Nga đã liên tục cải tiến mô-đun dẫn đường (UMPK) cho những quả bom thường của họ; đây là kết luận của cơ quan Nghiên cứu vũ khí xung đột (CAR) của Anh, khi nghiên cứu các linh kiện điện tử của mô-đun UMPK, đã được nâng cấp kể từ khi chúng được đưa vào sử dụng từ tháng 6 năm ngoái.Một nghiên cứu toàn diện về mảnh vỡ của quả bom thường rơi tự do loại FOB của Nga, được trang bị bộ dẫn đường UMPK, được phát hiện gần Orikhiv, miền nam Ukraine vào tháng 10/2023, cho thấy những nâng cấp đáng kể ở các linh kiện điện tử, của loại vũ khí thả từ trên không này, so với các phiên bản trước đó.Cụ thể, giờ đây quả bom thường này của Nga có thể điều chỉnh hướng bay của bom, không chỉ thông qua mô-đun Kometa-M (thường được sử dụng trong UAV), mà còn thông qua bộ điều khiển hướng bay SMART tinh vi. Các nhà phân tích nghiên cứu người Anh từ CAR đã phát hiện ra. Nghiên cứu của CAR chỉ ra những cải tiến như mô-đun sử dụng lắp đặt hai pin để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện tử, sử dụng hai động cơ phụ để điều khiển cánh lái kiểu hoa thị của bom và sử dụng squib (thiết bị nổ nhỏ), để mở cánh lượn của UMPK.Theo giải thích từ Defense Express, giải pháp thứ hai dường như là giải pháp mới mà người Nga tìm ra cho vấn đề khắc phục việc mở các cánh xếp bằng một bộ phận giữ cơ khí không đáng tin cậy trước đây. Tuy nhiên, nghiên cứu của CAR không chỉ rõ khía cạnh này.Theo các nhà nghiên cứu của CAR cho biết, những cánh lượn giúp những quả bom thường bay được xa hơn. Nhưng tùy từng loại bom (những loại bom thường của Nga được lắp cánh lượn là loại 250kg, 500 kg và 1.500kg; trong đó chủ yếu là loại 500kg), có thể bay được quãng đường từ 20km đến 80km. Nhưng để những quả bom bay trúng mục tiêu, thì ngoài cánh lượn, còn có một mô-đun UMPK bên trong chứa các thiết bị điện tử, có nhiệm vụ điều chỉnh hướng bay cho quả bom, thông qua các cánh hoa thị, để bom rơi chính xác vào mục tiêu. Tuy nhiên, nghiên cứu của CAR không nói rõ, liệu tầm bay của bom tăng lên như vậy đạt được là nhờ sự cải tiến gần đây trong các linh kiện điện tử của mô-đun UMPK, hay nhờ việc sử dụng cánh lượn nói chung? Defense Express giả định rằng, sự phát triển trong lĩnh vực điện tử không góp phần nhiều vào việc mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động của bom sử dụng mô-đun UMPK, mà làm cho nó trở nên đáng tin cậy và chính xác hơn, bằng cách cung cấp khả năng điều khiển hướng tốt hơn.Các thay đổi trên các linh kiện điện tử từ quả bom được CAR phân tích cho thấy, quá trình sản xuất diễn ra vào tháng 7/2023. Đáng chú ý, mọi dấu vết có thể xác định nguồn gốc của các linh kiện điện tử này đều bị xóa một cách có chủ ý; có khả năng nhằm ngăn chặn cáo buộc các nhà cung cấp vi phạm lệnh trừng phạt của phương Tây. Các nhà nghiên cứu của CAR đã so sánh mẫu bom dẫn đường mới, có mô-đun UMPK với một quả bom được thả xuống khu vực Bakhmut vào tháng 1/2023 mà họ cũng đã phân tích. Phiên bản trước đó có mạch điện tử đơn giản hơn bao gồm bộ điều chỉnh điện áp, bảng điều hướng và bộ đo quán tính; với các bộ phận được sản xuất vào tháng 9/2022.Điều đáng chú ý là trong cả hai trường hợp, cách nhau trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng, tính từ thời điểm các bộ phận này được sản xuất, cho đến thời điểm quả bom được thả xuống. Defense Express cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy, khả năng dự trữ thiết bị điện tử của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.Còn theo chuyên gia Piotr Butowski viết trên chuyên trang quân sự War Zone của Mỹ, sau khi nghiên cứu về bom lượn UMPK của Nga thì cho rằng, bom lượn có điều khiển của Nga không phải là vũ khí mới, mà tương tự như bom JDAM-ER của Mỹ.Những mô-đun UMPK và cánh lượn đã biến những quả bom thường thành bom thông minh, thay vì phải sản xuất những bom hoặc tên lửa dẫn đường chuyên biệt có chi phí cao. Người Nga cũng phân biệt bom dẫn đường chuyên dụng là KAB, còn bom thường là FOB."Đánh giá tổng thể của bom lượn có mô-đun UMPK cho thấy, đây là loại vũ khí có chi phí rẻ và tốc độ sản xuất nhanh chóng, không phải là vũ khí đắt tiền được phát triển chuyên biệt và Nga có thể tận dụng rất nhiều số bom cũ từ thời Liên Xô", chuyên gia Piotr Butowski cho biết.Theo ước tính của chuyên gia Butowski, một bộ UMPK của Nga có giá xuất xưởng khoảng 24.000 USD, rẻ hơn nhiều so với tên lửa dẫn đường Kh-29, có khối thuốc nổ tương đương với bom 250kg; nhưng có mức giá lên tới 140.000 USD/quả.Ưu thế của máy bay tiêm kích bom Su-34 cho phép máy bay Nga thả bom UMPK từ độ cao lớn, giúp bom đạt tầm bay tối đa, trong khi chiến đấu cơ thả bom vẫn nằm ngoài tầm bắn của phần lớn hệ thống phòng không Ukraine. Bom lượn UMPK Nga tấn công kho chứa vũ khí Ukraine. Nguồn: Topwar.
Nga đã liên tục cải tiến mô-đun dẫn đường (UMPK) cho những quả bom thường của họ; đây là kết luận của cơ quan Nghiên cứu vũ khí xung đột (CAR) của Anh, khi nghiên cứu các linh kiện điện tử của mô-đun UMPK, đã được nâng cấp kể từ khi chúng được đưa vào sử dụng từ tháng 6 năm ngoái.
Một nghiên cứu toàn diện về mảnh vỡ của quả bom thường rơi tự do loại FOB của Nga, được trang bị bộ dẫn đường UMPK, được phát hiện gần Orikhiv, miền nam Ukraine vào tháng 10/2023, cho thấy những nâng cấp đáng kể ở các linh kiện điện tử, của loại vũ khí thả từ trên không này, so với các phiên bản trước đó.
Cụ thể, giờ đây quả bom thường này của Nga có thể điều chỉnh hướng bay của bom, không chỉ thông qua mô-đun Kometa-M (thường được sử dụng trong UAV), mà còn thông qua bộ điều khiển hướng bay SMART tinh vi. Các nhà phân tích nghiên cứu người Anh từ CAR đã phát hiện ra.
Nghiên cứu của CAR chỉ ra những cải tiến như mô-đun sử dụng lắp đặt hai pin để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện tử, sử dụng hai động cơ phụ để điều khiển cánh lái kiểu hoa thị của bom và sử dụng squib (thiết bị nổ nhỏ), để mở cánh lượn của UMPK.
Theo giải thích từ Defense Express, giải pháp thứ hai dường như là giải pháp mới mà người Nga tìm ra cho vấn đề khắc phục việc mở các cánh xếp bằng một bộ phận giữ cơ khí không đáng tin cậy trước đây. Tuy nhiên, nghiên cứu của CAR không chỉ rõ khía cạnh này.
Theo các nhà nghiên cứu của CAR cho biết, những cánh lượn giúp những quả bom thường bay được xa hơn. Nhưng tùy từng loại bom (những loại bom thường của Nga được lắp cánh lượn là loại 250kg, 500 kg và 1.500kg; trong đó chủ yếu là loại 500kg), có thể bay được quãng đường từ 20km đến 80km.
Nhưng để những quả bom bay trúng mục tiêu, thì ngoài cánh lượn, còn có một mô-đun UMPK bên trong chứa các thiết bị điện tử, có nhiệm vụ điều chỉnh hướng bay cho quả bom, thông qua các cánh hoa thị, để bom rơi chính xác vào mục tiêu.
Tuy nhiên, nghiên cứu của CAR không nói rõ, liệu tầm bay của bom tăng lên như vậy đạt được là nhờ sự cải tiến gần đây trong các linh kiện điện tử của mô-đun UMPK, hay nhờ việc sử dụng cánh lượn nói chung?
Defense Express giả định rằng, sự phát triển trong lĩnh vực điện tử không góp phần nhiều vào việc mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động của bom sử dụng mô-đun UMPK, mà làm cho nó trở nên đáng tin cậy và chính xác hơn, bằng cách cung cấp khả năng điều khiển hướng tốt hơn.
Các thay đổi trên các linh kiện điện tử từ quả bom được CAR phân tích cho thấy, quá trình sản xuất diễn ra vào tháng 7/2023. Đáng chú ý, mọi dấu vết có thể xác định nguồn gốc của các linh kiện điện tử này đều bị xóa một cách có chủ ý; có khả năng nhằm ngăn chặn cáo buộc các nhà cung cấp vi phạm lệnh trừng phạt của phương Tây.
Các nhà nghiên cứu của CAR đã so sánh mẫu bom dẫn đường mới, có mô-đun UMPK với một quả bom được thả xuống khu vực Bakhmut vào tháng 1/2023 mà họ cũng đã phân tích. Phiên bản trước đó có mạch điện tử đơn giản hơn bao gồm bộ điều chỉnh điện áp, bảng điều hướng và bộ đo quán tính; với các bộ phận được sản xuất vào tháng 9/2022.
Điều đáng chú ý là trong cả hai trường hợp, cách nhau trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng, tính từ thời điểm các bộ phận này được sản xuất, cho đến thời điểm quả bom được thả xuống. Defense Express cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy, khả năng dự trữ thiết bị điện tử của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Còn theo chuyên gia Piotr Butowski viết trên chuyên trang quân sự War Zone của Mỹ, sau khi nghiên cứu về bom lượn UMPK của Nga thì cho rằng, bom lượn có điều khiển của Nga không phải là vũ khí mới, mà tương tự như bom JDAM-ER của Mỹ.
Những mô-đun UMPK và cánh lượn đã biến những quả bom thường thành bom thông minh, thay vì phải sản xuất những bom hoặc tên lửa dẫn đường chuyên biệt có chi phí cao. Người Nga cũng phân biệt bom dẫn đường chuyên dụng là KAB, còn bom thường là FOB.
"Đánh giá tổng thể của bom lượn có mô-đun UMPK cho thấy, đây là loại vũ khí có chi phí rẻ và tốc độ sản xuất nhanh chóng, không phải là vũ khí đắt tiền được phát triển chuyên biệt và Nga có thể tận dụng rất nhiều số bom cũ từ thời Liên Xô", chuyên gia Piotr Butowski cho biết.
Theo ước tính của chuyên gia Butowski, một bộ UMPK của Nga có giá xuất xưởng khoảng 24.000 USD, rẻ hơn nhiều so với tên lửa dẫn đường Kh-29, có khối thuốc nổ tương đương với bom 250kg; nhưng có mức giá lên tới 140.000 USD/quả.
Ưu thế của máy bay tiêm kích bom Su-34 cho phép máy bay Nga thả bom UMPK từ độ cao lớn, giúp bom đạt tầm bay tối đa, trong khi chiến đấu cơ thả bom vẫn nằm ngoài tầm bắn của phần lớn hệ thống phòng không Ukraine.
Bom lượn UMPK Nga tấn công kho chứa vũ khí Ukraine. Nguồn: Topwar.