Đã gần một tháng, kể từ khi Nga giành quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Lysichansk và là sự kiện đánh dấu việc Nga tiếp quản toàn bộ vùng Luhansk của Ukraine.Trong thời gian tiếp theo, quân Nga triển khai trên hướng này tiến hành bổ sung nhân lực và trang bị, nên không tổ chức các cuộc tấn công quy mô lớn. Tuy nhiên, phía Ukraine dường như nghĩ rằng, quân Nga không tấn công vì Moskva không còn đủ lực. Vì vậy, giới lãnh đạo Kiev rất tự tin, sẽ tung đòn phản công lớn trước quân Nga tại thành phố Kherson vào tháng 9 tới. Ý tưởng đánh bật lực lượng chiếm đóng của Nga khỏi lãnh thổ Ukraine, đã trở nên "lạc quan" hơn trong giới lãnh đạo Ukraine, kể từ khi Kiev được Mỹ viện trợ tên lửa HIMARS.Đánh giá khách quan, trong giai đoạn này, Quân đội Ukraine với sự hỗ trợ của tên lửa HIMARS, đã phá hủy một số kho đạn ở hậu phương của quân Nga và các mục tiêu trọng điểm như cây cầu chiến lược Antonov bắc qua sông Dniev. Lập trường của Ukraine đối với Nga gần đây ngày càng cứng rắn hơn. Theo thông tin mới nhất được tạp chí quốc phòng Ukraine đăng tải, chỉ vài ngày trước, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trên mạng xã hội chính thức của họ rằng, họ đã phá hủy một cây cầu quan trọng ở Kherson bằng tên lửa HIMARS.Kiev tuyên bố rằng, cây cầu này rất quan trọng với tuyến vận tải và bảo đảm hậu cần của Quân đội Nga tại thành phố Kherson. Kiev cho rằng, Quân đội Nga hiện phải đối mặt với hai lựa chọn: Rút lui hoặc bị Quân đội Ukraine tiêu diệt. Tuy vậy lãnh đạo Ukraine cũng không được tùy ý lựa chọn; khi Mỹ cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa cơ động HIMARS, nhưng chỉ viện trợ loại tên lửa M31 có tầm bắn tối đa 80 km, chứ không phải loại tên lửa chiến thuật lục quân có tầm bắn 300km. Lý do là Mỹ lo sợ Ukraine dùng loại tên lửa tầm xa, tấn công vào lãnh thổ Nga, và rất có thể, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường Ukraine. Bằng cách này, bản chất của mâu thuẫn giữa hai bên đã hoàn toàn thay đổi. Tình huống Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhiều khả năng NATO sẽ phải can thiệp ồ ạt vào cuộc chiến; nhưng khi đó, Nga có thể sử dụng kho dự trữ 6.000 đầu đạn hạt nhân của chính mình. Cả Nga và NATO lúc này có thể hủy diệt lẫn nhau và đây sẽ là viễn cảnh gần như không bao giờ xảy ra. Phương Tây lo ngại, nhưng Ukraine dường như không có gì phải e ngại về điều đó. Theo thông tin mới nhất từ kênh truyền hình "Nước Nga ngày nay", chỉ vài ngày trước, Danilov, Thư ký Ủy ban Quốc phòng và An ninh Ukraine, cho biết trong một chương trình truyền hình trực tiếp rằng, Quân đội Ukraine sẽ không ngần ngại tấn công Nga?Vậy tại sao Ukraine lại dám đưa ra mức độ đe dọa an ninh đối với Nga như vậy, nhất là với một quốc gia có năng lực vũ khí hạt nhân hàng đầu thế giới như Nga? Phải chăng Kiev có loại "siêu vũ khí" nào có thể sẵn sàng trả đũa Nga, kể cả khi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân?Nhưng thực tế chiến trường những ngày qua đã trả lời, khi Quân đội Nga đã nhanh chóng phá tan ảo tưởng của Kiev, bằng những hành động quân sự thiết thực. Quan sát tần suất tấn công gần đây của Quân đội Nga cũng cho thấy, Quân đội Nga triển khai ở Donbass, đã hoàn thành việc điều chỉnh nhân sự và bổ sung trang thiết bị, và có khả năng phát động lại một cuộc tấn công tổng lực quy mô lớn.Chỉ vài ngày trước, Nhà máy điện Bakhmut, nơi được Quân đội Ukraine bảo vệ dày đặc, đã nhanh chóng bị Quân đội Nga đánh chiếm. Ngày 29/7 theo giờ địa phương, Quân đội Nga gần như mở cuộc tấn công tổng lực vào Tuyến kiểm soát của cả hai bên. Đầu tiên, ở mặt trận phía bắc, Quân đội Nga tiếp tục tiến về Seville và Bakhmut, làm hao mòn dần sức chống cự của Quân đội Ukraine. Ở mặt trận phía Nam, đặc biệt là ở ngoại ô Donetsk, Quân đội Nga cũng mở các cuộc tấn công ác liệt vào các nơi như Piski và Avdivka. Trong quá khứ, vùng ngoại vi của Donetsk không phải là trọng tâm của Quân đội Nga, nhưng sau đó Quân đội Nga có lẽ muốn mở một cuộc tấn công gọng kìm từ phía bắc và nam cùng một lúc, và cuối cùng là hợp vây tiến đánh quân chủ lực Ukraine ở Slavyansk và Kramatorsk.Cái gọi là cuộc phản công của Quân đội Ukraine tại thành phố Kherson thật thú vị. Đầu tháng 4, sau khi đánh bật được Quân đội Nga khỏi Nikolayev, họ tuyên bố sẽ phản công tại Kherson, buộc quân Nga phải ra hàng. Sau đó, cuộc phản công vào Kherson được đẩy sang tháng Bảy, và bây giờ nó được đẩy sang tháng Chín. Ranh giới kiểm soát thực tế xung quanh Kherson cho đến nay không thay đổi nhiều và Quân đội Ukraine, có lẽ chỉ là mở cuộc "phản công" trên mặt trận truyền thông.
Đã gần một tháng, kể từ khi Nga giành quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Lysichansk và là sự kiện đánh dấu việc Nga tiếp quản toàn bộ vùng Luhansk của Ukraine.
Trong thời gian tiếp theo, quân Nga triển khai trên hướng này tiến hành bổ sung nhân lực và trang bị, nên không tổ chức các cuộc tấn công quy mô lớn. Tuy nhiên, phía Ukraine dường như nghĩ rằng, quân Nga không tấn công vì Moskva không còn đủ lực.
Vì vậy, giới lãnh đạo Kiev rất tự tin, sẽ tung đòn phản công lớn trước quân Nga tại thành phố Kherson vào tháng 9 tới. Ý tưởng đánh bật lực lượng chiếm đóng của Nga khỏi lãnh thổ Ukraine, đã trở nên "lạc quan" hơn trong giới lãnh đạo Ukraine, kể từ khi Kiev được Mỹ viện trợ tên lửa HIMARS.
Đánh giá khách quan, trong giai đoạn này, Quân đội Ukraine với sự hỗ trợ của tên lửa HIMARS, đã phá hủy một số kho đạn ở hậu phương của quân Nga và các mục tiêu trọng điểm như cây cầu chiến lược Antonov bắc qua sông Dniev.
Lập trường của Ukraine đối với Nga gần đây ngày càng cứng rắn hơn. Theo thông tin mới nhất được tạp chí quốc phòng Ukraine đăng tải, chỉ vài ngày trước, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trên mạng xã hội chính thức của họ rằng, họ đã phá hủy một cây cầu quan trọng ở Kherson bằng tên lửa HIMARS.
Kiev tuyên bố rằng, cây cầu này rất quan trọng với tuyến vận tải và bảo đảm hậu cần của Quân đội Nga tại thành phố Kherson. Kiev cho rằng, Quân đội Nga hiện phải đối mặt với hai lựa chọn: Rút lui hoặc bị Quân đội Ukraine tiêu diệt.
Tuy vậy lãnh đạo Ukraine cũng không được tùy ý lựa chọn; khi Mỹ cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa cơ động HIMARS, nhưng chỉ viện trợ loại tên lửa M31 có tầm bắn tối đa 80 km, chứ không phải loại tên lửa chiến thuật lục quân có tầm bắn 300km.
Lý do là Mỹ lo sợ Ukraine dùng loại tên lửa tầm xa, tấn công vào lãnh thổ Nga, và rất có thể, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường Ukraine. Bằng cách này, bản chất của mâu thuẫn giữa hai bên đã hoàn toàn thay đổi.
Tình huống Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhiều khả năng NATO sẽ phải can thiệp ồ ạt vào cuộc chiến; nhưng khi đó, Nga có thể sử dụng kho dự trữ 6.000 đầu đạn hạt nhân của chính mình. Cả Nga và NATO lúc này có thể hủy diệt lẫn nhau và đây sẽ là viễn cảnh gần như không bao giờ xảy ra.
Phương Tây lo ngại, nhưng Ukraine dường như không có gì phải e ngại về điều đó. Theo thông tin mới nhất từ kênh truyền hình "Nước Nga ngày nay", chỉ vài ngày trước, Danilov, Thư ký Ủy ban Quốc phòng và An ninh Ukraine, cho biết trong một chương trình truyền hình trực tiếp rằng, Quân đội Ukraine sẽ không ngần ngại tấn công Nga?
Vậy tại sao Ukraine lại dám đưa ra mức độ đe dọa an ninh đối với Nga như vậy, nhất là với một quốc gia có năng lực vũ khí hạt nhân hàng đầu thế giới như Nga? Phải chăng Kiev có loại "siêu vũ khí" nào có thể sẵn sàng trả đũa Nga, kể cả khi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân?
Nhưng thực tế chiến trường những ngày qua đã trả lời, khi Quân đội Nga đã nhanh chóng phá tan ảo tưởng của Kiev, bằng những hành động quân sự thiết thực.
Quan sát tần suất tấn công gần đây của Quân đội Nga cũng cho thấy, Quân đội Nga triển khai ở Donbass, đã hoàn thành việc điều chỉnh nhân sự và bổ sung trang thiết bị, và có khả năng phát động lại một cuộc tấn công tổng lực quy mô lớn.
Chỉ vài ngày trước, Nhà máy điện Bakhmut, nơi được Quân đội Ukraine bảo vệ dày đặc, đã nhanh chóng bị Quân đội Nga đánh chiếm. Ngày 29/7 theo giờ địa phương, Quân đội Nga gần như mở cuộc tấn công tổng lực vào Tuyến kiểm soát của cả hai bên.
Đầu tiên, ở mặt trận phía bắc, Quân đội Nga tiếp tục tiến về Seville và Bakhmut, làm hao mòn dần sức chống cự của Quân đội Ukraine. Ở mặt trận phía Nam, đặc biệt là ở ngoại ô Donetsk, Quân đội Nga cũng mở các cuộc tấn công ác liệt vào các nơi như Piski và Avdivka.
Trong quá khứ, vùng ngoại vi của Donetsk không phải là trọng tâm của Quân đội Nga, nhưng sau đó Quân đội Nga có lẽ muốn mở một cuộc tấn công gọng kìm từ phía bắc và nam cùng một lúc, và cuối cùng là hợp vây tiến đánh quân chủ lực Ukraine ở Slavyansk và Kramatorsk.
Cái gọi là cuộc phản công của Quân đội Ukraine tại thành phố Kherson thật thú vị. Đầu tháng 4, sau khi đánh bật được Quân đội Nga khỏi Nikolayev, họ tuyên bố sẽ phản công tại Kherson, buộc quân Nga phải ra hàng.
Sau đó, cuộc phản công vào Kherson được đẩy sang tháng Bảy, và bây giờ nó được đẩy sang tháng Chín. Ranh giới kiểm soát thực tế xung quanh Kherson cho đến nay không thay đổi nhiều và Quân đội Ukraine, có lẽ chỉ là mở cuộc "phản công" trên mặt trận truyền thông.