Thư ký Hội đồng An ninh Ukraine, Alexey Danilov thông báo hôm 1/3 rằng Kiev đang xem xét tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào nước láng giềng Belarus.Điều này xảy ra sau tuyên bố của chính phủ Ukraine rằng quân đội Belarus đã hỗ trợ các hoạt động quân sự của Nga chống lại nước này, mặc dù không đưa ra được bằng chứng xác thực.Chính quyền Minsk đã phủ nhận việc tham gia vào cuộc tấn công của Nga, mặc dù Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nhấn mạnh sau khi Ukraine đưa ra những lời đe dọa trên, thì nước này cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để tự vệ nếu bị tấn công.Belarus vẫn là đồng minh quân sự duy nhất của Nga ở châu Âu, kể từ giữa năm 2021 nước này đã chuyển sang tích hợp chặt chẽ các lực lượng vũ trang của mình với lực lượng của Nga, do nhận thức được các mối đe dọa chung từ các cường quốc phương Tây láng giềng.Nga đã tiến hành một cuộc can thiệp quân sự vào Ukraine từ ngày 24/2, và kể từ đó lực lượng phòng không và không quân của Ukraine đã chịu tổn thất nặng nề.Sự lỗi thời của các lực lượng vũ trang Ukraine, khi chỉ dựa vào những vũ khí có từ những năm 1970, đã khiến nước này gặp nhiều tổn thất và phải chuyển sang sử dụng những vũ khí được viện trợ từ phương Tây.Trong đó đáng chú ý nhất là tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ cung cấp được sử dụng trong các đơn vị bộ binh và ở mức độ thấp hơn là tận dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn SS-21 Tochka kế thừa từ Liên Xô.Tên lửa đạn đạo Tochka đã được Ukraine sử dụng để tấn công các lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở Donbass, cũng như tấn công vào một căn cứ không quân của Nga sát biên giới nước này, ngay trong những giờ đầu của chiến tranh.Đồng thời, phi đội máy bay cường kích Su-24M của Ukraine được cho là đã ngừng hoạt động sau những tổn thất nặng nề, vì vậy tên lửa Tochka được hy vọng sẽ là phương tiện duy nhất để Ukraine đe dọa các mục tiêu bên trong Belarus mà lại nằm ngoài tầm bắn của pháo binh.Tuy nhiên, tầm hoạt động rất ngắn chỉ dưới 200km của tên lửa cũng hạn chế nghiêm trọng khả năng đe dọa các mục tiêu của Belarus, cũng như sự hiện diện của hệ thống phòng không Nga ở Belarus.Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov tuyên bố rằng “mối nguy thực sự” của việc Ukraine muốn có được vũ khí hạt nhân đòi hỏi quân đội Nga phải có một phản ứng ngay lập tức."Ngày nay, những mối nguy hiểm mà chế độ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gây ra cho các nước láng giềng và an ninh quốc tế nói chung đã tăng lên đáng kể, sau khi các nhà chức trách ở Kiev bắt tay vào kế hoạch mua vũ khí hạt nhân", Bộ trưởng Ngoại giao Nga cho hay.Ông Sergey Lavrov nhấn mạnh: "Ukraine vẫn có các công nghệ hạt nhân của Liên Xô và các phương tiện vận chuyển những vũ khí như vậy. Chúng tôi không thể không ứng phó với mối nguy thực sự này".Ukraine từng được thừa hưởng một ngành công nghiệp tên lửa lớn từ Liên Xô, mặc dù đã xuống cấp trầm trọng trong 30 năm qua nhưng vẫn có khả năng đủ để phát triển một phương tiện vận chuyển vũ khí hạt nhân tiếp cận các thành phố lớn của Nga, nếu nước này có được đầu đạn hạt nhân để trang bị cho chúng.Với việc các lực lượng Nga đã chiếm được các địa điểm hạt nhân của Ukraine, khả năng là Moscow sẽ tìm kiếm biện pháp để Ukraine sẽ không thể theo đuổi việc phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên khả năng phát triển các loại vũ khí như vậy của Ukraine mà không có sự hỗ trợ của nước ngoài cũng là một dấu hỏi lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thư ký Hội đồng An ninh Ukraine, Alexey Danilov thông báo hôm 1/3 rằng Kiev đang xem xét tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào nước láng giềng Belarus.
Điều này xảy ra sau tuyên bố của chính phủ Ukraine rằng quân đội Belarus đã hỗ trợ các hoạt động quân sự của Nga chống lại nước này, mặc dù không đưa ra được bằng chứng xác thực.
Chính quyền Minsk đã phủ nhận việc tham gia vào cuộc tấn công của Nga, mặc dù Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nhấn mạnh sau khi Ukraine đưa ra những lời đe dọa trên, thì nước này cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để tự vệ nếu bị tấn công.
Belarus vẫn là đồng minh quân sự duy nhất của Nga ở châu Âu, kể từ giữa năm 2021 nước này đã chuyển sang tích hợp chặt chẽ các lực lượng vũ trang của mình với lực lượng của Nga, do nhận thức được các mối đe dọa chung từ các cường quốc phương Tây láng giềng.
Nga đã tiến hành một cuộc can thiệp quân sự vào Ukraine từ ngày 24/2, và kể từ đó lực lượng phòng không và không quân của Ukraine đã chịu tổn thất nặng nề.
Sự lỗi thời của các lực lượng vũ trang Ukraine, khi chỉ dựa vào những vũ khí có từ những năm 1970, đã khiến nước này gặp nhiều tổn thất và phải chuyển sang sử dụng những vũ khí được viện trợ từ phương Tây.
Trong đó đáng chú ý nhất là tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ cung cấp được sử dụng trong các đơn vị bộ binh và ở mức độ thấp hơn là tận dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn SS-21 Tochka kế thừa từ Liên Xô.
Tên lửa đạn đạo Tochka đã được Ukraine sử dụng để tấn công các lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở Donbass, cũng như tấn công vào một căn cứ không quân của Nga sát biên giới nước này, ngay trong những giờ đầu của chiến tranh.
Đồng thời, phi đội máy bay cường kích Su-24M của Ukraine được cho là đã ngừng hoạt động sau những tổn thất nặng nề, vì vậy tên lửa Tochka được hy vọng sẽ là phương tiện duy nhất để Ukraine đe dọa các mục tiêu bên trong Belarus mà lại nằm ngoài tầm bắn của pháo binh.
Tuy nhiên, tầm hoạt động rất ngắn chỉ dưới 200km của tên lửa cũng hạn chế nghiêm trọng khả năng đe dọa các mục tiêu của Belarus, cũng như sự hiện diện của hệ thống phòng không Nga ở Belarus.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov tuyên bố rằng “mối nguy thực sự” của việc Ukraine muốn có được vũ khí hạt nhân đòi hỏi quân đội Nga phải có một phản ứng ngay lập tức.
"Ngày nay, những mối nguy hiểm mà chế độ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gây ra cho các nước láng giềng và an ninh quốc tế nói chung đã tăng lên đáng kể, sau khi các nhà chức trách ở Kiev bắt tay vào kế hoạch mua vũ khí hạt nhân", Bộ trưởng Ngoại giao Nga cho hay.
Ông Sergey Lavrov nhấn mạnh: "Ukraine vẫn có các công nghệ hạt nhân của Liên Xô và các phương tiện vận chuyển những vũ khí như vậy. Chúng tôi không thể không ứng phó với mối nguy thực sự này".
Ukraine từng được thừa hưởng một ngành công nghiệp tên lửa lớn từ Liên Xô, mặc dù đã xuống cấp trầm trọng trong 30 năm qua nhưng vẫn có khả năng đủ để phát triển một phương tiện vận chuyển vũ khí hạt nhân tiếp cận các thành phố lớn của Nga, nếu nước này có được đầu đạn hạt nhân để trang bị cho chúng.
Với việc các lực lượng Nga đã chiếm được các địa điểm hạt nhân của Ukraine, khả năng là Moscow sẽ tìm kiếm biện pháp để Ukraine sẽ không thể theo đuổi việc phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên khả năng phát triển các loại vũ khí như vậy của Ukraine mà không có sự hỗ trợ của nước ngoài cũng là một dấu hỏi lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.