Việc sử dụng cái gọi là “xe tăng rùa” trên tiền tuyến ở Ukraine dường như đang trở thành thông lệ mới. Chỉ ba tuần sau lần đầu tiên phát hiện ra xe tăng T-72 được trang bị lồng bảo vệ kim loại tạm thời, Quân đội Nga hiện đang sử dụng các phương tiện cải tiến này theo nhóm.Blogger quân sự người Nga Boris Rozhin đã đăng tải lên Telegram một đoạn video quay bằng máy bay không người lái về một nhóm "xe tăng rùa". Theo ông, đoạn video được quay vào ngày 4/5 cho thấy một cuộc tấn công vào thị trấn nhỏ Krasnogorovka. Trong đoạn video có thể thấy 4 “xe tăng rùa” và một xe tăng chiến đấu chủ lực tiến vào khu vực thị trấn dưới hỏa lực pháo binh Ukraine. Theo blogger quân sự này, cuộc tấn công nhằm mục đích vận chuyển lính dù vào thị trấn.Theo nhà báo Đức Julian Roepcke, chiếc xe tăng rùa có biệt danh là “Sa hoàng nghiền nát” đã góp phần tạo nên thành công cho một cuộc đổ bộ của lực lượng tấn công Nga ở ngoại ô Krasnogorovka.Ông Roepcke đã chia sẻ một đoạn video quay cảnh giao tranh, cho thấy xe tăng rùa của quân Moscow đang tiến về phía trước bất chấp nỗ lực ngăn chặn của binh lính Kiev. Nhà báo này thừa nhận chiếc xe tăng đặc biệt của Nga "không hề hấn gì" trước sự ứng phó của “lực lượng phòng thủ Ukraine”.Trong khi đó, kênh tin tức The War Zone (TWZ) cho hay, ngoài lồng bảo vệ, "xe tăng rùa" ông Roepcke đề cập còn được trang bị "thiết bị gây nhiễu tác chiến điện tử không người lái đa hướng với 8 ăng-ten”. Thiết kế này ngày càng phổ biến trên các xe tăng và xe bọc thép khác của Nga.“Số lượng xe tăng rùa ngày càng tăng dường như là một phần trong các chiến thuật tấn công mới của Nga", trích nhận định của TWZ. Các phóng viên quân sự của Nga cũng ca ngợi "xe tăng rùa", đồng thời coi đây thực sự là ví dụ cho sự sẵn sàng chiến đấu nhất của xe bọc thép đáp ứng đầy đủ thực tế của xung đột hiện đại.Trước khi “xe tăng rùa” xuất hiện, Quân đội Nga đã tạo ra lớp áo giáp chống UAV cho các phương tiện bọc thép như dạng vỉ nướng, cũng được gọi là “lồng bảo vệ”.“Xe tăng rùa” lần đầu tiên được phát hiện gần Krasnogorovka vào đầu tháng 4. Chỉ một tuần sau đó, một máy bay không người lái của Ukraine đã phát hiện một chiếc “xe tăng rùa” khác trong khu vực. Thay vì một tấm bảo vệ phẳng, “xe tăng rùa” thứ hai có thiết kế cao hơn, dường như để bảo vệ lính bộ binh.Các Lực lượng Vũ trang Ukraine gọi những chiếc “xe tăng rùa” này là những “con quái vật” và họ đang gặp khó khăn trong việc tự vệ trước những “con quái vật” này do thiếu do thiếu đạn pháo, mìn và vũ khí chống tăng.Những chiếc xe bọc thép có lồng bảo vệ, còn được gọi là "xe tăng rùa" này, được thiết kế đặc biệt để chống chịu tốt trước sự bắn phá của các UAV cảm tử góc nhìn thứ nhất (FPV). (Nguồn ảnh: PoliticsWWWeb, Military Summary, TASS)"Xe tăng rùa". Nguồn: Telegram
Việc sử dụng cái gọi là “xe tăng rùa” trên tiền tuyến ở Ukraine dường như đang trở thành thông lệ mới. Chỉ ba tuần sau lần đầu tiên phát hiện ra xe tăng T-72 được trang bị lồng bảo vệ kim loại tạm thời, Quân đội Nga hiện đang sử dụng các phương tiện cải tiến này theo nhóm.
Blogger quân sự người Nga Boris Rozhin đã đăng tải lên Telegram một đoạn video quay bằng máy bay không người lái về một nhóm "xe tăng rùa". Theo ông, đoạn video được quay vào ngày 4/5 cho thấy một cuộc tấn công vào thị trấn nhỏ Krasnogorovka. Trong đoạn video có thể thấy 4 “xe tăng rùa” và một xe tăng chiến đấu chủ lực tiến vào khu vực thị trấn dưới hỏa lực pháo binh Ukraine. Theo blogger quân sự này, cuộc tấn công nhằm mục đích vận chuyển lính dù vào thị trấn.
Theo nhà báo Đức Julian Roepcke, chiếc xe tăng rùa có biệt danh là “Sa hoàng nghiền nát” đã góp phần tạo nên thành công cho một cuộc đổ bộ của lực lượng tấn công Nga ở ngoại ô Krasnogorovka.
Ông Roepcke đã chia sẻ một đoạn video quay cảnh giao tranh, cho thấy xe tăng rùa của quân Moscow đang tiến về phía trước bất chấp nỗ lực ngăn chặn của binh lính Kiev. Nhà báo này thừa nhận chiếc xe tăng đặc biệt của Nga "không hề hấn gì" trước sự ứng phó của “lực lượng phòng thủ Ukraine”.
Trong khi đó, kênh tin tức The War Zone (TWZ) cho hay, ngoài lồng bảo vệ, "xe tăng rùa" ông Roepcke đề cập còn được trang bị "thiết bị gây nhiễu tác chiến điện tử không người lái đa hướng với 8 ăng-ten”. Thiết kế này ngày càng phổ biến trên các xe tăng và xe bọc thép khác của Nga.
“Số lượng xe tăng rùa ngày càng tăng dường như là một phần trong các chiến thuật tấn công mới của Nga", trích nhận định của TWZ. Các phóng viên quân sự của Nga cũng ca ngợi "xe tăng rùa", đồng thời coi đây thực sự là ví dụ cho sự sẵn sàng chiến đấu nhất của xe bọc thép đáp ứng đầy đủ thực tế của xung đột hiện đại.
Trước khi “xe tăng rùa” xuất hiện, Quân đội Nga đã tạo ra lớp áo giáp chống UAV cho các phương tiện bọc thép như dạng vỉ nướng, cũng được gọi là “lồng bảo vệ”.
“Xe tăng rùa” lần đầu tiên được phát hiện gần Krasnogorovka vào đầu tháng 4. Chỉ một tuần sau đó, một máy bay không người lái của Ukraine đã phát hiện một chiếc “xe tăng rùa” khác trong khu vực. Thay vì một tấm bảo vệ phẳng, “xe tăng rùa” thứ hai có thiết kế cao hơn, dường như để bảo vệ lính bộ binh.
Các Lực lượng Vũ trang Ukraine gọi những chiếc “xe tăng rùa” này là những “con quái vật” và họ đang gặp khó khăn trong việc tự vệ trước những “con quái vật” này do thiếu do thiếu đạn pháo, mìn và vũ khí chống tăng.
Những chiếc xe bọc thép có lồng bảo vệ, còn được gọi là "xe tăng rùa" này, được thiết kế đặc biệt để chống chịu tốt trước sự bắn phá của các UAV cảm tử góc nhìn thứ nhất (FPV). (Nguồn ảnh: PoliticsWWWeb, Military Summary, TASS)
"Xe tăng rùa". Nguồn: Telegram