Theo đó với kho vũ khí “khủng” mà Liên Xô để lại, Quân đội Ukraine chẳng dại gì mà thay đổi chúng theo sở thích của các chính trị gia ngồi “chỉ tay năm ngón”ở Kiev, nhất là khi chúng là thứ bảo vệ họ trong cuộc chiến chống lại lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.Hình ảnh một Quân đội Ukraine hiện đại với các loại vũ khí do NATO chế tạo gần như chỉ mang tính tuyên truyền và đó không phải là thứ binh sĩ Ukraine mang ra chiến trường. Nếu có đi nữa thì chỉ có ở các đơn vị lính đánh thuê tư nhân do các tài phiệt Ukraien tài trợ. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.Còn lại hầu hết binh sĩ Ukraine đều phải sử dụng các loại vũ khí Liên Xô chế tạo trước đây, và may mắn cho họ là số vũ khí trên dù cũ nhưng lại khá hiệu quả. Hình ảnh binh sĩ Ukraine huấn luyện với pháo phòng không 23mm ZU-23-2 "Sergei" do Liên Xô chế tạo. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.Không chỉ ở các loại vũ khí cá nhân, mà các loại vũ khí hạng nặng như pháo phòng không, xe bọc thép, pháo tự hành cho đến cả máy bay chiến đấu, Quân đội Ukraine vẫn dựa vào kho vũ khí cũ kỹ nhiều năm chưa được nâng cấp của mình.Trong khi đó, lời hứa về sự hỗ trợ từ Mỹ hay châu Âu đều có giới hạn và họ sẽ không cho Kiev vũ khí miễn phí mà đi kèm với đó là các điều khoản ràng buộc về mặt tài chính, và thứ chính phủ Ukraine đang thiếu nhiều nhất hiện tại chính là tiền. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.Và khi không có tiền Kiev không thể mua được bất cứ thứ gì từ phương Tây ngay cả một viên đạn. Pháo tự hành 2S19 Msta-S trong biên chế pháo binh Ukraine. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.Về cơ bản, Quân đội Ukraine chỉ có thể NATO “hóa” trang bị của mình ở mức cá nhân cho từng binh sĩ, trong khi đó ở các đơn vị cơ giới hầu hết đều là trang bị có nguồn gốc từ thời Liên Xô như pháo binh, tăng thiết giáp, công binh. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.Các đơn vị này mới được xem là xương sống của Quân đội Ukraine hơn là các đơn vị “lính kiểng” do NATO huấn luyện và trang bị. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.Bộ đôi pháo tự hành 152mm 2S19 Msta-S của Ukraine trong huấn luyện gần đây. Trong khi Nga đã nâng cấp Msta-S lên các biến thể hiện đại hơn thì Ukraine vẫn sử dụng các phiên bản Msta-S nguyên mẫu từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.Lựu pháo 152mm 2A36 “Giatsint-B” có trong biên chế Pháo binh Ukraine. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.2A36 “Giatsint-B” có tầm bắn từ 30-40km vượt trội hơn hoàn toàn các mẫu lựu pháo do Mỹ hay châu Âu chế tạo, ngay cả khi nó ra đời cách đây hơn 40 năm. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.Được biết, lựu pháo 2A36 “Giatsint-B” là hỏa lực hỗ trợ chính cho các đơn vị tiền phương của Quân đội Ukraine ở chiến trường miền đông. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.Mời độc giải xem video: Dàn vũ khí hiện đại của Ukraine tại triển lãm quốc phòng Arms & Security 2017. (Nguồn DefenseWebTV)
Theo đó với kho vũ khí “khủng” mà Liên Xô để lại, Quân đội Ukraine chẳng dại gì mà thay đổi chúng theo sở thích của các chính trị gia ngồi “chỉ tay năm ngón”ở Kiev, nhất là khi chúng là thứ bảo vệ họ trong cuộc chiến chống lại lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.
Hình ảnh một Quân đội Ukraine hiện đại với các loại vũ khí do NATO chế tạo gần như chỉ mang tính tuyên truyền và đó không phải là thứ binh sĩ Ukraine mang ra chiến trường. Nếu có đi nữa thì chỉ có ở các đơn vị lính đánh thuê tư nhân do các tài phiệt Ukraien tài trợ. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.
Còn lại hầu hết binh sĩ Ukraine đều phải sử dụng các loại vũ khí Liên Xô chế tạo trước đây, và may mắn cho họ là số vũ khí trên dù cũ nhưng lại khá hiệu quả. Hình ảnh binh sĩ Ukraine huấn luyện với pháo phòng không 23mm ZU-23-2 "Sergei" do Liên Xô chế tạo. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.
Không chỉ ở các loại vũ khí cá nhân, mà các loại vũ khí hạng nặng như pháo phòng không, xe bọc thép, pháo tự hành cho đến cả máy bay chiến đấu, Quân đội Ukraine vẫn dựa vào kho vũ khí cũ kỹ nhiều năm chưa được nâng cấp của mình.
Trong khi đó, lời hứa về sự hỗ trợ từ Mỹ hay châu Âu đều có giới hạn và họ sẽ không cho Kiev vũ khí miễn phí mà đi kèm với đó là các điều khoản ràng buộc về mặt tài chính, và thứ chính phủ Ukraine đang thiếu nhiều nhất hiện tại chính là tiền. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.
Và khi không có tiền Kiev không thể mua được bất cứ thứ gì từ phương Tây ngay cả một viên đạn. Pháo tự hành 2S19 Msta-S trong biên chế pháo binh Ukraine. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.
Về cơ bản, Quân đội Ukraine chỉ có thể NATO “hóa” trang bị của mình ở mức cá nhân cho từng binh sĩ, trong khi đó ở các đơn vị cơ giới hầu hết đều là trang bị có nguồn gốc từ thời Liên Xô như pháo binh, tăng thiết giáp, công binh. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.
Các đơn vị này mới được xem là xương sống của Quân đội Ukraine hơn là các đơn vị “lính kiểng” do NATO huấn luyện và trang bị. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.
Bộ đôi pháo tự hành 152mm 2S19 Msta-S của Ukraine trong huấn luyện gần đây. Trong khi Nga đã nâng cấp Msta-S lên các biến thể hiện đại hơn thì Ukraine vẫn sử dụng các phiên bản Msta-S nguyên mẫu từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.
Lựu pháo 152mm 2A36 “Giatsint-B” có trong biên chế Pháo binh Ukraine. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.
2A36 “Giatsint-B” có tầm bắn từ 30-40km vượt trội hơn hoàn toàn các mẫu lựu pháo do Mỹ hay châu Âu chế tạo, ngay cả khi nó ra đời cách đây hơn 40 năm. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.
Được biết, lựu pháo 2A36 “Giatsint-B” là hỏa lực hỗ trợ chính cho các đơn vị tiền phương của Quân đội Ukraine ở chiến trường miền đông. Nguồn ảnh: Quân đội Ukraine.
Mời độc giải xem video: Dàn vũ khí hiện đại của Ukraine tại triển lãm quốc phòng Arms & Security 2017. (Nguồn DefenseWebTV)