Ra đời từ năm 1960, AK-630 là loại pháo cao tốc phòng không tự động do Liên Xô nghiên cứu và chế tạo. Tới nay, loại pháo cao tốc này đã trở thành chứ vũ khí không thể thiếu trên hầu hết mọi lớp tàu chiến của Nga và nhiều quốc gia khác trong đó có cả Việt Nam. Nguồn: QDND.Trong lực lượng Hải quân Việt Nam, pháo cao tốc AK-630 được lắp đặt trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9; tàu tên lửa lớp Molniya và BSP-500; tàu tuần tra Svetlyak và cả tàu pháo nội địa hiện đại TT-400TP. Nguồn: QPVN.AK-630 được xếp vào loại vũ khí đánh chặn tầm gần, có khả năng tiêu diệt tốt các loại máy bay có hoặc không có người lái của đối phương và cả các mục tiêu trên biển. Đây cũng được coi là lớp phòng thủ cuối cùng của một tàu chiến khi các nỗ lực đánh chặn tên lửa chống hạm của đối phương từ khoảng cách xa thất bại. Nguồn: QPVN.Khác với nhiều loại hải pháo khác, AK-630 là một loại pháo được điều khiển hoàn toàn tự động bởi hệ thống radar hoặc dẫn bắn vô tuyến. Nhiệm vụ của trắc thủ trong tác chiến là lựa chọn mục tiêu xuất hiện trong tầm bắn, mọi động tác khai hỏa, lấy góc bắn,... đều được khẩu pháo này thực hiện tự động hoàn toàn. Nguồn: Danviet.AK-630 có tổng cộng 6 nòng xoay, cơ chế nạp đạn bằng điện, khẩu pháo này có tốc độ bắn tối đa 5.000 phát trên phút, tương đương với khoảng 85 viên mỗi giây. Cơ số đạn dự trữ của khẩu pháo này là 2000 viên. Nguồn: Laodong.Điểm yếu của loại pháo này chính là ở cơ số đạn dự trữ của nó. Với cơ số đạn dự trữ chỉ 2000 viên, khẩu pháo này chỉ bắn được liên tục khoảng 20 giây trước khi hết đạn. Việc nạp đạn lại cho AK-630 lại tốn khá nhiều thời gian do nó sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 30mm, khá cồng kềnh.Sơ tốc đầu nòng của viên đạn được AK-630 bắn đi vào khoảng 875 mét/giây. Tầm bắn của loại vũ khí này tối đa là 5.000 mét. AK-630 có khả năng xoay 360 độ quanh thân, nòng pháo có thể nâng tối đa lên góc cao tới 180 độ. Đây là một khẩu pháo có tầm phủ cực rộng so với các loại hải pháo thông thường khác. Nguồn: Pinterest.Do sử dụng cơ chế nạp đạn bằng điện chứ không dùng trích khí, khẩu pháo này hoàn toàn không có độ giật. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là điểm yếu của AK-630. Khẩu pháo này sẽ không thể hoạt động được khi mất nguồn năng lượng vận hành. Nguồn: QPVN.Sử dụng cỡ đạn 30x165mm, khẩu AK-630 được coi là loại pháo có tốc độ bắn nhanh nhất thế giới hiện nay, tốc độ bắn của loại pháo này có phần còn nhỉnh hơn cả một vài phiên bản của pháo cao tốc Phalanx - thứ vũ khí tương tự được Mỹ và NATO sử dụng. Nguồn: Wiki.Từ năm 2013, Viện Vũ khí (Tổng cục CNQP) đã được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ thực hiện đề tài "Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn pháo hải quan 30mm". Nguồn: QPVN.Sau một quá trình dài nghiên cứu, sáng tạo, học tập các công nghệ mới của nước ngoài cũng như thử nghiệm, áp dụng quy trình sản xuất loại đạn có thiết kế mới vào dây chuyền của ta, tới đầu năm 2017 đã có thông tin phía Việt Nam chế tạo thử nghiệm thành công loại đạn pháo 30mm dành cho AK-630 và đang được thử nghiệm ở quy mô lớn. Nguồn: QPVN.Như vậy, chỉ trong một thời gian thử nghiệm kéo dài khoảng vài năm nữa thôi, các khẩu pháo cao tốc do Hải quân Việt Nam sở hữu sẽ được sử dụng đạn do chính chúng ta sản xuất, giảm thiểu được rất nhiều cho chi phí và ngân sách quốc phòng của nhà nước so với việc sử dụng loại đạn nhập khẩu. Nguồn QPVN. Mời độc giả xem Video: Tốc độ bắn "kinh hồn bạt vía" của khẩu pháo cao tốc AK-630 thế hệ mới của Hải quân Nga.
Ra đời từ năm 1960, AK-630 là loại pháo cao tốc phòng không tự động do Liên Xô nghiên cứu và chế tạo. Tới nay, loại pháo cao tốc này đã trở thành chứ vũ khí không thể thiếu trên hầu hết mọi lớp tàu chiến của Nga và nhiều quốc gia khác trong đó có cả Việt Nam. Nguồn: QDND.
Trong lực lượng Hải quân Việt Nam, pháo cao tốc AK-630 được lắp đặt trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9; tàu tên lửa lớp Molniya và BSP-500; tàu tuần tra Svetlyak và cả tàu pháo nội địa hiện đại TT-400TP. Nguồn: QPVN.
AK-630 được xếp vào loại vũ khí đánh chặn tầm gần, có khả năng tiêu diệt tốt các loại máy bay có hoặc không có người lái của đối phương và cả các mục tiêu trên biển. Đây cũng được coi là lớp phòng thủ cuối cùng của một tàu chiến khi các nỗ lực đánh chặn tên lửa chống hạm của đối phương từ khoảng cách xa thất bại. Nguồn: QPVN.
Khác với nhiều loại hải pháo khác, AK-630 là một loại pháo được điều khiển hoàn toàn tự động bởi hệ thống radar hoặc dẫn bắn vô tuyến. Nhiệm vụ của trắc thủ trong tác chiến là lựa chọn mục tiêu xuất hiện trong tầm bắn, mọi động tác khai hỏa, lấy góc bắn,... đều được khẩu pháo này thực hiện tự động hoàn toàn. Nguồn: Danviet.
AK-630 có tổng cộng 6 nòng xoay, cơ chế nạp đạn bằng điện, khẩu pháo này có tốc độ bắn tối đa 5.000 phát trên phút, tương đương với khoảng 85 viên mỗi giây. Cơ số đạn dự trữ của khẩu pháo này là 2000 viên. Nguồn: Laodong.
Điểm yếu của loại pháo này chính là ở cơ số đạn dự trữ của nó. Với cơ số đạn dự trữ chỉ 2000 viên, khẩu pháo này chỉ bắn được liên tục khoảng 20 giây trước khi hết đạn. Việc nạp đạn lại cho AK-630 lại tốn khá nhiều thời gian do nó sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 30mm, khá cồng kềnh.
Sơ tốc đầu nòng của viên đạn được AK-630 bắn đi vào khoảng 875 mét/giây. Tầm bắn của loại vũ khí này tối đa là 5.000 mét. AK-630 có khả năng xoay 360 độ quanh thân, nòng pháo có thể nâng tối đa lên góc cao tới 180 độ. Đây là một khẩu pháo có tầm phủ cực rộng so với các loại hải pháo thông thường khác. Nguồn: Pinterest.
Do sử dụng cơ chế nạp đạn bằng điện chứ không dùng trích khí, khẩu pháo này hoàn toàn không có độ giật. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là điểm yếu của AK-630. Khẩu pháo này sẽ không thể hoạt động được khi mất nguồn năng lượng vận hành. Nguồn: QPVN.
Sử dụng cỡ đạn 30x165mm, khẩu AK-630 được coi là loại pháo có tốc độ bắn nhanh nhất thế giới hiện nay, tốc độ bắn của loại pháo này có phần còn nhỉnh hơn cả một vài phiên bản của pháo cao tốc Phalanx - thứ vũ khí tương tự được Mỹ và NATO sử dụng. Nguồn: Wiki.
Từ năm 2013, Viện Vũ khí (Tổng cục CNQP) đã được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ thực hiện đề tài "Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn pháo hải quan 30mm". Nguồn: QPVN.
Sau một quá trình dài nghiên cứu, sáng tạo, học tập các công nghệ mới của nước ngoài cũng như thử nghiệm, áp dụng quy trình sản xuất loại đạn có thiết kế mới vào dây chuyền của ta, tới đầu năm 2017 đã có thông tin phía Việt Nam chế tạo thử nghiệm thành công loại đạn pháo 30mm dành cho AK-630 và đang được thử nghiệm ở quy mô lớn. Nguồn: QPVN.
Như vậy, chỉ trong một thời gian thử nghiệm kéo dài khoảng vài năm nữa thôi, các khẩu pháo cao tốc do Hải quân Việt Nam sở hữu sẽ được sử dụng đạn do chính chúng ta sản xuất, giảm thiểu được rất nhiều cho chi phí và ngân sách quốc phòng của nhà nước so với việc sử dụng loại đạn nhập khẩu. Nguồn QPVN.
Mời độc giả xem Video: Tốc độ bắn "kinh hồn bạt vía" của khẩu pháo cao tốc AK-630 thế hệ mới của Hải quân Nga.