Các nhà phân tích quân sự bắt đầu hiểu tại sao, quân đội Ukraine lại trang bị cho hai lữ đoàn đổ bộ đường không của họ là Lữ đoàn 25 và 80 những chiếc xe tăng Challenger 2 nặng nề do Anh sản xuất.Lý do là hai Lữ đoàn 25 và 80 đang hoạt động chiến đấu trong các khu rừng xung quanh khu vực Kreminna, cách Lysychansk về phía bắc 20 km, thuộc Donbass, miền Đông Ukraine. Đây cũng là khu vực quân đội Nga tập trung xe tăng chủ lực T-90 và xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT tốt nhất của họ.Có thể cơ quan tác chiến của Quân đội Ukraine có ý định để những chiếc xe tăng Challenger 2 giao tranh với những chiếc T-90 và BMPT. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều trận đấu tăng trên chiến trường Ukraine.Hầu hết, Quân đội Nga và Ukraine đang triển khai xe tăng của họ trong các đơn vị binh chủng hợp thành, kết hợp cả bộ binh và phương tiện chiến đấu bọc thép và cơ giới; trong đó bộ binh bảo vệ xe tăng, và xe tăng có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho bộ binh chiến đấu.Nhưng khi 14 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 đầu tiên của Ukraine đến khu vực Kreminna vào đầu tháng tới, có thể sẽ có các trận giao đấu tăng của Lữ đoàn đổ bộ đường không 25 và 80 của Ukraine với Sư đoàn xe tăng số 90 của Nga.Hiện Sư đoàn 90 là đơn vị sử dụng nhiều xe tăng T-90 nhất của Quân đội Nga, trong đó có cả 9 mẫu xe hỗ trợ tăng BMPT mới nhất cũng biên chế tại đây và cũng là đơn vị có chiếc BMPT vừa bị tổn thất trong chiến đấu đầu tiên.Xe tăng T-90A nặng 46,5 tấn (phiên bản T-90M nặng 48 tấn), kíp xe ba người; hiện Quân đội Nga có khoảng 400 chiếc trong biên chế, trong đó có một số ít đã được nâng cấp lên phiên bản T-90M và đã đưa sang chiến trường Ukraine. Những chiếc T-90 có tính năng kỹ chiến thuật vượt xa xe tăng T-72 và T-80, hiện đang chiếm số lượng chủ yếu trong biên chế Quân đội Nga.Xe tăng Challenger 2 của Anh nặng 70 tấn, kíp xe 4 người, “tự hào” có lớp giáp bảo vệ tốt hơn T-90 của Nga. Challenger 2 được trang bị pháo chính L30 Royal Ordnance 120 mm dạng nòng xoắn, có khả năng bắn rất chính xác đến cự ly 5 km; nhưng khả năng bắn đạn xuyên giáp lại hạn chế.Với khả năng quan sát của xe tăng T-90, có lẽ pháo thủ cũng không thể quan sát mục tiêu xa tới 5 km, bằng kính ngắm ban ngày Sosna-U tốt nhất của Nga; nói gì đến việc bắn xa như vậy với khẩu pháo nòng trơn 125 mm của nó. Tuy nhiên giới quan sát nghi ngờ khả năng này của Challenger 2.Tuy nhiên một số tính năng của xe tăng Challenger-2 chính là điểm yếu và nó sẽ bộc lộ rõ ràng trên chiến trường Ukraine; đây là nhận xét của tờ “Quan sát quân sự” của Mỹ. Điểm yếu rõ nhất là xe tăng Challenger-2 là vẫn sử dụng pháo rãnh xoắn, làm giảm đáng kể uy lực khi bắn đạn xuyên giáp.Đồng thời việc sử dụng pháo mang tính rất “bảo thủ” của người Anh, đã làm hạn chế khả năng tương thích về đạn pháo so với các dòng xe tăng NATO phổ biến khác như Leopard-2. Phần lớn các quốc gia hiện không sản xuất đạn pháo tăng cỡ 120mm dùng cho nòng pháo rãnh xoắn. Điều này có nghĩa là nguồn đạn cung cấp cho Challenger-2 sẽ rất hạn chế.Một vấn đề khác là Challenger-2 thiếu đạn nổ phá chống bộ binh. Nguồn đạn chính của xe tăng Anh hiện là các loại đạn chống tăng dưới cỡ và HESH để chống xe thiết giáp. Tuy nhiên, khả năng xảy ra các cuộc đấu tăng trên chiến trường Ukraine là rất nhỏ, mà chủ yếu hỏa lực xe tăng dùng chi viện cho bộ binh chiến đấu, nên vai trò đạn nổ phá là rất quan trọng.Vấn đề tiếp theo là Challenger-2 chỉ được trang bị hệ thống hỗ trợ quan sát ảnh nhiệt đã lạc hậu cả một thế hệ. Thậm chí, tính năng khí tài quan sát ảnh nhiệt trên xe tăng Anh còn kém cả phiên bản lắp đặt trên xe tăng nâng cấp của Nga. Có thể lấy ví dụ, xe tăng T-90M của Nga đã được trang bị thiết bị ảnh nhiệt thế hệ thứ 3.Về khả năng bảo vệ, mặc dù Challenger-2 được bảo vệ bằng giáp Chobham thế hệ thứ hai, còn được gọi là Dorchester của hãng Perkins; nhưng thân xe tăng chỉ làm từ thép gia cường và thiếu giáp composite và giáp phản ứng nổ. Cùng với đó, khoang chứa đạn không được gia cố, khiến chúng có nguy cơ phát nổ rất cao nếu bị trúng đạn.Một điều quan trọng khác là khả năng đảm bảo hậu cần và duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu xe tăng Challenger-2 của Ukraine cũng đang là dấu hỏi lớn. Ukraine không có đủ hệ thống hậu cần đạt chuẩn để duy trì hoạt động của những chiếc xe tăng Anh.Xe tăng Challenger-2 có trọng lượng trung bình 65-70 tấn, nặng hơn đáng kể so với các dòng xe tăng Liên Xô và Nga. Điều này đặt ra nghi vấn về khả năng cơ động của Challenger-2 trên hạ tầng của Ukraine hiện tại, cũng như mức tiêu thụ nhiên liệu cao. Anh đã công bố kế hoạch viện trợ 14 xe tăng Challenger-2 cho Ukraine vào ngày 16/1/2023. Sau đó đã có thông tin về việc London tăng gấp đôi số lượng Challenger-2 viện trợ cho Kiev. Tuy nhiên, 14 chiếc Challenger-2 với một cuộc chiến tổng lực như tại Ukraine không phải là nhiều, nên không thể tạo ra sự khác biệt. Hiện Lữ đoàn đổ bộ đường không 25 và 80 của Ukraine, mỗi lữ đoàn có thể thành lập một đại đội thiếu trang bị xe tăng Challenger-2, ít hơn ba chiếc so với biểu biên chế của một đại đội tăng Quân đội Ukraine. Giả sử không có tổn thất trong chiến đấu, thì đại đội tăng Challenger-2 thiếu này, cũng không thể chiến đấu bền vững. Do vậy, những chiếc Challenger-2 mà Anh viện trợ cho Ukraine chỉ mang tính biểu tượng về sự ủng hộ hết mình của London với Kiev; vì với số lượng “khiêm tốn” như vậy, Challenger-2 thực sự không phải là đối thủ của hàng trăm chiếc T-90 ở những khu rừng xung quanh Kreminna. Những người lính dù Ukraine, sẽ không thể tạo ra sự khác biệt với chỉ 14 chiếc Challenger-2. Còn nếu xảy ra một cuộc “tăng đấu tăng” tay đôi giữa Challenger-2 và T-90M trên chiến trường Ukraine; rất nhiều khả năng cỗ xe tăng chưa từng bị phá hủy trên chiến trường của Anh, sẽ lần đầu tiên ghi nhận thiệt hại trên chiến trường.
Các nhà phân tích quân sự bắt đầu hiểu tại sao, quân đội Ukraine lại trang bị cho hai lữ đoàn đổ bộ đường không của họ là Lữ đoàn 25 và 80 những chiếc xe tăng Challenger 2 nặng nề do Anh sản xuất.
Lý do là hai Lữ đoàn 25 và 80 đang hoạt động chiến đấu trong các khu rừng xung quanh khu vực Kreminna, cách Lysychansk về phía bắc 20 km, thuộc Donbass, miền Đông Ukraine. Đây cũng là khu vực quân đội Nga tập trung xe tăng chủ lực T-90 và xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT tốt nhất của họ.
Có thể cơ quan tác chiến của Quân đội Ukraine có ý định để những chiếc xe tăng Challenger 2 giao tranh với những chiếc T-90 và BMPT. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều trận đấu tăng trên chiến trường Ukraine.
Hầu hết, Quân đội Nga và Ukraine đang triển khai xe tăng của họ trong các đơn vị binh chủng hợp thành, kết hợp cả bộ binh và phương tiện chiến đấu bọc thép và cơ giới; trong đó bộ binh bảo vệ xe tăng, và xe tăng có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho bộ binh chiến đấu.
Nhưng khi 14 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 đầu tiên của Ukraine đến khu vực Kreminna vào đầu tháng tới, có thể sẽ có các trận giao đấu tăng của Lữ đoàn đổ bộ đường không 25 và 80 của Ukraine với Sư đoàn xe tăng số 90 của Nga.
Hiện Sư đoàn 90 là đơn vị sử dụng nhiều xe tăng T-90 nhất của Quân đội Nga, trong đó có cả 9 mẫu xe hỗ trợ tăng BMPT mới nhất cũng biên chế tại đây và cũng là đơn vị có chiếc BMPT vừa bị tổn thất trong chiến đấu đầu tiên.
Xe tăng T-90A nặng 46,5 tấn (phiên bản T-90M nặng 48 tấn), kíp xe ba người; hiện Quân đội Nga có khoảng 400 chiếc trong biên chế, trong đó có một số ít đã được nâng cấp lên phiên bản T-90M và đã đưa sang chiến trường Ukraine. Những chiếc T-90 có tính năng kỹ chiến thuật vượt xa xe tăng T-72 và T-80, hiện đang chiếm số lượng chủ yếu trong biên chế Quân đội Nga.
Xe tăng Challenger 2 của Anh nặng 70 tấn, kíp xe 4 người, “tự hào” có lớp giáp bảo vệ tốt hơn T-90 của Nga. Challenger 2 được trang bị pháo chính L30 Royal Ordnance 120 mm dạng nòng xoắn, có khả năng bắn rất chính xác đến cự ly 5 km; nhưng khả năng bắn đạn xuyên giáp lại hạn chế.
Với khả năng quan sát của xe tăng T-90, có lẽ pháo thủ cũng không thể quan sát mục tiêu xa tới 5 km, bằng kính ngắm ban ngày Sosna-U tốt nhất của Nga; nói gì đến việc bắn xa như vậy với khẩu pháo nòng trơn 125 mm của nó. Tuy nhiên giới quan sát nghi ngờ khả năng này của Challenger 2.
Tuy nhiên một số tính năng của xe tăng Challenger-2 chính là điểm yếu và nó sẽ bộc lộ rõ ràng trên chiến trường Ukraine; đây là nhận xét của tờ “Quan sát quân sự” của Mỹ. Điểm yếu rõ nhất là xe tăng Challenger-2 là vẫn sử dụng pháo rãnh xoắn, làm giảm đáng kể uy lực khi bắn đạn xuyên giáp.
Đồng thời việc sử dụng pháo mang tính rất “bảo thủ” của người Anh, đã làm hạn chế khả năng tương thích về đạn pháo so với các dòng xe tăng NATO phổ biến khác như Leopard-2. Phần lớn các quốc gia hiện không sản xuất đạn pháo tăng cỡ 120mm dùng cho nòng pháo rãnh xoắn. Điều này có nghĩa là nguồn đạn cung cấp cho Challenger-2 sẽ rất hạn chế.
Một vấn đề khác là Challenger-2 thiếu đạn nổ phá chống bộ binh. Nguồn đạn chính của xe tăng Anh hiện là các loại đạn chống tăng dưới cỡ và HESH để chống xe thiết giáp. Tuy nhiên, khả năng xảy ra các cuộc đấu tăng trên chiến trường Ukraine là rất nhỏ, mà chủ yếu hỏa lực xe tăng dùng chi viện cho bộ binh chiến đấu, nên vai trò đạn nổ phá là rất quan trọng.
Vấn đề tiếp theo là Challenger-2 chỉ được trang bị hệ thống hỗ trợ quan sát ảnh nhiệt đã lạc hậu cả một thế hệ. Thậm chí, tính năng khí tài quan sát ảnh nhiệt trên xe tăng Anh còn kém cả phiên bản lắp đặt trên xe tăng nâng cấp của Nga. Có thể lấy ví dụ, xe tăng T-90M của Nga đã được trang bị thiết bị ảnh nhiệt thế hệ thứ 3.
Về khả năng bảo vệ, mặc dù Challenger-2 được bảo vệ bằng giáp Chobham thế hệ thứ hai, còn được gọi là Dorchester của hãng Perkins; nhưng thân xe tăng chỉ làm từ thép gia cường và thiếu giáp composite và giáp phản ứng nổ. Cùng với đó, khoang chứa đạn không được gia cố, khiến chúng có nguy cơ phát nổ rất cao nếu bị trúng đạn.
Một điều quan trọng khác là khả năng đảm bảo hậu cần và duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu xe tăng Challenger-2 của Ukraine cũng đang là dấu hỏi lớn. Ukraine không có đủ hệ thống hậu cần đạt chuẩn để duy trì hoạt động của những chiếc xe tăng Anh.
Xe tăng Challenger-2 có trọng lượng trung bình 65-70 tấn, nặng hơn đáng kể so với các dòng xe tăng Liên Xô và Nga. Điều này đặt ra nghi vấn về khả năng cơ động của Challenger-2 trên hạ tầng của Ukraine hiện tại, cũng như mức tiêu thụ nhiên liệu cao.
Anh đã công bố kế hoạch viện trợ 14 xe tăng Challenger-2 cho Ukraine vào ngày 16/1/2023. Sau đó đã có thông tin về việc London tăng gấp đôi số lượng Challenger-2 viện trợ cho Kiev. Tuy nhiên, 14 chiếc Challenger-2 với một cuộc chiến tổng lực như tại Ukraine không phải là nhiều, nên không thể tạo ra sự khác biệt.
Hiện Lữ đoàn đổ bộ đường không 25 và 80 của Ukraine, mỗi lữ đoàn có thể thành lập một đại đội thiếu trang bị xe tăng Challenger-2, ít hơn ba chiếc so với biểu biên chế của một đại đội tăng Quân đội Ukraine. Giả sử không có tổn thất trong chiến đấu, thì đại đội tăng Challenger-2 thiếu này, cũng không thể chiến đấu bền vững.
Do vậy, những chiếc Challenger-2 mà Anh viện trợ cho Ukraine chỉ mang tính biểu tượng về sự ủng hộ hết mình của London với Kiev; vì với số lượng “khiêm tốn” như vậy, Challenger-2 thực sự không phải là đối thủ của hàng trăm chiếc T-90 ở những khu rừng xung quanh Kreminna. Những người lính dù Ukraine, sẽ không thể tạo ra sự khác biệt với chỉ 14 chiếc Challenger-2.
Còn nếu xảy ra một cuộc “tăng đấu tăng” tay đôi giữa Challenger-2 và T-90M trên chiến trường Ukraine; rất nhiều khả năng cỗ xe tăng chưa từng bị phá hủy trên chiến trường của Anh, sẽ lần đầu tiên ghi nhận thiệt hại trên chiến trường.