Trong thời gian qua Mỹ và nhiều quốc gia NATO khác đã cung cấp hỗ trợ quân sự rất đáng kể cho Ukraine, cả về vật chất lẫn huấn luyện lực lượng tác chiến.Đáng kể nhất là Mỹ đã bán cho quân đội Ukraine nhiều tên lửa chống tăng tiên tiến FGM-148 Javelin vốn được coi là “sát thủ xe tăng Nga”, cũng như chuyển giao tàu tuần tra cỡ nhỏ.Tương lai gần, nhiều khả năng Mỹ sẽ “sang tên” cho Ukraine tàu hộ vệ cỡ lớn lớp Oliver Hazard Perry, tác động để bán máy bay chiến đấu hay tiếp tục viện trợ tài chính.Với sự ủng hộ từ nước ngoài và việc gia tăng năng lực chiến đấu trong thời gian gần đây, giới chức quốc phòng Ukraine đã tỏ ra tự tin hơn nhiều, thậm chí còn tuyên bố sẽ nhanh chóng thu hồi phần lãnh thổ miền Đông cũng như bán đảo Crimea.Tuy vậy điều này đã mang lại rắc rối cho Kiev, cụ thể là sau khi Tư lệnh hải quân Ukraine tuyên bố khởi động chiến dịch quân sự nhằm chống lại Nga, phía Mỹ đã có phản ứng không đồng tình.Mỹ nhấn mạnh rằng do hành động "khiêu khích và hung hăng" của Kiev, Washington sẽ để ngỏ việc ngừng hỗ trợ quân sự cho Ukraine.Ngay cả nhiều thành viên liên minh quân sự NATO khác cũng phản đối cuộc đối đầu với Moskva, bao gồm Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác.Nếu một cuộc xung đột xảy ra giữa Nga và Ukraine, NATO sẽ không can thiệp. Điều này đã được tuyên bố bởi cựu chỉ huy của lực lượng vũ trang Mỹ tại châu Âu - Trung tướng Ben Hodges.Theo ông Hodges, điều này do thực tế Kiev không phải là thành viên của NATO. Một lý do khác nằm ở mối quan hệ kinh tế sâu sắc của một số thành viên liên minh với Nga, đặc biệt là Đức và Thổ Nhĩ Kỳ - những người không muốn chống lại Moskva."Ngay cả Tổng thống Mỹ cũng không thể gây áp lực đầy đủ lên điện Kremlin", Tướng Hodges chia sẻ và được hãng thông tấn Nga Lenta đăng tải lại.Theo đánh giá từ các chuyên gia, lời tuyên bố cứng rắn như vậy từ phía Mỹ rõ ràng sẽ hạ nhiệt sự hăng hái của Ukraine, khiến Kiev phải kiềm chế lại tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự chống lại Nga.Ngoài ra liên minh quân sự NATO nhận thức được rằng trong trường hợp đối đầu với Nga, các quốc gia riêng lẻ sẽ tự động trở thành đối thủ của Moskva, và điều này rất nguy hiểm với hậu quả rất lớn.Mặt khác, các chuyên gia tin rằng tuyên bố của Tư lệnh hải quân Ukraine chỉ là một sự khiêu khích, bởi vì Kiev nhận ra rằng họ sẽ không đủ sức mạnh để cạnh tranh với Nga vào lúc này.Hạm đội Ukraine chỉ bao gồm các tàu cũ, nhỏ có sức chiến đấu rất kém, tên lửa hành trình chống hạm chủ lực R-360 Neptune của họ cũng chỉ là sản phẩm phát triển từ nguyên mẫu Kh-35 Uran từ thời Liên Xô, không có ưu thế trước Kalibr của Nga.
Trong thời gian qua Mỹ và nhiều quốc gia NATO khác đã cung cấp hỗ trợ quân sự rất đáng kể cho Ukraine, cả về vật chất lẫn huấn luyện lực lượng tác chiến.
Đáng kể nhất là Mỹ đã bán cho quân đội Ukraine nhiều tên lửa chống tăng tiên tiến FGM-148 Javelin vốn được coi là “sát thủ xe tăng Nga”, cũng như chuyển giao tàu tuần tra cỡ nhỏ.
Tương lai gần, nhiều khả năng Mỹ sẽ “sang tên” cho Ukraine tàu hộ vệ cỡ lớn lớp Oliver Hazard Perry, tác động để bán máy bay chiến đấu hay tiếp tục viện trợ tài chính.
Với sự ủng hộ từ nước ngoài và việc gia tăng năng lực chiến đấu trong thời gian gần đây, giới chức quốc phòng Ukraine đã tỏ ra tự tin hơn nhiều, thậm chí còn tuyên bố sẽ nhanh chóng thu hồi phần lãnh thổ miền Đông cũng như bán đảo Crimea.
Tuy vậy điều này đã mang lại rắc rối cho Kiev, cụ thể là sau khi Tư lệnh hải quân Ukraine tuyên bố khởi động chiến dịch quân sự nhằm chống lại Nga, phía Mỹ đã có phản ứng không đồng tình.
Mỹ nhấn mạnh rằng do hành động "khiêu khích và hung hăng" của Kiev, Washington sẽ để ngỏ việc ngừng hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Ngay cả nhiều thành viên liên minh quân sự NATO khác cũng phản đối cuộc đối đầu với Moskva, bao gồm Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác.
Nếu một cuộc xung đột xảy ra giữa Nga và Ukraine, NATO sẽ không can thiệp. Điều này đã được tuyên bố bởi cựu chỉ huy của lực lượng vũ trang Mỹ tại châu Âu - Trung tướng Ben Hodges.
Theo ông Hodges, điều này do thực tế Kiev không phải là thành viên của NATO. Một lý do khác nằm ở mối quan hệ kinh tế sâu sắc của một số thành viên liên minh với Nga, đặc biệt là Đức và Thổ Nhĩ Kỳ - những người không muốn chống lại Moskva.
"Ngay cả Tổng thống Mỹ cũng không thể gây áp lực đầy đủ lên điện Kremlin", Tướng Hodges chia sẻ và được hãng thông tấn Nga Lenta đăng tải lại.
Theo đánh giá từ các chuyên gia, lời tuyên bố cứng rắn như vậy từ phía Mỹ rõ ràng sẽ hạ nhiệt sự hăng hái của Ukraine, khiến Kiev phải kiềm chế lại tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự chống lại Nga.
Ngoài ra liên minh quân sự NATO nhận thức được rằng trong trường hợp đối đầu với Nga, các quốc gia riêng lẻ sẽ tự động trở thành đối thủ của Moskva, và điều này rất nguy hiểm với hậu quả rất lớn.
Mặt khác, các chuyên gia tin rằng tuyên bố của Tư lệnh hải quân Ukraine chỉ là một sự khiêu khích, bởi vì Kiev nhận ra rằng họ sẽ không đủ sức mạnh để cạnh tranh với Nga vào lúc này.
Hạm đội Ukraine chỉ bao gồm các tàu cũ, nhỏ có sức chiến đấu rất kém, tên lửa hành trình chống hạm chủ lực R-360 Neptune của họ cũng chỉ là sản phẩm phát triển từ nguyên mẫu Kh-35 Uran từ thời Liên Xô, không có ưu thế trước Kalibr của Nga.