Vào những năm 1970, sau thất bại của chương trình phát triển vũ khí bộ binh thế hệ mới (Infanterivapen Nytt), Thụy Điển vẫn quyết định tiếp tục theo đuổi một mẫu súng trường tấn công mới để thay thế cho những khẩu Ak 4 sử dụng đạn 7.62×51mm NATO (biến thể nội địa hóa của Heckler & Koch G3) bằng một khẩu súng khác sử dụng cỡ đạn nhỏ hơn là 5.56×45mm NATO. Trong ảnh lần lượt là các dòng súng bộ binh Ak 4, Ak 5 và Carl Gustav m/45 của Quân đội Thụy Điển.Sau khi lựa chọn và thử nghiệm hơn 10 mẫu súng trường tấn công sử dụng đạn 5.56×45mm khác nhau trong giai đoạn từ 1979-1985, Thụy Điển đã quyết định lựa chọn FN FNC một mẫu súng trường tấn công của Bỉ để phát triển thế hệ súng trường tấn công tiếp theo của nước này là Ak 5.Về cơ bản, súng trường tấn công Ak 5 (Automatkarbin 5) là một biến thể sửa đổi của FN FNC do công ty quốc phòng Bofors Carl Gustaf của Thụy Điển thực hiện theo giấy phép sản xuất của FN Herstal. Nó được Bộ Quốc phòng Thụy Điển thông qua và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1986.Thiết kế cơ bản của súng trường Ak 5 không có nhiều sự thay đổi so với FN FNC cả hai mẫu súng này đều sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 5.56×45mm của NATO cùng hộp tiếp đạn STANAG 4172. Điểm khác biệt duy nhất là Ak 5 có thiết kế ốp tay phía trước gọn hơn so với FN FNC.Ak 5 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí với bolt xoay (trích khí dài) với với hai chốt lớn khóa viên đạn cố định vào vị trí khá giống các dòng súng trường Kalashnikov do Liên Xô chế tạo cùng các chế độ bắn tương tự. Thân súng Ak 5 cũng được thiết kế để có thể tháo rời nhằm tiện hơn cho việc bảo trì giống như các dòng súng tiêu chuẩn của NATO.Trong suốt lịch sử phát triển 30 năm của mình Ak 5 cũng được hiện đại hóa với nhiều biến thể khác nhau trong đó FFV Ak 5B và Bofors Ak 5C là hai biến thể phổ biến nhất trong Quân đội Thụy Điển, ngoài ra Ak 5 còn có một biến thể rút ngắn là Bofors Ak 5D dành cho các đơn vị tác chiến đặc biệt.Biến thể FFV Ak 5B có trọng lượng 4.8kg chưa bao gồm đạn với chiều dài 450mm, tốc độ bắn của nó là từ 650-700 viên/phút với sơ tốc đầu đạn 930m/s. Tầm bắn hiệu quả của các biến thể Ak 5 đều từ 250-400m và tối đa là 3.000m.Dù sở hữu biến thể Bofors Ak 5C nhưng Thụy Điển vẫn quyết định nâng cấp những khẩu FFV Ak 5B có trong biên chế của mình đa phần là việc tích hợp thêm hệ thống thanh rail và thay đổi một số bộ phận kim loại trên súng bằng vật liệu tổng hợp. Trong ảnh là một khẩu FFV Ak 5B cải tiến của Quân đội Thụy Điển.Súng trường tấn công Ak 5 không chỉ phục vụ trong Quân đội Thụy Điển mà còn cả lực lượng an ninh của nước này với nhiều biến thể khác nhau đa phần là Bofors Ak 5D do thiết kế nhỏ gọn của nó tương tự như một khẩu tiểu liên.Trong ảnh là một khẩu Bofors Ak 5D được trang bị kính ngắm Aimpoint AB, với tay cầm và ốp tay phía trước được làm bằng vật liệu tổng hợp nhằm giảm trọng lượng của súng.Một đơn vị chống khủng bố của Quân đội Thụy Điển với những khẩu FFV Ak 5B cải tiến. Dù Thụy Điển không trang bị súng phóng lựu trên các dòng súng trường tấn công của nước này nhưng một số ít FFV Ak 5B vẫn được tích hợp súng phóng lựu M203.
Vào những năm 1970, sau thất bại của chương trình phát triển vũ khí bộ binh thế hệ mới (Infanterivapen Nytt), Thụy Điển vẫn quyết định tiếp tục theo đuổi một mẫu súng trường tấn công mới để thay thế cho những khẩu Ak 4 sử dụng đạn 7.62×51mm NATO (biến thể nội địa hóa của Heckler & Koch G3) bằng một khẩu súng khác sử dụng cỡ đạn nhỏ hơn là 5.56×45mm NATO. Trong ảnh lần lượt là các dòng súng bộ binh Ak 4, Ak 5 và Carl Gustav m/45 của Quân đội Thụy Điển.
Sau khi lựa chọn và thử nghiệm hơn 10 mẫu súng trường tấn công sử dụng đạn 5.56×45mm khác nhau trong giai đoạn từ 1979-1985, Thụy Điển đã quyết định lựa chọn FN FNC một mẫu súng trường tấn công của Bỉ để phát triển thế hệ súng trường tấn công tiếp theo của nước này là Ak 5.
Về cơ bản, súng trường tấn công Ak 5 (Automatkarbin 5) là một biến thể sửa đổi của FN FNC do công ty quốc phòng Bofors Carl Gustaf của Thụy Điển thực hiện theo giấy phép sản xuất của FN Herstal. Nó được Bộ Quốc phòng Thụy Điển thông qua và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1986.
Thiết kế cơ bản của súng trường Ak 5 không có nhiều sự thay đổi so với FN FNC cả hai mẫu súng này đều sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 5.56×45mm của NATO cùng hộp tiếp đạn STANAG 4172. Điểm khác biệt duy nhất là Ak 5 có thiết kế ốp tay phía trước gọn hơn so với FN FNC.
Ak 5 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí với bolt xoay (trích khí dài) với với hai chốt lớn khóa viên đạn cố định vào vị trí khá giống các dòng súng trường Kalashnikov do Liên Xô chế tạo cùng các chế độ bắn tương tự. Thân súng Ak 5 cũng được thiết kế để có thể tháo rời nhằm tiện hơn cho việc bảo trì giống như các dòng súng tiêu chuẩn của NATO.
Trong suốt lịch sử phát triển 30 năm của mình Ak 5 cũng được hiện đại hóa với nhiều biến thể khác nhau trong đó FFV Ak 5B và Bofors Ak 5C là hai biến thể phổ biến nhất trong Quân đội Thụy Điển, ngoài ra Ak 5 còn có một biến thể rút ngắn là Bofors Ak 5D dành cho các đơn vị tác chiến đặc biệt.
Biến thể FFV Ak 5B có trọng lượng 4.8kg chưa bao gồm đạn với chiều dài 450mm, tốc độ bắn của nó là từ 650-700 viên/phút với sơ tốc đầu đạn 930m/s. Tầm bắn hiệu quả của các biến thể Ak 5 đều từ 250-400m và tối đa là 3.000m.
Dù sở hữu biến thể Bofors Ak 5C nhưng Thụy Điển vẫn quyết định nâng cấp những khẩu FFV Ak 5B có trong biên chế của mình đa phần là việc tích hợp thêm hệ thống thanh rail và thay đổi một số bộ phận kim loại trên súng bằng vật liệu tổng hợp. Trong ảnh là một khẩu FFV Ak 5B cải tiến của Quân đội Thụy Điển.
Súng trường tấn công Ak 5 không chỉ phục vụ trong Quân đội Thụy Điển mà còn cả lực lượng an ninh của nước này với nhiều biến thể khác nhau đa phần là Bofors Ak 5D do thiết kế nhỏ gọn của nó tương tự như một khẩu tiểu liên.
Trong ảnh là một khẩu Bofors Ak 5D được trang bị kính ngắm Aimpoint AB, với tay cầm và ốp tay phía trước được làm bằng vật liệu tổng hợp nhằm giảm trọng lượng của súng.
Một đơn vị chống khủng bố của Quân đội Thụy Điển với những khẩu FFV Ak 5B cải tiến. Dù Thụy Điển không trang bị súng phóng lựu trên các dòng súng trường tấn công của nước này nhưng một số ít FFV Ak 5B vẫn được tích hợp súng phóng lựu M203.