Trong mấy ngày qua, Quân đội Ukraine thiệt hại liên tiếp 4 xe tăng M1A1 Abrams ở mặt trận Avdiivka (tương đương hơn một trung đội xe tăng); một trong số 4 chiếc M1A1 Abrams đó đã bị xe tăng T-72 của Nga tiêu diệt trong cuộc đối đầu trực diện, chỉ bằng một phát đạn.Được biết, xe tăng T-72 của Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng phóng qua nòng pháo, trúng vào phía giữa thân xe chiếc M1A1 Abrams, chiếc xe bị cháy rụi. Từ đó, có thể thấy chất lượng cao của đội xe tăng Nga, đồng thời cũng có thể phản ánh rằng, Quân đội Nga đã có sự chuẩn bị tình báo chi tiết về các xe tăng trong tay Quân đội Ukraine.Trong Chiến tranh vùng Vịnh 30 năm trước, xe tăng M1A1 Abrams đã trở nên nổi tiếng ngay trong trận ra quân đầu tiên và đối thủ là xe tăng T-72 của Quân đội Iraq. Khi đó T-72 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 đầu tiên trên thế giới, từng là “cơn ác mộng” đối với các nước NATO ở châu Âu.Sau Chiến tranh vùng Vịnh, huyền thoại về xe tăng T-72 của Liên Xô đã tan vỡ, do tổn thất vô cùng nặng nề và nó được coi là “quan tài thép” di động. Ngược lại, xe tăng M1A1 Abrams của Quân đội Mỹ đã trở thành đại diện và biểu tượng của xe tăng tiên tiến.Dưới sự dẫn dắt của truyền thông phương Tây, xe tăng T-72 càng bị dìm sâu xuống đáy bùn, chẳng hạn như “vũ khí Nga dễ bị tổn thương” và “vũ khí Mỹ là vũ khí thần kỳ, có thể lật ngược tình thế chỉ bằng một phát bắn”.Trên thực tế, nguyên nhân chính khiến tăng T-72 của Iraq có kết quả chiến đấu kém như vậy, là do các mẫu xe tăng xuất khẩu của Liên Xô nhìn chung là phiên bản thiếu, kém hơn nhiều phiên bản nội địa về khả năng bảo vệ, hỏa lực và khả năng cơ động.Đặc biệt là trong Chiến tranh vùng Vịnh, Quân đội Mỹ có ưu thế tuyệt đối trên không và tác chiến điện tử; lực lượng mặt đất của Iraq bị đánh bại không phải bởi Quân đội Mỹ, mà bởi lực lượng không quân.Nhưng trên chiến trường Ukraine thì khác, xe tăng T-72 do Quân đội Nga sử dụng có khả năng sống sót cao hơn, Quân đội Ukraine không có ưu thế trên không, nên hai xe tăng có cơ hội đối đầu trên một chiến trường “tương đối công bằng”. Như vậy, Quân đội Nga đã báo thù cho xe tăng T-72 và vũ khí Nga.Điều đáng quan tâm là xe tăng M1A1 được Quân đội Ukraine sử dụng lần này không phải là bản thiếu để xuất khẩu, mà là mẫu xe hiện đang được Quân đội Mỹ sử dụng, cũng là phiên bản mới nhất của dòng M1A1 (SA). Điều này khiến cho truyền thông phương Tây “tắt điện”.Trên thực tế, xét về tính năng kỹ chiến thuật vũ khí của cả hai bên trên chiến trường Ukraine, các xe tăng huyền thoại lâu đời của phương Tây cũng không thể hiện được bất kỳ phẩm chất chiến đấu nào vượt trội, mặc dù truyền thông phương Tây trước đó đã ca ngợi hết lời.Cho dù đó là xe tăng Leopard 2 của Đức được cho là có khả năng "tiêu diệt tất cả", hay xe tăng Challenger 2 của Anh chưa từng chịu thiệt hại trong trận chiến nào trước đó, và giờ là M1A1 SA Abrams của Mỹ, chúng đều rất “mỏng manh”.Những xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại của phương Tây, cho dù đối mặt với máy bay không người lái cảm tử, tên lửa chống tăng, mìn hay đạn pháo tăng của Nga, thì khả năng sống sót của chúng đều rất thấp và gần như bị tiêu diệt chỉ trong một đòn đánh.Ngược lại, đó là dòng xe tăng T-72 và T-80 của Liên Xô, cả Nga và Ukraine đều từng trải qua vô số trường hợp bị trúng đòn hỏa lực liên tục, nhưng vẫn ngoan cường sống sót. Đó là sự tương phản rõ ràng.Trên thực tế, Mỹ và các đồng minh phương Tây của Ukraine “rất không chắc chắn” về khả năng vũ khí của mình và họ đều đã trải qua các cuộc đấu tranh ý thức hệ khốc liệt, trước khi hỗ trợ những chiếc xe tăng này cho Ukraine.Phương Tây một mặt tiếp tục chống Nga qua cuộc chiến ủy nhiệm, mặt khác lại càng lo ngại làm tổn hại đến thương hiệu vũ khí của chính họ. Ví dụ, Quân đội Ukraine đã nhận được xe tăng M1A1 vào tháng 8 năm ngoái, nhưng chỉ mới được cho tham chiến vào cuối tháng 2 vừa qua.Có thông tin cho rằng, Mỹ và Anh đã ra lệnh cấm Quân đội Ukraine sử dụng xe tăng mà họ viện trợ trên tiền tuyến, vì lo ngại nó sẽ trở thành chủ đề tuyên truyền cho Nga nếu bị phá hủy và với lý do những bí mật quân sự của họ sẽ lọt vào tay đối thủ Nga, sau đó là Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.Mặc dù việc vũ khí bị phá hủy khi chiến đấu trên chiến trường là điều hết sức bình thường, tuy nhiên những vũ khí này của phương Tây lại được quảng bá là “vũ khí ma thuật”, thậm chí còn có tuyên truyền cường điệu rằng, “khi xe tăng phương Tây tới, Ukraine sẽ tự động giành chiến thắng”.Khi những chiếc áo khoác thần thoại của vũ khí phương Tây được truyền thông “thêu dệt”, nếu bị cởi bỏ, chắc chắn sẽ bị dư luận phản ứng dữ dội, gây tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần của chính họ, thậm chí ảnh hưởng đến việc bán vũ khí của họ trong tương lai (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, CNN, Wikipedia).Chiếc xe tăng M1A1 Abrams thứ tư của Ukraine, vừa bị quân Nga tiêu diệt ở phía tây thành phố Avdiivka. Nguồn: Southfront.
Trong mấy ngày qua, Quân đội Ukraine thiệt hại liên tiếp 4 xe tăng M1A1 Abrams ở mặt trận Avdiivka (tương đương hơn một trung đội xe tăng); một trong số 4 chiếc M1A1 Abrams đó đã bị xe tăng T-72 của Nga tiêu diệt trong cuộc đối đầu trực diện, chỉ bằng một phát đạn.
Được biết, xe tăng T-72 của Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng phóng qua nòng pháo, trúng vào phía giữa thân xe chiếc M1A1 Abrams, chiếc xe bị cháy rụi. Từ đó, có thể thấy chất lượng cao của đội xe tăng Nga, đồng thời cũng có thể phản ánh rằng, Quân đội Nga đã có sự chuẩn bị tình báo chi tiết về các xe tăng trong tay Quân đội Ukraine.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh 30 năm trước, xe tăng M1A1 Abrams đã trở nên nổi tiếng ngay trong trận ra quân đầu tiên và đối thủ là xe tăng T-72 của Quân đội Iraq. Khi đó T-72 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 đầu tiên trên thế giới, từng là “cơn ác mộng” đối với các nước NATO ở châu Âu.
Sau Chiến tranh vùng Vịnh, huyền thoại về xe tăng T-72 của Liên Xô đã tan vỡ, do tổn thất vô cùng nặng nề và nó được coi là “quan tài thép” di động. Ngược lại, xe tăng M1A1 Abrams của Quân đội Mỹ đã trở thành đại diện và biểu tượng của xe tăng tiên tiến.
Dưới sự dẫn dắt của truyền thông phương Tây, xe tăng T-72 càng bị dìm sâu xuống đáy bùn, chẳng hạn như “vũ khí Nga dễ bị tổn thương” và “vũ khí Mỹ là vũ khí thần kỳ, có thể lật ngược tình thế chỉ bằng một phát bắn”.
Trên thực tế, nguyên nhân chính khiến tăng T-72 của Iraq có kết quả chiến đấu kém như vậy, là do các mẫu xe tăng xuất khẩu của Liên Xô nhìn chung là phiên bản thiếu, kém hơn nhiều phiên bản nội địa về khả năng bảo vệ, hỏa lực và khả năng cơ động.
Đặc biệt là trong Chiến tranh vùng Vịnh, Quân đội Mỹ có ưu thế tuyệt đối trên không và tác chiến điện tử; lực lượng mặt đất của Iraq bị đánh bại không phải bởi Quân đội Mỹ, mà bởi lực lượng không quân.
Nhưng trên chiến trường Ukraine thì khác, xe tăng T-72 do Quân đội Nga sử dụng có khả năng sống sót cao hơn, Quân đội Ukraine không có ưu thế trên không, nên hai xe tăng có cơ hội đối đầu trên một chiến trường “tương đối công bằng”. Như vậy, Quân đội Nga đã báo thù cho xe tăng T-72 và vũ khí Nga.
Điều đáng quan tâm là xe tăng M1A1 được Quân đội Ukraine sử dụng lần này không phải là bản thiếu để xuất khẩu, mà là mẫu xe hiện đang được Quân đội Mỹ sử dụng, cũng là phiên bản mới nhất của dòng M1A1 (SA). Điều này khiến cho truyền thông phương Tây “tắt điện”.
Trên thực tế, xét về tính năng kỹ chiến thuật vũ khí của cả hai bên trên chiến trường Ukraine, các xe tăng huyền thoại lâu đời của phương Tây cũng không thể hiện được bất kỳ phẩm chất chiến đấu nào vượt trội, mặc dù truyền thông phương Tây trước đó đã ca ngợi hết lời.
Cho dù đó là xe tăng Leopard 2 của Đức được cho là có khả năng "tiêu diệt tất cả", hay xe tăng Challenger 2 của Anh chưa từng chịu thiệt hại trong trận chiến nào trước đó, và giờ là M1A1 SA Abrams của Mỹ, chúng đều rất “mỏng manh”.
Những xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại của phương Tây, cho dù đối mặt với máy bay không người lái cảm tử, tên lửa chống tăng, mìn hay đạn pháo tăng của Nga, thì khả năng sống sót của chúng đều rất thấp và gần như bị tiêu diệt chỉ trong một đòn đánh.
Ngược lại, đó là dòng xe tăng T-72 và T-80 của Liên Xô, cả Nga và Ukraine đều từng trải qua vô số trường hợp bị trúng đòn hỏa lực liên tục, nhưng vẫn ngoan cường sống sót. Đó là sự tương phản rõ ràng.
Trên thực tế, Mỹ và các đồng minh phương Tây của Ukraine “rất không chắc chắn” về khả năng vũ khí của mình và họ đều đã trải qua các cuộc đấu tranh ý thức hệ khốc liệt, trước khi hỗ trợ những chiếc xe tăng này cho Ukraine.
Phương Tây một mặt tiếp tục chống Nga qua cuộc chiến ủy nhiệm, mặt khác lại càng lo ngại làm tổn hại đến thương hiệu vũ khí của chính họ. Ví dụ, Quân đội Ukraine đã nhận được xe tăng M1A1 vào tháng 8 năm ngoái, nhưng chỉ mới được cho tham chiến vào cuối tháng 2 vừa qua.
Có thông tin cho rằng, Mỹ và Anh đã ra lệnh cấm Quân đội Ukraine sử dụng xe tăng mà họ viện trợ trên tiền tuyến, vì lo ngại nó sẽ trở thành chủ đề tuyên truyền cho Nga nếu bị phá hủy và với lý do những bí mật quân sự của họ sẽ lọt vào tay đối thủ Nga, sau đó là Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.
Mặc dù việc vũ khí bị phá hủy khi chiến đấu trên chiến trường là điều hết sức bình thường, tuy nhiên những vũ khí này của phương Tây lại được quảng bá là “vũ khí ma thuật”, thậm chí còn có tuyên truyền cường điệu rằng, “khi xe tăng phương Tây tới, Ukraine sẽ tự động giành chiến thắng”.
Khi những chiếc áo khoác thần thoại của vũ khí phương Tây được truyền thông “thêu dệt”, nếu bị cởi bỏ, chắc chắn sẽ bị dư luận phản ứng dữ dội, gây tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần của chính họ, thậm chí ảnh hưởng đến việc bán vũ khí của họ trong tương lai (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, CNN, Wikipedia).
Chiếc xe tăng M1A1 Abrams thứ tư của Ukraine, vừa bị quân Nga tiêu diệt ở phía tây thành phố Avdiivka. Nguồn: Southfront.