Vào đầu năm nay, phương Tây hứa cung cấp cho Ukraine hơn 300 xe tăng chiến đấu chủ lực; đến thời điểm hiện tại, một số xe tăng đã được bàn giao cho quân đội Ukraine, bao gồm khoảng 50 chiếc Leopard 2 và Challenger 2.Số xe tăng M1A1 Abram mà Mỹ hứa viện trợ, vẫn đang trong quá trình sửa chữa, phục hồi và ngày giao hàng vẫn chưa được xác định. Hiện tháng Tư đã đi được nửa chặng đường, vậy liệu "cuộc phản công mùa xuân" của Ukraine có bị hoãn lại cho đến mùa hè hay không? Mặc dù có ít xe tăng hiện đại viện trợ, nhưng nếu Ukraine sử dụng chúng một cách linh hoạt và áp dụng các chiến thuật khôn khéo, kết hợp với xe bọc thép và bộ binh, vẫn có thể tạo ra một số kết quả trên một số hướng chiến dịch. Ngoài số lượng xe tăng viện trợ ít ỏi của phương Tây, vấn đề lớn nhất của những chiếc xe tăng phương Tây viện trợ cho Ukraine, là chúng không được trang bị thêm bất kỳ hệ thống giáp bảo vệ nào. Và điều này là quá mạo hiểm, khi tham gia trong một cuộc chiến tổng lực như ở chiến trường Ukraine.Hiện tại, các hệ thống bảo vệ bổ sung được trang bị cho xe tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu được chia thành hai loại đó là loại "chủ động" và "thụ động". Trong số đó, loại tiết kiệm chi phí hơn là "loại thụ động" và tiêu biểu là "giáp phản ứng nổ (ERA)", hay còn được gọi là "giáp nổ".Nguyên tắc bảo vệ cơ bản của ERA, đó là khi đạn xuyên giáp xuyên qua lớp "thuốc nổ", chất nổ trơ bên bên trong sẽ được đầu đạn xuyên giáp kích nổ; khối thuốc nổ của ERA khi phát nổ, sẽ làm chệch hướng của luồng xuyên (đối với đạn nổ lõm) hoặc phá hủy lõi đạn (với đạn xuyên giáp động năng), để đạt được mục đích bảo vệ xe tăng.Anh, Đức và đặc biệt là Mỹ từ lâu đã tin rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực mà họ thiết kế trong thập niên 1970 và 1980 đủ tốt để đối phó với hầu hết các mối đe dọa và không cần giáp ERA. Tuy nhiên, các chiến dịch tại Iraq và Syria đã thay đổi nhận thức, khi nhiều xe tăng M1A2 và Leopard 2, đã bị vũ khí chống tăng do Nga sản xuất hạ gục. Và giờ đây, những chiếc xe tăng phương Tây mà Ukraine được viện trợ, thậm chí còn không có giáp phản ứng nổ cơ bản, gần như tương đương với giáp chính. Ví dụ giáp trước tháp pháo Leopard 2A4, có khả năng bảo vệ kém hơn mức thép đồng nhất (RHA) 400mm.Thậm chí với lớp giáp chính phía trước của Leopard 2, không chịu nổi đạn xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS), có khả năng xuyên 460mm thép đồng nhất ở cự ly 2.000 mét của xe tăng T-72B3 của Nga. Còn giáp hông và sau xe, không chịu được đòn đánh từ các loại súng phóng lựu cổ điển của bộ binh như B41.Vì vậy một số cư dân mạng hài hước cho rằng, tốt nhất nên sử dụng kết hợp giữa hai loại xe tăng của phương Tây là Leopard 2 của Đức và Challenger 2 của Anh trong chiến đấu; khi để xe tăng Anh có lớp giáp hạng nặng chiến đấu ở phía trước, còn giáp xe của Đức có vỏ mỏng, làm nhiệm vụ phòng ngự ở phía sau. Nhưng theo cách này, Challenger 2 lại phải đối mặt với thách thức, khi đạn uranium nghèo L27A1 của Anh, không thể xuyên thủng 550mm thép đồng nhất ở cự ly 2.000 mét. Lý do là các lõi đạn uranium nghèo này đã được sản xuất đã trên 15 năm, nên khả năng xuyên giáp đã giảm đi nhiều. Thậm chí không đủ lực xuyên qua giáp tăng T-72B3 của Nga. Nhưng rõ ràng, quân đội Ukraine với kinh nghiệm thực chiến đã nhận thức được vấn đề này và họ tự lắp đặt giáp phản ứng nổ Kontakt-1 được phát triển từ thời Liên Xô lên xe tăng Leopard 2; mặc dù nâng cấp này, cũng khó có thể ngăn chặn được đạn APFSDS của Nga. Ngược lại, xe tăng Nga không chỉ có giáp ERA Kontakt-1 mà họ còn phát triển loại ERA Malakhit thế hệ mới, có khả năng bảo vệ mạnh hơn; về cơ bản, chỉ có đạn xuyên giáp DM53 của Leopard 2, mới có thể xuyên giáp T-90M với ERA Malakhit. Sau khi Leopard 2 được nâng cấp bằng những “viên gạch” dày Kontakt-1, đã giúp nâng cao khả năng chống đạn xuyên giáp của xe tăng Nga. Hiện Nga có loại đạn APFSDS 3BM42M, dùng lõi bằng uranium nghèo, có khả năng xuyên 600mm thép đồng nhất ở cự ly 2.000 mét; nhưng số lượng chỉ có 2.000 viên.Đánh giá chung, chất lượng xe tăng của cả Nga và Ukraine là như nhau. Tuy nhiên số lượng xe tăng của Ukraine có hạn, khả năng bảo vệ không đủ, thời gian huấn luyện quá ngắn, kíp xe mới chỉ nắm vững kỹ năng lái và bắn cơ bản. Nên e rằng số xe tăng này, sẽ khó có thể giúp được gì quân đội Ukraine trong cuộc phản công mùa xuân? Vì vậy, điểm tiếp theo của cuộc xung đột Nga-Ukraine đó là trong số hơn 300 xe tăng được Mỹ và phương Tây "hứa viện trợ", sẽ có bao nhiêu chiếc được chuyển đến chiến trường Ukraine; khi yêu cầu về xe tăng đang trở lên cấp thiết từng ngày? Một câu hỏi nữa là “chiến dịch phản công mùa xuân" của Ukraine sẽ bắt đầu khi nào? Liệu quân đội Ukraine có thể lái những chiếc xe tăng "trần như nhộng" này đến chiến trường, để đối đầu với hàng loạt vũ khí chống tăng hiện đại của Nga hay không? UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy pháo tự hành M109 155mm của Mỹ tại chiến trường Ukraine.
Vào đầu năm nay, phương Tây hứa cung cấp cho Ukraine hơn 300 xe tăng chiến đấu chủ lực; đến thời điểm hiện tại, một số xe tăng đã được bàn giao cho quân đội Ukraine, bao gồm khoảng 50 chiếc Leopard 2 và Challenger 2.
Số xe tăng M1A1 Abram mà Mỹ hứa viện trợ, vẫn đang trong quá trình sửa chữa, phục hồi và ngày giao hàng vẫn chưa được xác định. Hiện tháng Tư đã đi được nửa chặng đường, vậy liệu "cuộc phản công mùa xuân" của Ukraine có bị hoãn lại cho đến mùa hè hay không?
Mặc dù có ít xe tăng hiện đại viện trợ, nhưng nếu Ukraine sử dụng chúng một cách linh hoạt và áp dụng các chiến thuật khôn khéo, kết hợp với xe bọc thép và bộ binh, vẫn có thể tạo ra một số kết quả trên một số hướng chiến dịch.
Ngoài số lượng xe tăng viện trợ ít ỏi của phương Tây, vấn đề lớn nhất của những chiếc xe tăng phương Tây viện trợ cho Ukraine, là chúng không được trang bị thêm bất kỳ hệ thống giáp bảo vệ nào. Và điều này là quá mạo hiểm, khi tham gia trong một cuộc chiến tổng lực như ở chiến trường Ukraine.
Hiện tại, các hệ thống bảo vệ bổ sung được trang bị cho xe tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu được chia thành hai loại đó là loại "chủ động" và "thụ động". Trong số đó, loại tiết kiệm chi phí hơn là "loại thụ động" và tiêu biểu là "giáp phản ứng nổ (ERA)", hay còn được gọi là "giáp nổ".
Nguyên tắc bảo vệ cơ bản của ERA, đó là khi đạn xuyên giáp xuyên qua lớp "thuốc nổ", chất nổ trơ bên bên trong sẽ được đầu đạn xuyên giáp kích nổ; khối thuốc nổ của ERA khi phát nổ, sẽ làm chệch hướng của luồng xuyên (đối với đạn nổ lõm) hoặc phá hủy lõi đạn (với đạn xuyên giáp động năng), để đạt được mục đích bảo vệ xe tăng.
Anh, Đức và đặc biệt là Mỹ từ lâu đã tin rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực mà họ thiết kế trong thập niên 1970 và 1980 đủ tốt để đối phó với hầu hết các mối đe dọa và không cần giáp ERA. Tuy nhiên, các chiến dịch tại Iraq và Syria đã thay đổi nhận thức, khi nhiều xe tăng M1A2 và Leopard 2, đã bị vũ khí chống tăng do Nga sản xuất hạ gục.
Và giờ đây, những chiếc xe tăng phương Tây mà Ukraine được viện trợ, thậm chí còn không có giáp phản ứng nổ cơ bản, gần như tương đương với giáp chính. Ví dụ giáp trước tháp pháo Leopard 2A4, có khả năng bảo vệ kém hơn mức thép đồng nhất (RHA) 400mm.
Thậm chí với lớp giáp chính phía trước của Leopard 2, không chịu nổi đạn xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS), có khả năng xuyên 460mm thép đồng nhất ở cự ly 2.000 mét của xe tăng T-72B3 của Nga. Còn giáp hông và sau xe, không chịu được đòn đánh từ các loại súng phóng lựu cổ điển của bộ binh như B41.
Vì vậy một số cư dân mạng hài hước cho rằng, tốt nhất nên sử dụng kết hợp giữa hai loại xe tăng của phương Tây là Leopard 2 của Đức và Challenger 2 của Anh trong chiến đấu; khi để xe tăng Anh có lớp giáp hạng nặng chiến đấu ở phía trước, còn giáp xe của Đức có vỏ mỏng, làm nhiệm vụ phòng ngự ở phía sau.
Nhưng theo cách này, Challenger 2 lại phải đối mặt với thách thức, khi đạn uranium nghèo L27A1 của Anh, không thể xuyên thủng 550mm thép đồng nhất ở cự ly 2.000 mét. Lý do là các lõi đạn uranium nghèo này đã được sản xuất đã trên 15 năm, nên khả năng xuyên giáp đã giảm đi nhiều. Thậm chí không đủ lực xuyên qua giáp tăng T-72B3 của Nga.
Nhưng rõ ràng, quân đội Ukraine với kinh nghiệm thực chiến đã nhận thức được vấn đề này và họ tự lắp đặt giáp phản ứng nổ Kontakt-1 được phát triển từ thời Liên Xô lên xe tăng Leopard 2; mặc dù nâng cấp này, cũng khó có thể ngăn chặn được đạn APFSDS của Nga.
Ngược lại, xe tăng Nga không chỉ có giáp ERA Kontakt-1 mà họ còn phát triển loại ERA Malakhit thế hệ mới, có khả năng bảo vệ mạnh hơn; về cơ bản, chỉ có đạn xuyên giáp DM53 của Leopard 2, mới có thể xuyên giáp T-90M với ERA Malakhit.
Sau khi Leopard 2 được nâng cấp bằng những “viên gạch” dày Kontakt-1, đã giúp nâng cao khả năng chống đạn xuyên giáp của xe tăng Nga. Hiện Nga có loại đạn APFSDS 3BM42M, dùng lõi bằng uranium nghèo, có khả năng xuyên 600mm thép đồng nhất ở cự ly 2.000 mét; nhưng số lượng chỉ có 2.000 viên.
Đánh giá chung, chất lượng xe tăng của cả Nga và Ukraine là như nhau. Tuy nhiên số lượng xe tăng của Ukraine có hạn, khả năng bảo vệ không đủ, thời gian huấn luyện quá ngắn, kíp xe mới chỉ nắm vững kỹ năng lái và bắn cơ bản. Nên e rằng số xe tăng này, sẽ khó có thể giúp được gì quân đội Ukraine trong cuộc phản công mùa xuân?
Vì vậy, điểm tiếp theo của cuộc xung đột Nga-Ukraine đó là trong số hơn 300 xe tăng được Mỹ và phương Tây "hứa viện trợ", sẽ có bao nhiêu chiếc được chuyển đến chiến trường Ukraine; khi yêu cầu về xe tăng đang trở lên cấp thiết từng ngày?
Một câu hỏi nữa là “chiến dịch phản công mùa xuân" của Ukraine sẽ bắt đầu khi nào? Liệu quân đội Ukraine có thể lái những chiếc xe tăng "trần như nhộng" này đến chiến trường, để đối đầu với hàng loạt vũ khí chống tăng hiện đại của Nga hay không?
UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy pháo tự hành M109 155mm của Mỹ tại chiến trường Ukraine.