Hôm 14/3, căn cứ không quân Mỹ tại Taji, phía Bắc Thủ đô Baghdad của Iraq đã bị tấn công bởi nhiều quả đạn pháo phản lực phóng loạt (MLRS), gây ra thương vong lớn cho các binh sĩ.Washington cáo buộc lực lượng vũ trang thân Iran phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công này, bất chấp thực tế rằng cho đến nay vẫn chưa có nhóm nào lên tiếng khẳng định mình là "tác giả" của hành động trên.Căn cứ vào các mảnh đạn thu được sau vụ pháo kích vào căn cứ, vũ khí được xác định là biến thể do Iran sản xuất dựa trên loại Type 63 MLRS của Trung Quốc.Vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó là những quả đạn rocket Type 63 cỡ nòng 106,7 mm này có tầm bắn rất hạn chế, vậy làm cách nào phiến quân có thể kéo chúng vào sát căn cứ không quân Mỹ?Đầu tiên cần lưu ý rằng bệ phóng tiêu chuẩn của loại pháo phản lực này có kích thước khá nhỏ gọn, các ống phóng được bó thành 3 hàng và 4 cột, tổng số 12 quả.Tuy rằng có thể dễ dàng kéo đi hay tích hợp lên một phương tiện bất kỳ như xe bán tải nhưng vẫn là quá khó nếu phiến quân đưa vũ khí này tới sát căn cứ quân sự Mỹ vốn được bảo vệ bởi mạng lưới trinh sát dày đặc.Câu trả lời đã được đưa ra sau khi trận địa pháo phản lực phóng loạt này được tìm thấy, cách ngụy trang của phiến quân đã khiến binh sĩ Mỹ phải giật mình.Phiến quân đã chế tạo cho những quả rocket Type 63 này bệ phóng loại mới chỉ gồm 2 hàng với tổng số 8 quả để giảm kích thước.Các bệ phóng này lại được giấu trong công trình xây dựng dở dang, thậm chí ngụy trang bằng cách chôn xuống đất và phủ vật liệu xây dựng lên phía trên.Khi tác chiến, cơ cấu nâng hạ có thiết kế rất đơn giản mới được kích hoạt, đưa những quả đạn lên khỏi mặt đất để khai hỏa, rõ ràng biện pháp ngụy trang này đã khiến các phương tiện trinh sát của Mỹ bất lực trong việc tìm kiếm.Đạn rocket của pháo phản lực phóng loạt Type 63 có trọng lượng 18,8 kg; chiều dài 0,84 m; đường kính 106,7 mm; tầm bắn 8,05 km; mang theo đầu đạn nặng 1,3 kg.Về sau Trung Quốc có chế tạo thêm các loại đạn cải tiến nhằm nâng cao tầm bắn và độ chính xác cho hệ thống MLRS cỡ nhỏ này nhưng không mấy phổ biến.Rõ ràng thông qua những vũ khí khá đơn giản, lực lượng vũ trang đối lập vẫn đủ khả năng khiến binh sĩ Mỹ "mất ăn mất ngủ" vì cách sử dụng vô cùng dị thường.Các loại vũ khí nhỏ gọn, rẻ tiền nhưng dễ cất giấu và triển khai này xét về mặt nào đó còn tỏ ra nguy hiểm hơn những quả tên lửa đạn đạo chiến thuật cồng kềnh và đắt tiền.
Hôm 14/3, căn cứ không quân Mỹ tại Taji, phía Bắc Thủ đô Baghdad của Iraq đã bị tấn công bởi nhiều quả đạn pháo phản lực phóng loạt (MLRS), gây ra thương vong lớn cho các binh sĩ.
Washington cáo buộc lực lượng vũ trang thân Iran phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công này, bất chấp thực tế rằng cho đến nay vẫn chưa có nhóm nào lên tiếng khẳng định mình là "tác giả" của hành động trên.
Căn cứ vào các mảnh đạn thu được sau vụ pháo kích vào căn cứ, vũ khí được xác định là biến thể do Iran sản xuất dựa trên loại Type 63 MLRS của Trung Quốc.
Vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó là những quả đạn rocket Type 63 cỡ nòng 106,7 mm này có tầm bắn rất hạn chế, vậy làm cách nào phiến quân có thể kéo chúng vào sát căn cứ không quân Mỹ?
Đầu tiên cần lưu ý rằng bệ phóng tiêu chuẩn của loại pháo phản lực này có kích thước khá nhỏ gọn, các ống phóng được bó thành 3 hàng và 4 cột, tổng số 12 quả.
Tuy rằng có thể dễ dàng kéo đi hay tích hợp lên một phương tiện bất kỳ như xe bán tải nhưng vẫn là quá khó nếu phiến quân đưa vũ khí này tới sát căn cứ quân sự Mỹ vốn được bảo vệ bởi mạng lưới trinh sát dày đặc.
Câu trả lời đã được đưa ra sau khi trận địa pháo phản lực phóng loạt này được tìm thấy, cách ngụy trang của phiến quân đã khiến binh sĩ Mỹ phải giật mình.
Phiến quân đã chế tạo cho những quả rocket Type 63 này bệ phóng loại mới chỉ gồm 2 hàng với tổng số 8 quả để giảm kích thước.
Các bệ phóng này lại được giấu trong công trình xây dựng dở dang, thậm chí ngụy trang bằng cách chôn xuống đất và phủ vật liệu xây dựng lên phía trên.
Khi tác chiến, cơ cấu nâng hạ có thiết kế rất đơn giản mới được kích hoạt, đưa những quả đạn lên khỏi mặt đất để khai hỏa, rõ ràng biện pháp ngụy trang này đã khiến các phương tiện trinh sát của Mỹ bất lực trong việc tìm kiếm.
Đạn rocket của pháo phản lực phóng loạt Type 63 có trọng lượng 18,8 kg; chiều dài 0,84 m; đường kính 106,7 mm; tầm bắn 8,05 km; mang theo đầu đạn nặng 1,3 kg.
Về sau Trung Quốc có chế tạo thêm các loại đạn cải tiến nhằm nâng cao tầm bắn và độ chính xác cho hệ thống MLRS cỡ nhỏ này nhưng không mấy phổ biến.
Rõ ràng thông qua những vũ khí khá đơn giản, lực lượng vũ trang đối lập vẫn đủ khả năng khiến binh sĩ Mỹ "mất ăn mất ngủ" vì cách sử dụng vô cùng dị thường.
Các loại vũ khí nhỏ gọn, rẻ tiền nhưng dễ cất giấu và triển khai này xét về mặt nào đó còn tỏ ra nguy hiểm hơn những quả tên lửa đạn đạo chiến thuật cồng kềnh và đắt tiền.