Thượng tá Andrei Rudik, đại diện Trung tâm nghiên cứu chiến tích, vũ khí tương lai và trang thiết bị quân sự của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, đã công bố tại một cuộc họp báo về kết quả họ tháo dỡ xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M của Nga.Theo các chuyên gia Ukraine, T-90M là xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất hiện được quân đội Nga sử dụng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Còn loại xe tăng T-14 Amata tiên tiến hơn, chưa thấy xuất hiện trong cuộc chiến. Phía Ukraine đã phân tích chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M bị Quân đội Ukraine thu giữ vào tháng 9 năm ngoái và cho rằng, xe tăng T-90M thực chất chỉ là một chiếc T-72B kiểu cũ, nhưng được nâng cấp và tân trang. Qua nghiên cứu một số lượng lớn các bộ phận được tháo rời từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M, các chuyên gia Ukraine nhận thấy, các kỹ sư Nga đã sử dụng nhiều công nghệ hoặc linh kiện của phương Tây trên chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực của họ.Các chuyên gia Ukraine cũng cho rằng, chiếc T-90M “rất phù hợp” với các cuộc duyệt binh hay cuộc “hội thi” đua xe tăng… Nhưng hiệu suất trên chiến trường không được tốt lắm; ở nhiều chỉ số thậm chí “còn không bằng” T-64BM của quân đội Ukraine. Thượng tá Andre Rudik cho biết, hầu hết các thiết bị điện tử của T-90M, đặc biệt là các “bộ phận cốt lõi”, đều có nguồn gốc nhập khẩu từ phương Tây hoặc các nước khác; kể cả việc sử dụng các “linh kiện điện tử trong đồ gia dụng”(?). Dẫn đến hiệu suất và độ tin cậy của các thiết bị trên xe không cao. Theo các chuyên gia Ukraine, các công ty Nga cố gắng che giấu nguồn gốc của các thành phần cốt lõi này, điều này đã hạn chế nghiêm trọng việc sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M. Trước khi xung đột nổ ra, quân đội Nga chỉ có khoảng 100 chiếc T-90M trong biên chế. Phía Nga cũng cố gắng tìm mọi cách để trốn tránh các lệnh trừng phạt, để có được các bộ phận nhập khẩu để sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M mới hoặc để sửa chữa, nhưng sản lượng rất thấp và lô xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M mới nhất, được sản xuất chỉ có 10 chiếc. Động cơ của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M là V-92S2F, về cơ bản là phiên bản cải tiến của động cơ V-2; động cơ này được phát triển cho xe tăng chiến đấu chủ lực T-34. V-92S2F có công suất công bố là 1.130 mã lực, nhưng trong chiến đấu, công suất thực tế của nó chỉ đạt 70%; Các chuyên gia Ukraine cũng “phát hiện” ra, máy nạp đạn tự động của xe tăng T-90M không hề được cải tiến như phía Nga công bố; khi máy nạp đạn tự động của T-90M giống hệt của xe tăng T-72.Đạn dự phòng đúng là được đặt phía sau tháp pháo, nhưng nếu pháo thủ muốn nạp những viên đạn dự phòng này, thì phải rời ghế lái và lấy đạn ra khỏi khoang chứa phía sau; điều đó có nghĩa là không thể thực hiện thao tác nạp đạn trực tiếp từ khoang chứa đạn sau; Giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt lắp trên xe T-90M không có sự khác biệt cơ bản so với ERA Kontakt-5 thời Liên Xô; nhưng các nhà thiết kế Nga đã lắp thêm giáp phản ứng nổ cho T-90M, đồng thời nâng cao khả năng phòng thủ của nó.Tuy nhiên việc lắp thêm giáp cho T-90M, sẽ làm tăng trọng lượng, khiến tính cơ động càng giảm và nhiều lớp giáp bổ sung cũng không cải thiện hiệu quả tính năng bảo vệ của T-90M. Do vậy chiếc T-90M đầu tiên, đã bị quân đội Ukraine hạ gục bằng súng không giật Carl Gustav 84mm do Thụy Điển sản xuất. Phía Ukraine cho rằng, Quân đội Nga gần như không còn sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M trong chiến đấu, để “bảo vệ những tài sản quý giá này”; một khi xe tăng T-90M bị mất thì rất khó để bổ sung hoặc sửa chữa?Thay vào đó, Quân đội Nga tăng cường sử dụng thêm xe tăng T-72 và xe tăng kiểu cũ T-62, cố gắng bù đắp những gì nó thiếu về hiệu suất bằng số lượng, và những chiếc xe tăng cũ này rất dễ bị tiêu diệt. Ảnh: Xe tăng T-90M của Nga vận chuyển sang chiến trường Ukraine. Nguồn Towar.ru Tất nhiên, điều này cũng khiến quân đội Ukraine khó có được kết quả tiêu diệt hoặc bắt sống xe tăng T-90M của Nga. Theo chuyên gia Ukraine, không phải xe tăng T-90M khó đối phó, mà là nó “rất hiếm khi xuất hiện ở tiền tuyến”; nên quân đội Ukraine không có cơ hội. Nhưng liệu các thông tin của các chuyên gia Ukraine đưa ra có là đúng? Khi vào ngày 16/3, ông Denis Averin, người phát ngôn Lực lượng Trung tâm của Nga cho biết: "UAV của quân Nga đã phát hiện một nhóm trinh sát thuộc Lữ đoàn đổ bộ đường không 81 của Quân đội Ukraine theo hướng Krasny Liman. Kíp chiến đấu của các xe tăng T-90M đã nã pháo, khiến đối phương chịu tổn thất và bị đẩy lùi về vị trí ban đầu".T-90M Proryv, được phát triển bởi Công ty quốc phòng Uralvagonzavod; đây là phương tiện bọc thép tiên tiến nhất trong dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Xe được bọc thép bảo vệ toàn diện, trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động hóa cao, có thể tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết và công nghệ tăng cường khả năng sống sót.T-90M được trang bị tháp pháo mới khác với module chiến đấu sản xuất hàng loạt, trang bị động cơ 1.130 mã lực. T-90M được trang bị pháo cỡ nòng 125mm loại mới, có thể bắn các loại đạn pháo mới và phóng tên lửa có điều khiển qua nòng, khả năng tiêu diệt mục tiêu đến 5km. Xe tăng T-90M được trang bị hệ thống ngắm đa kênh mới, nên có thể tiêu diệt mục tiêu trong bất kỳ điều kiện thời tiết, ngày/đêm. Hệ thống trao đổi dữ liệu với các phương tiện chiến đấu khác trong thời gian thực, cũng là một trong những lợi thế quan trọng của T-90M.Lô xe tăng T-90M Proryv đầu tiên đi vào hoạt động vào mùa xuân năm 2020. Bên lề diễn đàn Army-2021, Bộ Quốc phòng Nga và Uralvagonzavod đã ký hợp đồng cung cấp thêm một lô xe tăng T-90M và hiện đại hóa các xe tăng T-90A lên phiên bản T-90M. Xe tăng T-90M của Nga chiến đấu ở chiến trường Ukraine.
Thượng tá Andrei Rudik, đại diện Trung tâm nghiên cứu chiến tích, vũ khí tương lai và trang thiết bị quân sự của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, đã công bố tại một cuộc họp báo về kết quả họ tháo dỡ xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M của Nga.
Theo các chuyên gia Ukraine, T-90M là xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất hiện được quân đội Nga sử dụng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Còn loại xe tăng T-14 Amata tiên tiến hơn, chưa thấy xuất hiện trong cuộc chiến.
Phía Ukraine đã phân tích chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M bị Quân đội Ukraine thu giữ vào tháng 9 năm ngoái và cho rằng, xe tăng T-90M thực chất chỉ là một chiếc T-72B kiểu cũ, nhưng được nâng cấp và tân trang.
Qua nghiên cứu một số lượng lớn các bộ phận được tháo rời từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M, các chuyên gia Ukraine nhận thấy, các kỹ sư Nga đã sử dụng nhiều công nghệ hoặc linh kiện của phương Tây trên chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực của họ.
Các chuyên gia Ukraine cũng cho rằng, chiếc T-90M “rất phù hợp” với các cuộc duyệt binh hay cuộc “hội thi” đua xe tăng… Nhưng hiệu suất trên chiến trường không được tốt lắm; ở nhiều chỉ số thậm chí “còn không bằng” T-64BM của quân đội Ukraine.
Thượng tá Andre Rudik cho biết, hầu hết các thiết bị điện tử của T-90M, đặc biệt là các “bộ phận cốt lõi”, đều có nguồn gốc nhập khẩu từ phương Tây hoặc các nước khác; kể cả việc sử dụng các “linh kiện điện tử trong đồ gia dụng”(?). Dẫn đến hiệu suất và độ tin cậy của các thiết bị trên xe không cao.
Theo các chuyên gia Ukraine, các công ty Nga cố gắng che giấu nguồn gốc của các thành phần cốt lõi này, điều này đã hạn chế nghiêm trọng việc sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M. Trước khi xung đột nổ ra, quân đội Nga chỉ có khoảng 100 chiếc T-90M trong biên chế.
Phía Nga cũng cố gắng tìm mọi cách để trốn tránh các lệnh trừng phạt, để có được các bộ phận nhập khẩu để sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M mới hoặc để sửa chữa, nhưng sản lượng rất thấp và lô xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M mới nhất, được sản xuất chỉ có 10 chiếc.
Động cơ của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M là V-92S2F, về cơ bản là phiên bản cải tiến của động cơ V-2; động cơ này được phát triển cho xe tăng chiến đấu chủ lực T-34. V-92S2F có công suất công bố là 1.130 mã lực, nhưng trong chiến đấu, công suất thực tế của nó chỉ đạt 70%;
Các chuyên gia Ukraine cũng “phát hiện” ra, máy nạp đạn tự động của xe tăng T-90M không hề được cải tiến như phía Nga công bố; khi máy nạp đạn tự động của T-90M giống hệt của xe tăng T-72.
Đạn dự phòng đúng là được đặt phía sau tháp pháo, nhưng nếu pháo thủ muốn nạp những viên đạn dự phòng này, thì phải rời ghế lái và lấy đạn ra khỏi khoang chứa phía sau; điều đó có nghĩa là không thể thực hiện thao tác nạp đạn trực tiếp từ khoang chứa đạn sau;
Giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt lắp trên xe T-90M không có sự khác biệt cơ bản so với ERA Kontakt-5 thời Liên Xô; nhưng các nhà thiết kế Nga đã lắp thêm giáp phản ứng nổ cho T-90M, đồng thời nâng cao khả năng phòng thủ của nó.
Tuy nhiên việc lắp thêm giáp cho T-90M, sẽ làm tăng trọng lượng, khiến tính cơ động càng giảm và nhiều lớp giáp bổ sung cũng không cải thiện hiệu quả tính năng bảo vệ của T-90M. Do vậy chiếc T-90M đầu tiên, đã bị quân đội Ukraine hạ gục bằng súng không giật Carl Gustav 84mm do Thụy Điển sản xuất.
Phía Ukraine cho rằng, Quân đội Nga gần như không còn sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M trong chiến đấu, để “bảo vệ những tài sản quý giá này”; một khi xe tăng T-90M bị mất thì rất khó để bổ sung hoặc sửa chữa?
Thay vào đó, Quân đội Nga tăng cường sử dụng thêm xe tăng T-72 và xe tăng kiểu cũ T-62, cố gắng bù đắp những gì nó thiếu về hiệu suất bằng số lượng, và những chiếc xe tăng cũ này rất dễ bị tiêu diệt. Ảnh: Xe tăng T-90M của Nga vận chuyển sang chiến trường Ukraine. Nguồn Towar.ru
Tất nhiên, điều này cũng khiến quân đội Ukraine khó có được kết quả tiêu diệt hoặc bắt sống xe tăng T-90M của Nga. Theo chuyên gia Ukraine, không phải xe tăng T-90M khó đối phó, mà là nó “rất hiếm khi xuất hiện ở tiền tuyến”; nên quân đội Ukraine không có cơ hội.
Nhưng liệu các thông tin của các chuyên gia Ukraine đưa ra có là đúng? Khi vào ngày 16/3, ông Denis Averin, người phát ngôn Lực lượng Trung tâm của Nga cho biết: "UAV của quân Nga đã phát hiện một nhóm trinh sát thuộc Lữ đoàn đổ bộ đường không 81 của Quân đội Ukraine theo hướng Krasny Liman. Kíp chiến đấu của các xe tăng T-90M đã nã pháo, khiến đối phương chịu tổn thất và bị đẩy lùi về vị trí ban đầu".
T-90M Proryv, được phát triển bởi Công ty quốc phòng Uralvagonzavod; đây là phương tiện bọc thép tiên tiến nhất trong dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Xe được bọc thép bảo vệ toàn diện, trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động hóa cao, có thể tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết và công nghệ tăng cường khả năng sống sót.
T-90M được trang bị tháp pháo mới khác với module chiến đấu sản xuất hàng loạt, trang bị động cơ 1.130 mã lực. T-90M được trang bị pháo cỡ nòng 125mm loại mới, có thể bắn các loại đạn pháo mới và phóng tên lửa có điều khiển qua nòng, khả năng tiêu diệt mục tiêu đến 5km.
Xe tăng T-90M được trang bị hệ thống ngắm đa kênh mới, nên có thể tiêu diệt mục tiêu trong bất kỳ điều kiện thời tiết, ngày/đêm. Hệ thống trao đổi dữ liệu với các phương tiện chiến đấu khác trong thời gian thực, cũng là một trong những lợi thế quan trọng của T-90M.
Lô xe tăng T-90M Proryv đầu tiên đi vào hoạt động vào mùa xuân năm 2020. Bên lề diễn đàn Army-2021, Bộ Quốc phòng Nga và Uralvagonzavod đã ký hợp đồng cung cấp thêm một lô xe tăng T-90M và hiện đại hóa các xe tăng T-90A lên phiên bản T-90M.
Xe tăng T-90M của Nga chiến đấu ở chiến trường Ukraine.