Nhằm hiện đại hóa các binh chủng thuộc Lục quân trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, ngân sách không thể đủ để mua sắm trang bị tối tân của nước ngoài cho cả hải quân, không quân, lục quân. Công nghiệp quốc phòng Việt Nam những năm qua đã tiến hành hàng trăm đề tài nghiên cứu sửa chữa, cải tiến vũ khí trang bị để tăng cường sức mạnh trên bộ. Bên cạnh các đề tài cải tiến xe tăng, đáng chú ý Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự đang tiến hành hàng loạt đề tài tích hợp pháo kéo lên khung bệ xe bánh lốp trở thành pháo tự hành. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt NamMột trong những đề tài thành công nhất tính tới thời điểm hiện tại là việc phát triển và sản xuất số lượng nhỏ pháo tự hành 105mm do Xí nghiệp liên hợp Z751 thực hiện.Cụ thể, các kĩ sư Việt Nam đã nghiên cứu tích hợp thành công lựu pháo 105mm M1A2 lên khung gầm xe tải Ural-375D mà quân đội ta đang có rất nhiều.Xe Ural-375Đ đã được Diezen hóa nên có công suất cao, độ bền lớn và tiết kiệm nhiên liệu hơn so với chạy động cơ xăng, nhưng vẫn giữ được tính năng làm việc và độ bền của hệ thống lái, hệ thống khung gầm...Việc lắp đặt pháo 105mm lên xe Ural-375Đ là một trong những ý tưởng đột phá, không chỉ tận dụng, phát huy ưu thế của các loại khí tài cũ đã được trang bị mà còn tăng khả năng cơ động của các khẩu đội pháo, giúp cho việc phòng tránh đánh trả đòn tiến công của địch bằng vũ khí công nghệ cao khả thi hơn.Đặc biệt, sau khi lắp đặt và thử nghiệm thực tế, số lượng pháo thủ trong khẩu đội rút và giảm hơn so với trước đây 4 người, đồng thời giảm được thời gian thao tác chiến đấu và tăng độ bền đối với các cơ cấu của pháo do không phải vận hành dưới mặt đất.Pháo tự hành 105mm có tầm bắn tối đa hơn 11km và được dùng tiêu diệt các mục tiêu trong và ngoài công sự, chế áp hỏa lực đối phương, tạo điều kiện cho lực lượng khác chiếm lĩnh trận địa khi tấn công.Bên cạnh đề tài pháo tự hành 105mm, Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự cũng đang nghiên cứu tích hợp lựu pháo 122mm lên xe vận tải Kraz. Nguồn ảnh: Báo QĐNDĐặc biệt, chúng ta cũng đang nỗ lực nghiên cứu phát triển hệ thống súng cối tự hành. Ảnh: Súng cối 100mm “made in Việt Nam”.Cụ thể, Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự cũng đang huy động các nhà khoa học và đầu tư nghiên cứu thiết kế, tích hợp súng cối 100mm lên khung gầm ô tô Uaz. Thực tế, ở Liên Xô (Nga), cũng đã có nhiều phương án tích hợp hệ thống vũ khí tấn công như đại liên, tên lửa chống tăng, pháo cối lên ô tô Uaz vốn nổi tiếng về khả năng việt dã.Đề tài này rất có thể thành công mĩ mãn khi mà chúng ta đã có kinh nghiệm tích hợp hệ thống vũ khí lớn lên khung bệ ô tô.. Cận cảnh các loại đạn súng cối 100mm do Việt Nam chế tạo.Ngoài các loại pháo mặt đất, chúng ta cũng đang nghiên cứu tích hợp pháo phòng không lên xe cơ giới qua đó tạo ra pháo phòng không tự hành hiện đại. Theo Trung tá Vũ Tuấn Anh, Trưởng phòng Ô tô quân sự (Viện KTCGQS)-Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo xe cơ sở để lắp đặt tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm thấp”: ZU-23-2 có hiệu suất chiến đấu cao. Tuy nhiên, do nguyên bản pháo được thiết kế đặt cố định, nên muốn cơ động được phải có xe kéo vì vậy, bị hạn chế về tính cơ động và thời gian triển khai và thu hồi, ảnh hưởng tới khả năng tác chiến. Để tăng tính cơ động cho pháo, từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2015, Viện KTCGQS đã tiến hành nghiên cứu và lắp đặt pháo ZU-23-2 lên xe Kamaz, được hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng và cấp Nhà nước đánh giá cao. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt NamTrong ảnh, pháo phòng không tự hành 23mm khai hỏa tại thao trường TB1. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Nhằm hiện đại hóa các binh chủng thuộc Lục quân trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, ngân sách không thể đủ để mua sắm trang bị tối tân của nước ngoài cho cả hải quân, không quân, lục quân. Công nghiệp quốc phòng Việt Nam những năm qua đã tiến hành hàng trăm đề tài nghiên cứu sửa chữa, cải tiến vũ khí trang bị để tăng cường sức mạnh trên bộ. Bên cạnh các đề tài cải tiến xe tăng, đáng chú ý Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự đang tiến hành hàng loạt đề tài tích hợp pháo kéo lên khung bệ xe bánh lốp trở thành pháo tự hành. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Một trong những đề tài thành công nhất tính tới thời điểm hiện tại là việc phát triển và sản xuất số lượng nhỏ pháo tự hành 105mm do Xí nghiệp liên hợp Z751 thực hiện.
Cụ thể, các kĩ sư Việt Nam đã nghiên cứu tích hợp thành công lựu pháo 105mm M1A2 lên khung gầm xe tải Ural-375D mà quân đội ta đang có rất nhiều.
Xe Ural-375Đ đã được Diezen hóa nên có công suất cao, độ bền lớn và tiết kiệm nhiên liệu hơn so với chạy động cơ xăng, nhưng vẫn giữ được tính năng làm việc và độ bền của hệ thống lái, hệ thống khung gầm...
Việc lắp đặt pháo 105mm lên xe Ural-375Đ là một trong những ý tưởng đột phá, không chỉ tận dụng, phát huy ưu thế của các loại khí tài cũ đã được trang bị mà còn tăng khả năng cơ động của các khẩu đội pháo, giúp cho việc phòng tránh đánh trả đòn tiến công của địch bằng vũ khí công nghệ cao khả thi hơn.
Đặc biệt, sau khi lắp đặt và thử nghiệm thực tế, số lượng pháo thủ trong khẩu đội rút và giảm hơn so với trước đây 4 người, đồng thời giảm được thời gian thao tác chiến đấu và tăng độ bền đối với các cơ cấu của pháo do không phải vận hành dưới mặt đất.
Pháo tự hành 105mm có tầm bắn tối đa hơn 11km và được dùng tiêu diệt các mục tiêu trong và ngoài công sự, chế áp hỏa lực đối phương, tạo điều kiện cho lực lượng khác chiếm lĩnh trận địa khi tấn công.
Bên cạnh đề tài pháo tự hành 105mm, Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự cũng đang nghiên cứu tích hợp lựu pháo 122mm lên xe vận tải Kraz. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Đặc biệt, chúng ta cũng đang nỗ lực nghiên cứu phát triển hệ thống súng cối tự hành. Ảnh: Súng cối 100mm “made in Việt Nam”.
Cụ thể, Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự cũng đang huy động các nhà khoa học và đầu tư nghiên cứu thiết kế, tích hợp súng cối 100mm lên khung gầm ô tô Uaz. Thực tế, ở Liên Xô (Nga), cũng đã có nhiều phương án tích hợp hệ thống vũ khí tấn công như đại liên, tên lửa chống tăng, pháo cối lên ô tô Uaz vốn nổi tiếng về khả năng việt dã.
Đề tài này rất có thể thành công mĩ mãn khi mà chúng ta đã có kinh nghiệm tích hợp hệ thống vũ khí lớn lên khung bệ ô tô.
. Cận cảnh các loại đạn súng cối 100mm do Việt Nam chế tạo.
Ngoài các loại pháo mặt đất, chúng ta cũng đang nghiên cứu tích hợp pháo phòng không lên xe cơ giới qua đó tạo ra pháo phòng không tự hành hiện đại. Theo Trung tá Vũ Tuấn Anh, Trưởng phòng Ô tô quân sự (Viện KTCGQS)-Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo xe cơ sở để lắp đặt tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm thấp”: ZU-23-2 có hiệu suất chiến đấu cao. Tuy nhiên, do nguyên bản pháo được thiết kế đặt cố định, nên muốn cơ động được phải có xe kéo vì vậy, bị hạn chế về tính cơ động và thời gian triển khai và thu hồi, ảnh hưởng tới khả năng tác chiến. Để tăng tính cơ động cho pháo, từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2015, Viện KTCGQS đã tiến hành nghiên cứu và lắp đặt pháo ZU-23-2 lên xe Kamaz, được hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng và cấp Nhà nước đánh giá cao. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam
Trong ảnh, pháo phòng không tự hành 23mm khai hỏa tại thao trường TB1. Nguồn ảnh: Báo QĐND