Trong chiến dịch giành quyền kiểm soát Nhà máy thép Azovstal, Quân đội Nga đã điều động súng cối 2S4 240mm Tulip (Tyulpan), để phá hủy các mục tiêu được bảo vệ kiên cố.Trong một bức ảnh, chụp khẩu cối 2S4 đang bắn vào mục tiêu vào Nhà máy thép Azovstal, được đăng tải trên mạng xã hội, quả đạn pháo hình trụ trên không có phần cánh đuôi được mở ra; đây là một đặc điểm quan trọng, cho phép xác định quả đạn này, chính là đạn 3F5 Smel'chak, dẫn đường bằng laser.Súng cối 2S4 do Liên Xô phát triển từ năm 1970, sản xuất hàng loạt và xuất khẩu từ năm 1972 đến năm 1988, chủ yếu dùng cho các trận chiến cam go. 2S4 sử dụng khung gầm xe bọc thép GMZ, nhưng được thay thế bằng 6 cặp bánh chịu nặng, nhằm tăng trọng tải; trọng lượng hành quân của 2S4 là 27,5 tấn.Cối 2S4 Tulip sử dụng bàn đế trực tiếp xuống đất như thiết kế truyền thống, nhưng mọi thao tác nâng-hạ bàn đế, đều được thực hiện bằng tay nâng thủy lực. Thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu là 5 phút, và thời gian chuyển ngược lại từ chiến đấu sang trạng thái hành quân là 10 phút.Cối 2S4 với cỡ nòng 240mm, được nạp vào từ đuôi nòng (khác với súng cối loại nhỏ, nạp đạn từ đầu nòng), bắn bằng điện hoặc bằng giật cò. Phương pháp nạp đạn tự động bằng cánh tay thủy lực, hoặc bằng cẩu đi cùng xe; sau mỗi phát bắn, nòng cối phải hạ ngang xuống để nạp đạn, nên tốc độ bắn thực thế chỉ 1 phát/phút.Xạ giới hướng của cối 2S4 ở góc bắn + 50° là ± 10° và góc bắn + 80° là ± 41°. Khẩu cối này cũng đã trải qua một loạt nâng cấp trong những năm gần đây, bao gồm cả động cơ, hệ thống thủy lực, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống điều khiển hỏa lực; nhưng chưa rõ số lượng được nâng cấp.Súng cối 2S4 bắn được nhiều loại đạn, bao gồm đạn nổ phá, đạn cháy, đạn catxet, đạn dẫn đường bằng laser bán chủ động, đạn hạt nhân chiến thuật, v.v., cho nhiều nhiệm vụ khác nhau và nó có thể tiêu diệt các mục tiêu nấp sau các khối chắn như đỉnh núi, nhà cao tầng…Ví dụ đạn nổ phá OF-864, có chiều dài 1.536 mm, nặng 130,7 kg; trong đó trọng lượng thuốc nổ là 31,9 kg, tầm bắn 800 ~ 9.650 mét, tương đương với sức công phá của 5 viên đạn pháo cỡ nòng 155 mm. Loại đạn này để phá công sự kiên cố hoặc sinh lực ẩn, lộ; tùy thuộc vào loại ngòi mà nó sử dụng.Đạn nổ tầm cao 3ВF2 (APM) dài 2.348 mm, thuốc nổ nặng 46,5 kg và toàn bộ quả đạn nặng 228 kg. Tầm bắn tối đa là 19,69 km và đạn cháy ЗВЗ-5 có chứa chất cháy, có thể phá hủy diện tích 7.500 mét vuông.Đạn catxet ЗВО-11 có trọng lượng 230 kg, tầm bắn từ 7,1 đến 19,3 km, có thể chứa 14 quả đạn con 3О10, mỗi quả nặng 3,9 kg; mỗi quả đạn con như vậy chứa 640 gram thuốc nổ mạnh A-IX-2. Loại đạn nguy hiểm nhất là đạn hạt nhân, tương đương với lượng thuốc nổ 2.000 tấn, được thử nghiệm vào những năm 1970, nhưng không còn được sử dụng.Loại đạn dẫn đường bằng laser bán chủ động mang ký hiệu 1К113 sử dụng cho súng cối 2S4, thực chất đây là một sản phẩm cũ do Phòng thiết kế Tula phát triển vào năm 1982, sử dụng phương pháp dẫn đường bằng laser bán chủ động ЗF5, dựa trên thiết kế của đạn pháo dẫn đường 152mm Santimetr.Hình dạng của quả đạn cối 1К113 rất giống với một quả tên lửa, nhưng có những lỗ thoát khí nhỏ dày đặc ở đuôi quả đạn và sáu cánh đuôi hình chữ nhật, có tác dụng ổn định đường bay của đạn sau khi phóng.Đạn 1К113 dài 1.635 mm, nặng 134,2 kg, trọng lượng thuốc nổ 32 kg và tầm bắn từ 3,6 đến 9,2 km. Nó sử dụng công nghệ hiệu chỉnh đường đạn bằng động cơ xung, theo phương vuông góc với trục của đạn.Đạn 1К113 với một số vòi phun nhỏ, được bố trí tại vị trí đuôi của viên đạn; lực đẩy được hình thành bằng cách đốt cháy động cơ và đẩy qua các lỗ thoát khí. Quỹ đạo đạn, được điều chỉnh bằng tác động vào lực mô-men xoắn.Phương pháp điểu khiển quả đạn như vậy, chủ yếu được sử dụng cho các loại đạn hiệu chỉnh đầu cuối, có sử dụng cánh đuôi ổn định đường bay hoặc tốc độ đạn quay thấp như đạn 1К113.Ưu điểm của đạn 1К113 là không cần thiết bị lái và con quay hồi chuyển có kết cấu phức tạp và giá thành đắt đỏ; do vậy sẽ có giá thành rẻ và kết cấu đơn giản. Tuy nhiên thiết kế này không dùng được cho đạn quay tốc độ cao, mà chỉ thích hợp dùng cho đạn cối.Phần đầu phía trước của đạn 1К113, được trang bị thiết bị tìm kiếm bán chủ động bằng laser 3F5. Trong chiến đấu, trinh sát viên ở đài quan sát, sử dụng thiết bị chiếu xạ laser như 1Д15, để chiếu xạ mục tiêu, dẫn đường cho viên đạn.Sau khi đạn rời khỏi nòng pháo, đạn bay tới mục tiêu trong khoảng thời gian từ 2,5 ~ 3 giây. Khi đạn rời đầu nòng từ 400-800 mét, đầu dò 3F5 sẽ được bật, để tìm kiếm và nhận tín hiệu laser chiếu xạ phản hồi; đồng thời khởi động động cơ xung để lái đạn. Sai số xác suất của đạn 1К113 làm tròn từ 0,8-1,4 mét, khoảng cách nhận nguồn chiếu xạ laser từ 0,7-7 km.Quân đội Nga sử dụng đạn dẫn đường bằng laser 1К113, chủ yếu để tấn công chính xác các công sự hoặc lối vào đường hầm của Nhà máy thép Azovstal; tăng hiệu quả tấn công và không cần sử dụng không quân.Với những mục tiêu nhỏ lẻ kiên cố, khả năng tiếp cận của bộ binh và xe tăng hạn chế, việc sử dụng đạn cối có điều khiển 1К113, sẽ giúp giải quyết thuận tiện hơn; đồng thời với quỹ đạo của đạn cối bắn theo đường cong cầu vồng lớn, cùng với trọng lượng đạn nặng, giúp tăng khả năng xuyên phá mục tiêu.Như vậy trong môi trường tác chiến đặc biệt, đạn cối cỡ lớn như 1К113 vẫn phát huy tác dụng rất lớn hơn các loại vũ khí khác; vừa đảm bảo mức chính xác, khả năng phá hủy mục tiêu cao, tốc độ phản ứng nhanh và tiết kiệm hơn nhiều so với sử dụng không quân.
Trong chiến dịch giành quyền kiểm soát Nhà máy thép Azovstal, Quân đội Nga đã điều động súng cối 2S4 240mm Tulip (Tyulpan), để phá hủy các mục tiêu được bảo vệ kiên cố.
Trong một bức ảnh, chụp khẩu cối 2S4 đang bắn vào mục tiêu vào Nhà máy thép Azovstal, được đăng tải trên mạng xã hội, quả đạn pháo hình trụ trên không có phần cánh đuôi được mở ra; đây là một đặc điểm quan trọng, cho phép xác định quả đạn này, chính là đạn 3F5 Smel'chak, dẫn đường bằng laser.
Súng cối 2S4 do Liên Xô phát triển từ năm 1970, sản xuất hàng loạt và xuất khẩu từ năm 1972 đến năm 1988, chủ yếu dùng cho các trận chiến cam go. 2S4 sử dụng khung gầm xe bọc thép GMZ, nhưng được thay thế bằng 6 cặp bánh chịu nặng, nhằm tăng trọng tải; trọng lượng hành quân của 2S4 là 27,5 tấn.
Cối 2S4 Tulip sử dụng bàn đế trực tiếp xuống đất như thiết kế truyền thống, nhưng mọi thao tác nâng-hạ bàn đế, đều được thực hiện bằng tay nâng thủy lực. Thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu là 5 phút, và thời gian chuyển ngược lại từ chiến đấu sang trạng thái hành quân là 10 phút.
Cối 2S4 với cỡ nòng 240mm, được nạp vào từ đuôi nòng (khác với súng cối loại nhỏ, nạp đạn từ đầu nòng), bắn bằng điện hoặc bằng giật cò. Phương pháp nạp đạn tự động bằng cánh tay thủy lực, hoặc bằng cẩu đi cùng xe; sau mỗi phát bắn, nòng cối phải hạ ngang xuống để nạp đạn, nên tốc độ bắn thực thế chỉ 1 phát/phút.
Xạ giới hướng của cối 2S4 ở góc bắn + 50° là ± 10° và góc bắn + 80° là ± 41°. Khẩu cối này cũng đã trải qua một loạt nâng cấp trong những năm gần đây, bao gồm cả động cơ, hệ thống thủy lực, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống điều khiển hỏa lực; nhưng chưa rõ số lượng được nâng cấp.
Súng cối 2S4 bắn được nhiều loại đạn, bao gồm đạn nổ phá, đạn cháy, đạn catxet, đạn dẫn đường bằng laser bán chủ động, đạn hạt nhân chiến thuật, v.v., cho nhiều nhiệm vụ khác nhau và nó có thể tiêu diệt các mục tiêu nấp sau các khối chắn như đỉnh núi, nhà cao tầng…
Ví dụ đạn nổ phá OF-864, có chiều dài 1.536 mm, nặng 130,7 kg; trong đó trọng lượng thuốc nổ là 31,9 kg, tầm bắn 800 ~ 9.650 mét, tương đương với sức công phá của 5 viên đạn pháo cỡ nòng 155 mm. Loại đạn này để phá công sự kiên cố hoặc sinh lực ẩn, lộ; tùy thuộc vào loại ngòi mà nó sử dụng.
Đạn nổ tầm cao 3ВF2 (APM) dài 2.348 mm, thuốc nổ nặng 46,5 kg và toàn bộ quả đạn nặng 228 kg. Tầm bắn tối đa là 19,69 km và đạn cháy ЗВЗ-5 có chứa chất cháy, có thể phá hủy diện tích 7.500 mét vuông.
Đạn catxet ЗВО-11 có trọng lượng 230 kg, tầm bắn từ 7,1 đến 19,3 km, có thể chứa 14 quả đạn con 3О10, mỗi quả nặng 3,9 kg; mỗi quả đạn con như vậy chứa 640 gram thuốc nổ mạnh A-IX-2. Loại đạn nguy hiểm nhất là đạn hạt nhân, tương đương với lượng thuốc nổ 2.000 tấn, được thử nghiệm vào những năm 1970, nhưng không còn được sử dụng.
Loại đạn dẫn đường bằng laser bán chủ động mang ký hiệu 1К113 sử dụng cho súng cối 2S4, thực chất đây là một sản phẩm cũ do Phòng thiết kế Tula phát triển vào năm 1982, sử dụng phương pháp dẫn đường bằng laser bán chủ động ЗF5, dựa trên thiết kế của đạn pháo dẫn đường 152mm Santimetr.
Hình dạng của quả đạn cối 1К113 rất giống với một quả tên lửa, nhưng có những lỗ thoát khí nhỏ dày đặc ở đuôi quả đạn và sáu cánh đuôi hình chữ nhật, có tác dụng ổn định đường bay của đạn sau khi phóng.
Đạn 1К113 dài 1.635 mm, nặng 134,2 kg, trọng lượng thuốc nổ 32 kg và tầm bắn từ 3,6 đến 9,2 km. Nó sử dụng công nghệ hiệu chỉnh đường đạn bằng động cơ xung, theo phương vuông góc với trục của đạn.
Đạn 1К113 với một số vòi phun nhỏ, được bố trí tại vị trí đuôi của viên đạn; lực đẩy được hình thành bằng cách đốt cháy động cơ và đẩy qua các lỗ thoát khí. Quỹ đạo đạn, được điều chỉnh bằng tác động vào lực mô-men xoắn.
Phương pháp điểu khiển quả đạn như vậy, chủ yếu được sử dụng cho các loại đạn hiệu chỉnh đầu cuối, có sử dụng cánh đuôi ổn định đường bay hoặc tốc độ đạn quay thấp như đạn 1К113.
Ưu điểm của đạn 1К113 là không cần thiết bị lái và con quay hồi chuyển có kết cấu phức tạp và giá thành đắt đỏ; do vậy sẽ có giá thành rẻ và kết cấu đơn giản. Tuy nhiên thiết kế này không dùng được cho đạn quay tốc độ cao, mà chỉ thích hợp dùng cho đạn cối.
Phần đầu phía trước của đạn 1К113, được trang bị thiết bị tìm kiếm bán chủ động bằng laser 3F5. Trong chiến đấu, trinh sát viên ở đài quan sát, sử dụng thiết bị chiếu xạ laser như 1Д15, để chiếu xạ mục tiêu, dẫn đường cho viên đạn.
Sau khi đạn rời khỏi nòng pháo, đạn bay tới mục tiêu trong khoảng thời gian từ 2,5 ~ 3 giây. Khi đạn rời đầu nòng từ 400-800 mét, đầu dò 3F5 sẽ được bật, để tìm kiếm và nhận tín hiệu laser chiếu xạ phản hồi; đồng thời khởi động động cơ xung để lái đạn. Sai số xác suất của đạn 1К113 làm tròn từ 0,8-1,4 mét, khoảng cách nhận nguồn chiếu xạ laser từ 0,7-7 km.
Quân đội Nga sử dụng đạn dẫn đường bằng laser 1К113, chủ yếu để tấn công chính xác các công sự hoặc lối vào đường hầm của Nhà máy thép Azovstal; tăng hiệu quả tấn công và không cần sử dụng không quân.
Với những mục tiêu nhỏ lẻ kiên cố, khả năng tiếp cận của bộ binh và xe tăng hạn chế, việc sử dụng đạn cối có điều khiển 1К113, sẽ giúp giải quyết thuận tiện hơn; đồng thời với quỹ đạo của đạn cối bắn theo đường cong cầu vồng lớn, cùng với trọng lượng đạn nặng, giúp tăng khả năng xuyên phá mục tiêu.
Như vậy trong môi trường tác chiến đặc biệt, đạn cối cỡ lớn như 1К113 vẫn phát huy tác dụng rất lớn hơn các loại vũ khí khác; vừa đảm bảo mức chính xác, khả năng phá hủy mục tiêu cao, tốc độ phản ứng nhanh và tiết kiệm hơn nhiều so với sử dụng không quân.