Có vẻ như nhận định máy bay không người lái (UAV) Geran-2 của Nga “không phù hợp với môi trường lạnh giá” ở châu Âu là không quá chính xác; quân đội Nga dường như mới được bổ sung thêm những chiếc UAV tự sát từ Iran, để bù đắp cho việc thiếu tên lửa tấn công mặt đất.Tờ "Washington Post" của Mỹ đưa tin, trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Iran và Nga, Iran đang chuẩn bị bán 6.000 UAV các loại cho Nga. Xét các loại giao dịch vũ khí và công nghệ khác, tổng giá trị của giao dịch này là khoảng 10 tỷ USD; tuy nhiên những mẫu UAV cụ thể vẫn chưa được xác định, nhưng hầu hết UAV của Iran sẽ được lắp ráp tại Nga. Hiện hai nước đã hoàn tất đàm phán về vấn đề này. Các quan chức an ninh NATO cho biết, đại diện ngoại giao và quân sự của Nga và Iran đã tổ chức ít nhất hai cuộc đàm phán vào tháng trước về việc bán thêm UAV. Nhà báo Iran Khayal Muazzin cũng đã xác nhận thông tin này và cho biết, Nga sẽ xây dựng một nhà máy đặc biệt ở Tatarstan để lắp ráp UAV từ các bộ phận quan trọng do Iran cung cấp. Iran bán 6.000 UAV cho Nga và Nga có khả năng sẽ cung cấp cho Iran các máy bay chiến đấu Su-35. Truyền thông quân sự Bulgaria đã tiết lộ thông tin này và cho biết, các phi công Iran đã được đào tạo lái Su-35. Các nguồn tin Mỹ cũng đã xác nhận thông tin này nhưng không tiết lộ quốc tịch của phi công, mà chỉ nói rằng "phi công đến từ một quốc gia Trung Đông".Tuy nhiên, số lượng giao dịch chiến đấu cơ Su-35 là không rõ ràng, một số nguồn tin nói rằng, Iran muốn mua 24 chiếc Su-35, nhưng một số khác nói rằng Iran muốn mua 60 máy bay chiến đấu các loại, trong đó chủ yếu là Su-35. Giới phân tích cho rằng 24 chiến đấu cơ Su-35 mà Nga chế tạo cho Ai Cập, có khả năng chuyển cho Iran; ban đầu Ai Cập không nhận những chiến đấu cơ Su-35 này với lý do "có vấn đề kỹ thuật", nhưng lý do thực sự là Ai Cập lo sợ nếu nhận Su-35, thì họ sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế mà chính phủ Mỹ áp đặt, theo Đạo luật trừng phạt đối thủ của Mỹ (CAATSA). Cuối cùng, một điều nữa là làm thế nào để Quân đội Ukraine có thể đối phó hiệu quả với UAV tự sát của quân đội Nga, thì ngoài việc dựa vào máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không mặt đất, quân đội Ukraine, đặc biệt là lực lượng dân quân tự vệ, đã hình thành một số lượng lớn đội phòng không cơ động.Các đội phòng không cơ động này hiểu một cách đơn giản, đó là sử dụng súng máy, pháo phòng không cỡ nhỏ hoặc tên lửa phòng không di động (MANPAD) trên các phương tiện cơ giới khác nhau; họ nhận thông tin cảnh báo sớm và phân phát mệnh lệnh thông qua một APP chuyên dụng, đồng thời đến khu vực đã định trước để phục sẵn. Các tổ đội phòng không cơ động này của Ukraine, không chỉ có thể được sử dụng để đối phó với UAV có tốc độ rất chậm như loại Geran-2 của Nga, mà còn có thể đối phó với tên lửa hành trình bay bám địa hình.Một vấn đề đáng chú ý là loại tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ cung cấp cho Ukraine và các tên lửa phòng không vác vai khác mà Quân đội Ukraine được trang bị, không hiệu quả khi đánh chặn UAV Geran-2, do hệ thống tìm kiếm mục tiêu của tên lửa khó khóa được tín hiệu hồng ngoại, vì tín hiệu hồng ngoại bộc lộ từ Geran-2 rất thấp.Ngoài ra để nâng cao khả năng phát hiện mục tiêu UAV, nhiều đội phòng không cơ động Ukraine còn được trang bị đèn chiếu cầm tay, thiết bị định vị laser gắn trên súng bộ binh, thiết bị nhìn đêm để thực hiện nhiệm vụ phòng không vào ban đêm; đặc biệt là với sự trợ giúp của đèn chiếu cầm tay, hỏa lực vũ khí nhỏ sẽ được tập trung vào mục tiêu và tỷ lệ bắn hạ sẽ tăng lên rất nhiều.Hiện nay, quân đội Ukraine có xu hướng sử dụng các tổ hợp phòng không cơ động như trên để đánh chặn UAV cảm tử của Nga, bởi chi phí đánh chặn UAV cảm tử (nhất là loại Geran-2) của Nga bằng tên lửa phòng không (thậm chí là cả tên lửa phòng không vác vai) là quá đắt đỏ. Với mức tiêu thụ tên lửa phòng không của Ukraine trong thời gian qua, vượt “trên mức cho phép”, nên các quốc gia phương Tây khó có thể nhanh chóng cung cấp cho Ukraine số lượng lớn tên lửa phòng không để bắn hạ những chiếc UAV Geran-2 của Nga có giá chỉ là 20.000 USD.Những loại tên lửa phòng không “có giá trị” mà phương Tây viện trợ, Ukraine phải “để dành” để đối phó với các loại tên lửa hành trình hoặc các loại chiến đấu cơ của Nga. Do vậy nhiệm vụ bắn hạ những UAV tự sát của Nga, tốt nhất là Ukraine dùng súng máy và pháo phòng không của đội phòng không cơ động.Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của Ukraine đó là làm thế nào để phát hiện hiệu quả hơn các máy bay không người lái tự sát của Nga, đồng thời chuyển tải và phân phối thông tin cảnh báo sớm của chúng cho các đội phòng không cơ động dự kiến đi qua khu vực để bắn hạ; nhiệm vụ này không hề đơn giản.Chiến đấu cơ nghi là loại Su-57 của Không quân Nga tấn công các mục tiêu mặt đất tại Bakhmut, miền Đông Ukraine. Nguồn Sina.
Có vẻ như nhận định máy bay không người lái (UAV) Geran-2 của Nga “không phù hợp với môi trường lạnh giá” ở châu Âu là không quá chính xác; quân đội Nga dường như mới được bổ sung thêm những chiếc UAV tự sát từ Iran, để bù đắp cho việc thiếu tên lửa tấn công mặt đất.
Tờ "Washington Post" của Mỹ đưa tin, trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Iran và Nga, Iran đang chuẩn bị bán 6.000 UAV các loại cho Nga. Xét các loại giao dịch vũ khí và công nghệ khác, tổng giá trị của giao dịch này là khoảng 10 tỷ USD; tuy nhiên những mẫu UAV cụ thể vẫn chưa được xác định, nhưng hầu hết UAV của Iran sẽ được lắp ráp tại Nga. Hiện hai nước đã hoàn tất đàm phán về vấn đề này.
Các quan chức an ninh NATO cho biết, đại diện ngoại giao và quân sự của Nga và Iran đã tổ chức ít nhất hai cuộc đàm phán vào tháng trước về việc bán thêm UAV. Nhà báo Iran Khayal Muazzin cũng đã xác nhận thông tin này và cho biết, Nga sẽ xây dựng một nhà máy đặc biệt ở Tatarstan để lắp ráp UAV từ các bộ phận quan trọng do Iran cung cấp.
Iran bán 6.000 UAV cho Nga và Nga có khả năng sẽ cung cấp cho Iran các máy bay chiến đấu Su-35. Truyền thông quân sự Bulgaria đã tiết lộ thông tin này và cho biết, các phi công Iran đã được đào tạo lái Su-35. Các nguồn tin Mỹ cũng đã xác nhận thông tin này nhưng không tiết lộ quốc tịch của phi công, mà chỉ nói rằng "phi công đến từ một quốc gia Trung Đông".
Tuy nhiên, số lượng giao dịch chiến đấu cơ Su-35 là không rõ ràng, một số nguồn tin nói rằng, Iran muốn mua 24 chiếc Su-35, nhưng một số khác nói rằng Iran muốn mua 60 máy bay chiến đấu các loại, trong đó chủ yếu là Su-35.
Giới phân tích cho rằng 24 chiến đấu cơ Su-35 mà Nga chế tạo cho Ai Cập, có khả năng chuyển cho Iran; ban đầu Ai Cập không nhận những chiến đấu cơ Su-35 này với lý do "có vấn đề kỹ thuật", nhưng lý do thực sự là Ai Cập lo sợ nếu nhận Su-35, thì họ sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế mà chính phủ Mỹ áp đặt, theo Đạo luật trừng phạt đối thủ của Mỹ (CAATSA).
Cuối cùng, một điều nữa là làm thế nào để Quân đội Ukraine có thể đối phó hiệu quả với UAV tự sát của quân đội Nga, thì ngoài việc dựa vào máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không mặt đất, quân đội Ukraine, đặc biệt là lực lượng dân quân tự vệ, đã hình thành một số lượng lớn đội phòng không cơ động.
Các đội phòng không cơ động này hiểu một cách đơn giản, đó là sử dụng súng máy, pháo phòng không cỡ nhỏ hoặc tên lửa phòng không di động (MANPAD) trên các phương tiện cơ giới khác nhau; họ nhận thông tin cảnh báo sớm và phân phát mệnh lệnh thông qua một APP chuyên dụng, đồng thời đến khu vực đã định trước để phục sẵn.
Các tổ đội phòng không cơ động này của Ukraine, không chỉ có thể được sử dụng để đối phó với UAV có tốc độ rất chậm như loại Geran-2 của Nga, mà còn có thể đối phó với tên lửa hành trình bay bám địa hình.
Một vấn đề đáng chú ý là loại tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ cung cấp cho Ukraine và các tên lửa phòng không vác vai khác mà Quân đội Ukraine được trang bị, không hiệu quả khi đánh chặn UAV Geran-2, do hệ thống tìm kiếm mục tiêu của tên lửa khó khóa được tín hiệu hồng ngoại, vì tín hiệu hồng ngoại bộc lộ từ Geran-2 rất thấp.
Ngoài ra để nâng cao khả năng phát hiện mục tiêu UAV, nhiều đội phòng không cơ động Ukraine còn được trang bị đèn chiếu cầm tay, thiết bị định vị laser gắn trên súng bộ binh, thiết bị nhìn đêm để thực hiện nhiệm vụ phòng không vào ban đêm; đặc biệt là với sự trợ giúp của đèn chiếu cầm tay, hỏa lực vũ khí nhỏ sẽ được tập trung vào mục tiêu và tỷ lệ bắn hạ sẽ tăng lên rất nhiều.
Hiện nay, quân đội Ukraine có xu hướng sử dụng các tổ hợp phòng không cơ động như trên để đánh chặn UAV cảm tử của Nga, bởi chi phí đánh chặn UAV cảm tử (nhất là loại Geran-2) của Nga bằng tên lửa phòng không (thậm chí là cả tên lửa phòng không vác vai) là quá đắt đỏ.
Với mức tiêu thụ tên lửa phòng không của Ukraine trong thời gian qua, vượt “trên mức cho phép”, nên các quốc gia phương Tây khó có thể nhanh chóng cung cấp cho Ukraine số lượng lớn tên lửa phòng không để bắn hạ những chiếc UAV Geran-2 của Nga có giá chỉ là 20.000 USD.
Những loại tên lửa phòng không “có giá trị” mà phương Tây viện trợ, Ukraine phải “để dành” để đối phó với các loại tên lửa hành trình hoặc các loại chiến đấu cơ của Nga. Do vậy nhiệm vụ bắn hạ những UAV tự sát của Nga, tốt nhất là Ukraine dùng súng máy và pháo phòng không của đội phòng không cơ động.
Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của Ukraine đó là làm thế nào để phát hiện hiệu quả hơn các máy bay không người lái tự sát của Nga, đồng thời chuyển tải và phân phối thông tin cảnh báo sớm của chúng cho các đội phòng không cơ động dự kiến đi qua khu vực để bắn hạ; nhiệm vụ này không hề đơn giản.
Chiến đấu cơ nghi là loại Su-57 của Không quân Nga tấn công các mục tiêu mặt đất tại Bakhmut, miền Đông Ukraine. Nguồn Sina.