Trang Bulgarian Military.com dẫn lời ông Oleksandr Kamishin, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Chiến lược Ukraine, nhấn mạnh việc áp dụng các giải pháp phòng không mới “Mỹ-Ukraina” trên chiến trường nước này, mang lại hiệu quả tích cực.Ông Kamishin cho rằng, đây không phải là những hệ thống đơn lẻ mà là sự kết hợp của ít nhất năm hệ thống khác nhau. Ông Kamishin cũng chỉ ra rằng, theo truyền thống, việc tạo ra một hệ thống phòng không “thông thường” là một quá trình kéo dài ít nhất 5 năm.Đáng chú ý là những nỗ lực tổng hợp trong việc phát triển các hệ thống phòng không lai và yêu cầu của cuộc xung đột, đã đẩy nhanh quá trình này. Thành tựu quan trọng này tạo điều kiện thuận lợi cho họ triển khai ngay lập tức trong cuộc chiến phòng không chống lại Nga.Sự kết hợp các nguồn lực và kiến thức chuyên môn này không chỉ giới hạn trong thời gian ngắn. Trên thực tế, nó bao gồm các dự án ngắn hạn, trung hạn và thậm chí dài hạn, nhà lãnh đạo Ukraine lưu ý.Nhiệm vụ của cả Mỹ và Ukraine không phải là tạo động lực cho sự cạnh tranh với các đồng minh của họ để phát triển một loại vũ khí mới xuất khẩu ra thị trường, mà mối quan hệ hợp tác này nhằm nhanh chóng tạo ra hệ thống vũ khí mới mà cả Mỹ và Ukraine đều không có sẵn. Ông Kamishin giải thích: “Đó là mối quan hệ cộng sinh, trong đó chúng tôi đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa lực lượng phòng không của mình và phá vỡ những khái niệm cũ về sự kết hợp giữa vũ khí Liên Xô và phương Tây”.Các dự án kết hợp hiện đang được phát triển dưới sự phụ trách của FrankenSAM, một thương hiệu chung giữa Mỹ và Ukraine. Tuy nhiên, vai trò cụ thể của FrankenSAM trong bất kỳ ứng dụng vũ khí nào trên chiến trường, đều chưa được truyền thông quốc tế xác thực.Với tiết lộ của ông Kamishin, các nhà phân tích quân sự và cư dân mạng bắt đầu suy đoán, liệu chiến trường Ukraine có trở thành địa điểm thử nghiệm hệ thống này hay không?Một điều thực tế là từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2 năm ngoái, chiến trường Ukraine đã biến thành nơi thử nghiệm nhiều loại vũ khí tiên tiến, được cả hai phe tham gia sử dụng. Một số nhà phân tích quân sự cho rằng, hệ thống phòng không lai giữa Liên Xô và phương Tây mới này, có thể có khả năng ngăn chặn một số cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa hành trình, mà Nga thực hiện nhằm vào các mục tiêu của Ukraine.Phân tích một cách đơn giản hơn Qquân đội Ukraine đang khôi phục lại các bệ phóng tên lửa phòng không cũ của Liên Xô, bằng cách tích hợp chúng với các tên lửa tiên tiến, chủ yếu mua từ các đồng minh phương Tây; trong đó phần lớn là từ Mỹ.Hãy lấy dự án FrankenSAM do Mỹ điều hành làm ví dụ; đến thời điểm hiện tại, đã có ba biến thể được biết đến theo sáng kiến này. Chương trình đầu tiên tập trung vào việc kết hợp tên lửa phòng không Sea Sparrow của Mỹ, vào các bệ thống phóng tên lửa Buk thời Liên Xô. Thứ hai là việc kết hợp tên lửa không đối không Sidewinder của Mỹ với công nghệ radar của Liên Xô. Cuối cùng là một hoạt động cực kỳ bí mật, được đánh giá cao vì khả năng vượt trội của nó, nhưng chi tiết chính xác thì không được công chúng biết đến. Hiện giữa Mỹ và Ukraine có một loạt dự án, trong đó có những dự án chỉ đơn giản là đặt các ống phóng tên lửa Mỹ, lên các bệ phóng cũ của Liên Xô. Ngược lại, những giải pháp khác liên quan đến việc tích hợp đầy đủ các hệ thống phóng hoàn chỉnh của Mỹ, vào hệ thống phòng không S-300 một cách hoàn chỉnh. Một bài viết phân tích sâu sắc đăng trên tờ Financial Times tiết lộ, một sáng kiến đáng chú ý của Ukraine trong việc khôi phục tên lửa không đối không AIM-9 do Mỹ cung cấp. Loại tên lửa này được cho là đã bị loại biên và chúng được cải tạo thành tên lửa đất đối không.Trả lời phỏng vấn với trang Bulgarian Military, một quan chức Ukraine (giấu tên) cho biết: “Chúng tôi đã khắc phục chúng và phát hiện ra một phương pháp cải tiến, để triển khai tên lửa phòng không của phương Tây trên các bệ phóng của Liên Xô. Đây thực chất là một hệ thống phòng không tự chế”. Gần đây, Bộ trưởng Kamishin khẳng định rằng, mục tiêu chính của tất cả các dự án được theo đuổi dưới sự bảo trợ của chương trình chung FrankenSAM, là sự tích hợp liền mạch các cấu trúc phòng không của phương Tây vào các hệ thống phòng không đã lạc hậu của Liên Xô.Tính độc đáo của nỗ lực sáng tạo này chỉ là một khía cạnh của sự sắp xếp và kết hợp nhiều mặt. Đáng chú ý, những cải tiến này giúp các hệ thống phòng không cũ của Liên Xô tiếp tục đóng vai trò là xương sống trong Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Trang Bulgarian Military.com dẫn lời ông Oleksandr Kamishin, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Chiến lược Ukraine, nhấn mạnh việc áp dụng các giải pháp phòng không mới “Mỹ-Ukraina” trên chiến trường nước này, mang lại hiệu quả tích cực.
Ông Kamishin cho rằng, đây không phải là những hệ thống đơn lẻ mà là sự kết hợp của ít nhất năm hệ thống khác nhau. Ông Kamishin cũng chỉ ra rằng, theo truyền thống, việc tạo ra một hệ thống phòng không “thông thường” là một quá trình kéo dài ít nhất 5 năm.
Đáng chú ý là những nỗ lực tổng hợp trong việc phát triển các hệ thống phòng không lai và yêu cầu của cuộc xung đột, đã đẩy nhanh quá trình này. Thành tựu quan trọng này tạo điều kiện thuận lợi cho họ triển khai ngay lập tức trong cuộc chiến phòng không chống lại Nga.
Sự kết hợp các nguồn lực và kiến thức chuyên môn này không chỉ giới hạn trong thời gian ngắn. Trên thực tế, nó bao gồm các dự án ngắn hạn, trung hạn và thậm chí dài hạn, nhà lãnh đạo Ukraine lưu ý.
Nhiệm vụ của cả Mỹ và Ukraine không phải là tạo động lực cho sự cạnh tranh với các đồng minh của họ để phát triển một loại vũ khí mới xuất khẩu ra thị trường, mà mối quan hệ hợp tác này nhằm nhanh chóng tạo ra hệ thống vũ khí mới mà cả Mỹ và Ukraine đều không có sẵn.
Ông Kamishin giải thích: “Đó là mối quan hệ cộng sinh, trong đó chúng tôi đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa lực lượng phòng không của mình và phá vỡ những khái niệm cũ về sự kết hợp giữa vũ khí Liên Xô và phương Tây”.
Các dự án kết hợp hiện đang được phát triển dưới sự phụ trách của FrankenSAM, một thương hiệu chung giữa Mỹ và Ukraine. Tuy nhiên, vai trò cụ thể của FrankenSAM trong bất kỳ ứng dụng vũ khí nào trên chiến trường, đều chưa được truyền thông quốc tế xác thực.
Với tiết lộ của ông Kamishin, các nhà phân tích quân sự và cư dân mạng bắt đầu suy đoán, liệu chiến trường Ukraine có trở thành địa điểm thử nghiệm hệ thống này hay không?
Một điều thực tế là từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2 năm ngoái, chiến trường Ukraine đã biến thành nơi thử nghiệm nhiều loại vũ khí tiên tiến, được cả hai phe tham gia sử dụng.
Một số nhà phân tích quân sự cho rằng, hệ thống phòng không lai giữa Liên Xô và phương Tây mới này, có thể có khả năng ngăn chặn một số cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa hành trình, mà Nga thực hiện nhằm vào các mục tiêu của Ukraine.
Phân tích một cách đơn giản hơn Qquân đội Ukraine đang khôi phục lại các bệ phóng tên lửa phòng không cũ của Liên Xô, bằng cách tích hợp chúng với các tên lửa tiên tiến, chủ yếu mua từ các đồng minh phương Tây; trong đó phần lớn là từ Mỹ.
Hãy lấy dự án FrankenSAM do Mỹ điều hành làm ví dụ; đến thời điểm hiện tại, đã có ba biến thể được biết đến theo sáng kiến này. Chương trình đầu tiên tập trung vào việc kết hợp tên lửa phòng không Sea Sparrow của Mỹ, vào các bệ thống phóng tên lửa Buk thời Liên Xô.
Thứ hai là việc kết hợp tên lửa không đối không Sidewinder của Mỹ với công nghệ radar của Liên Xô. Cuối cùng là một hoạt động cực kỳ bí mật, được đánh giá cao vì khả năng vượt trội của nó, nhưng chi tiết chính xác thì không được công chúng biết đến.
Hiện giữa Mỹ và Ukraine có một loạt dự án, trong đó có những dự án chỉ đơn giản là đặt các ống phóng tên lửa Mỹ, lên các bệ phóng cũ của Liên Xô. Ngược lại, những giải pháp khác liên quan đến việc tích hợp đầy đủ các hệ thống phóng hoàn chỉnh của Mỹ, vào hệ thống phòng không S-300 một cách hoàn chỉnh.
Một bài viết phân tích sâu sắc đăng trên tờ Financial Times tiết lộ, một sáng kiến đáng chú ý của Ukraine trong việc khôi phục tên lửa không đối không AIM-9 do Mỹ cung cấp. Loại tên lửa này được cho là đã bị loại biên và chúng được cải tạo thành tên lửa đất đối không.
Trả lời phỏng vấn với trang Bulgarian Military, một quan chức Ukraine (giấu tên) cho biết: “Chúng tôi đã khắc phục chúng và phát hiện ra một phương pháp cải tiến, để triển khai tên lửa phòng không của phương Tây trên các bệ phóng của Liên Xô. Đây thực chất là một hệ thống phòng không tự chế”.
Gần đây, Bộ trưởng Kamishin khẳng định rằng, mục tiêu chính của tất cả các dự án được theo đuổi dưới sự bảo trợ của chương trình chung FrankenSAM, là sự tích hợp liền mạch các cấu trúc phòng không của phương Tây vào các hệ thống phòng không đã lạc hậu của Liên Xô.
Tính độc đáo của nỗ lực sáng tạo này chỉ là một khía cạnh của sự sắp xếp và kết hợp nhiều mặt. Đáng chú ý, những cải tiến này giúp các hệ thống phòng không cũ của Liên Xô tiếp tục đóng vai trò là xương sống trong Lực lượng Vũ trang Ukraine.