Theo thông tin của hãng Sputnik của Nga ngày 17/5, kể từ cuối tháng 2 năm nay, Mỹ đã viện trợ quân sự cho Ukraine hơn 3,8 tỷ USD. Số tiền viện trợ trên nhiều hơn 30% so với những gì Mỹ đã cung cấp cho Ukraine, trong thời gian cuộc chiến kéo dài 8 năm ở vùng Donbas, khiến Ukraine trở thành nước nhận viện trợ quân sự lớn nhất của Mỹ vào năm 2022 cho đến nay.Sputnik cho biết, kể từ năm 2014 đến năm 2021, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 2,7 tỷ USD viện trợ quân sự "sát thương và không sát thương", bao gồm xe quân sự Humvees, súng bắn tỉa, tàu tuần tra, tên lửa chống tăng Javelin và huấn luyện quân sự cho lực lượng vũ trang Ukraine.Theo báo chí Nga, Tổng thống Mỹ Biden đã tăng cường viện trợ của nước này cho Ukraine. Từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào đầu năm 2021, đến khi cuộc khủng hoảng Donbas leo thang vào đầu năm nay, Tổng thống Biden đã phê duyệt hơn 335 triệu USD viện trợ cho Ukraine.Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 năm nay, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine một lượng lớn vũ khí và trang thiết bị, bao gồm tên lửa chống tăng Javelin, súng phóng lựu AT4, tên lửa phòng không vác vai Stinger.Về máy bay, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine số trực thăng Mi-17, mà Mỹ mua của Nga trước kia, để viện trợ cho Afghanistan, nhưng chính quyền Afghanistan thân Mỹ đã sụp đổ, do vậy Mỹ viện trợ cho Ukraine, bất chấp Nga phản đối.Ngoài ra còn có radar trinh sát pháo binh, súng phóng lựu, một số lượng lớn vũ khí cỡ nhỏ, pháo xe kéo M777 và M198, phương tiện vận tải bọc thép, máy bay không người lái, thiết bị gây nhiễu, v.v.Khoản viện trợ quân sự 3,8 tỷ USD của Mỹ, đã khiến Ukraine trở thành nước nhận viện trợ quân sự lớn nhất của Mỹ chỉ trong vài tháng. Ngược lại, Israel tụt xuống đứng thứ hai.Thống kê cho thấy năm 2020, Israel nhận được 3,3 tỷ USD viện trợ quân sự của Mỹ, trong khi Afghanistan và Ai Cập lần lượt nhận được 2,7 tỷ USD và 1,3 tỷ USD trong cùng năm.Vào ngày 10/5, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật viện trợ trị giá 40 tỷ USD cho Ukraine, nhưng dự luật này vẫn chưa được Thượng viện thông qua, do bị Thượng nghị sĩ Rand Paul ngăn cản.Truyền thông Nga chỉ ra rằng, gói hỗ trợ quân sự và "nhân đạo" bao gồm 19,75 tỷ USD viện trợ quân sự mới, bao gồm 6 tỷ USD cho vũ khí và huấn luyện, 8,7 tỷ USD để bổ sung kho nguyên liệu của Mỹ và 4,4 tỷ USD phân bổ cho Bộ Tư lệnh Châu Âu của Mỹ, 600 triệu USD để sử dụng Đạo luật sản xuất quốc phòng.Vào ngày 16/5, theo giờ địa phương, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu chấm dứt thủ tục cản trở do Thượng nghị sĩ Rand Paul khởi xướng, có nghĩa là Thượng viện sẽ khởi động một cuộc bỏ phiếu cuối cùng, về dự luật viện trợ cho Ukraine vào cuối tuần này.Kết quả cuộc bỏ phiếu vào ngày hôm đó là 81 phiếu thuận và 11 phiếu chống. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Bill Haggerty, người đã bỏ phiếu chống lại cho biết, ông phản đối viện trợ cho các quốc gia khác khi các vấn đề đối nội của Mỹ không được xử lý đúng cách.Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marjorie Taylor Green là một trong những nhà lập pháp đã bỏ phiếu chống lại dự luật trên. Bà cáo buộc các chính trị gia Washington tìm kiếm viện trợ cho Ukraine trong khi phớt lờ tình trạng thiếu sữa bột trẻ em trong nước, cuộc khủng hoảng ở biên giới phía nam nước Mỹ với Mexico, cũng như lạm phát và giá dầu tăng vọt.
Theo thông tin của hãng Sputnik của Nga ngày 17/5, kể từ cuối tháng 2 năm nay, Mỹ đã viện trợ quân sự cho Ukraine hơn 3,8 tỷ USD.
Số tiền viện trợ trên nhiều hơn 30% so với những gì Mỹ đã cung cấp cho Ukraine, trong thời gian cuộc chiến kéo dài 8 năm ở vùng Donbas, khiến Ukraine trở thành nước nhận viện trợ quân sự lớn nhất của Mỹ vào năm 2022 cho đến nay.
Sputnik cho biết, kể từ năm 2014 đến năm 2021, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 2,7 tỷ USD viện trợ quân sự "sát thương và không sát thương", bao gồm xe quân sự Humvees, súng bắn tỉa, tàu tuần tra, tên lửa chống tăng Javelin và huấn luyện quân sự cho lực lượng vũ trang Ukraine.
Theo báo chí Nga, Tổng thống Mỹ Biden đã tăng cường viện trợ của nước này cho Ukraine. Từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào đầu năm 2021, đến khi cuộc khủng hoảng Donbas leo thang vào đầu năm nay, Tổng thống Biden đã phê duyệt hơn 335 triệu USD viện trợ cho Ukraine.
Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 năm nay, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine một lượng lớn vũ khí và trang thiết bị, bao gồm tên lửa chống tăng Javelin, súng phóng lựu AT4, tên lửa phòng không vác vai Stinger.
Về máy bay, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine số trực thăng Mi-17, mà Mỹ mua của Nga trước kia, để viện trợ cho Afghanistan, nhưng chính quyền Afghanistan thân Mỹ đã sụp đổ, do vậy Mỹ viện trợ cho Ukraine, bất chấp Nga phản đối.
Ngoài ra còn có radar trinh sát pháo binh, súng phóng lựu, một số lượng lớn vũ khí cỡ nhỏ, pháo xe kéo M777 và M198, phương tiện vận tải bọc thép, máy bay không người lái, thiết bị gây nhiễu, v.v.
Khoản viện trợ quân sự 3,8 tỷ USD của Mỹ, đã khiến Ukraine trở thành nước nhận viện trợ quân sự lớn nhất của Mỹ chỉ trong vài tháng. Ngược lại, Israel tụt xuống đứng thứ hai.
Thống kê cho thấy năm 2020, Israel nhận được 3,3 tỷ USD viện trợ quân sự của Mỹ, trong khi Afghanistan và Ai Cập lần lượt nhận được 2,7 tỷ USD và 1,3 tỷ USD trong cùng năm.
Vào ngày 10/5, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật viện trợ trị giá 40 tỷ USD cho Ukraine, nhưng dự luật này vẫn chưa được Thượng viện thông qua, do bị Thượng nghị sĩ Rand Paul ngăn cản.
Truyền thông Nga chỉ ra rằng, gói hỗ trợ quân sự và "nhân đạo" bao gồm 19,75 tỷ USD viện trợ quân sự mới, bao gồm 6 tỷ USD cho vũ khí và huấn luyện, 8,7 tỷ USD để bổ sung kho nguyên liệu của Mỹ và 4,4 tỷ USD phân bổ cho Bộ Tư lệnh Châu Âu của Mỹ, 600 triệu USD để sử dụng Đạo luật sản xuất quốc phòng.
Vào ngày 16/5, theo giờ địa phương, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu chấm dứt thủ tục cản trở do Thượng nghị sĩ Rand Paul khởi xướng, có nghĩa là Thượng viện sẽ khởi động một cuộc bỏ phiếu cuối cùng, về dự luật viện trợ cho Ukraine vào cuối tuần này.
Kết quả cuộc bỏ phiếu vào ngày hôm đó là 81 phiếu thuận và 11 phiếu chống. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Bill Haggerty, người đã bỏ phiếu chống lại cho biết, ông phản đối viện trợ cho các quốc gia khác khi các vấn đề đối nội của Mỹ không được xử lý đúng cách.
Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marjorie Taylor Green là một trong những nhà lập pháp đã bỏ phiếu chống lại dự luật trên. Bà cáo buộc các chính trị gia Washington tìm kiếm viện trợ cho Ukraine trong khi phớt lờ tình trạng thiếu sữa bột trẻ em trong nước, cuộc khủng hoảng ở biên giới phía nam nước Mỹ với Mexico, cũng như lạm phát và giá dầu tăng vọt.