so với các cỡ đạn chuẩn của NATO. Cụ thể, động năng của viên đạn 7,62 lên tới 2019 J. Điều này có nghĩa, viên đạn 7,62 sẽ có độ xuyên kém (do bay chậm) nhưng có độ phá lớn do động năng của chúng cao. Nguồn ảnh: Yaps.
Thực tế, Liên Xô cho rằng tầm bắn ổn định của viên đạn 7,62 mm khi được sử dụng cùng súng trường tấn công AK-47 chỉ vào khoảng 300 mét là phù hợp với học thuyết quân sự của nước này. Đây cũng là khoảng cách mà các viên đạn 7,62 mm phát huy được tối đa sức mạnh của mình khi chúng có thể giữ được động năng và tốc độ đủ lớn để gây sát thương cho địch. Nguồn ảnh: Tumblr.
Trong kho vũ khí của Liên Xô thời những năm cuối thập niên 60 có đầy đủ vũ khí được xây dựng theo học thuyết chiến đấu của nước này. Bao gồm súng trường tấn công AK-47 với tầm bắn hiệu quả khoảng 300 mét, súng máy trợ chiến RPD với tầm bắn hiệu quả khoảng 600 mét và trung liên RPK, tất cả đều sử dụng cỡ đạn 7,62x39mm. Nguồn ảnh: Free.
Cận cảnh cơ cấu hoạt động của cỡ đạn 7,62x39mm trong khẩu AK-47 với cơ cấu trích khí đầu nòng, đẩy ngược con thoi và khóa nòng xoay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do đầu đạn quá lớn, viên đạn AK-47 chỉ di chuyển được vài chục centimets dưới nước trước khi bị nước cản dừng lại. Mặc dù sử dụng cỡ đạn nhỏ hơn nghĩa là ít chịu lực cản của nước hơn, các khẩu súng dùng đạn cỡ 5,56 cũng chỉ bắn được dưới nước khoảng gần một mét trước khi bị cản lại hoàn toàn. Nguồn ảnh: Reddit.
Khi viên đạn AK-47 đi vào cơ thể, viên đạn sẽ xoay vòng liên tục trước khi bay ra ngoài. Khác với viên đạn cỡ 5,56mm, viên 7,62mm không hề bị vỡ hoặc văng mảnh khi đi vào cơ thể, khiến việc cứu chữa nạn nhân dính đạn trở nên dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy vậy, tới ngày nay, đạn 7,62x39mm của Liên Xô đang dần bị thay thế bởi loại đạn M74 với cỡ 5,45x39mm. Với viên đạn 5,45x39mm, sức mạnh của khẩu súng sẽ bị đánh đổi lấy khả năng gọn nhẹ cùng độ giật thấp. Tuy nhiên, do loại đạn 7,62x39mm quá phổ biến nên việc thay thế hoàn toàn loại đạn này được cho là quá khó khăn. Tổng cộng ngoài Việt Nam ra vẫn còn hơn 50 quốc gia trên thế giới sử dụng loại đạn cỡ 7,62mm làm tiêu chuẩn. Nguồn ảnh: CNN.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh viên đạn AK-47 bắn xuyên vào lớp Gel đặc mô phỏng cơ thể người.