Theo báo Hải quân, ngày 6/5, Biên đội tàu của Hải quân Trung Quốc (gồm tàu khu trục tên lửa 150/Chang Chun và tàu hộ vệ tên lửa 532/Jing Zhou), cùng hơn 500 sỹ quan, thủy thủ đoàn, do Thiếu tướng Thẩm Hạo, Phó Tư lệnh Hạm đội Đông Hải làm trưởng đoàn đã cập cảng Quốc tế TP. Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 6 đến 9/5. Nguồn ảnh: Báo Hải quânChuyến thăm lần này của Biên đội tàu Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước nói chung, giữa hải quân hai nước nói riêng, thông qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực. Nguồn ảnh: Báo Hải quânCả hai chiếc tàu chiến Trung Quốc thăm TPHCM đều là những lớp tàu chiến rất mạnh và cực kỳ hiện đại do nước bạn tự thiết kế, chế tạo. Đáng chú ý, tàu khu trục tên lửa 150 Chang Chun hiện là một trong hai loại tàu khu trục tốt nhất Hải quân Trung Quốc, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa gần tương đương với Aegis của Mỹ. Nguồn ảnh: Navy Recognition150 Chang Chun thuộc lớp tàu khu trục đa nhiệm Type 052C (6 chiếc được chế tạo và phục vụ trong Hạm đội Nam Hải và Đông Hải), lượng giãn nước 7.000 tấn, dài 155,5m, rộng 17,2m, mớn nước 6,1m. Con tàu được trang bị động cơ diesel kết hợp tuốc bin khí cho tốc độ tối đa 32 hải lý/h. Nguồn ảnh: Navy RecognitionType 052C được coi là lớp tàu chiến đầu tiên của binh chủng tàu mặt nước Hải quân Trung Quốc có khả năng phòng không cấp hạm đội. Con tàu được thiết kế thượng tầng khá giống với tàu khu trục Arleigh Burke với việc tích hợp anten mạng pha ngay trên hai bên mặt của đài chỉ huy. Nguồn ảnh: Pakistan Afairs ForumĐó là các anten mạng pha của đài radar mạng pha chủ động hai băng tần, đa năng, kỹ thuật số cao Type 346 do Viện Công nghệ điện tử Nam Kinh - Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện Trung Quốc (CETG) phát triển. Nó có tầm hoạt động khoảng 400km. Nguồn ảnh: Global Military ReviewKết hợp với Type 346 làm nhiệm vụ phòng không hạm đội cho tàu Type 052C là hệ thống tên lửa phòng không - phòng thủ tên lửa HHQ-9 do Trung Quốc phát triển trên cơ sở phiên bản S-300FM của Nga. Ngay phía trước thượng tầng được trang bị 6 block phóng thẳng đứng với 48 quả đạn tên lửa HHQ-9. Nguồn ảnh: Chinese Military ReviewTheo một số nguồn tin, HHQ-9 của Trung Quốc vượt trội loại đạn 5V55R S-300FM khi có tầm bắn xa tới 200km, được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động. Trong ảnh, phóng thử nghiệm HHQ-9 từ tàu khu trục Type 052C. Nguồn ảnh: Chinese Military ReviewHỏa lực chống hạm của tàu khu trục Type 052C cũng rất mạnh với bệ phóng 8 đạn tên lửa hành trình YJ-62 có tầm bắn đến 400km. Có một số nguồn tin còn khẳng định, Type 052C còn có khả năng mang tên lửa hành trình đối đất HN-2 mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn 1.800km. Nguồn ảnh: UskowiCác hệ thống vũ khí phụ cũng khá đồ sộ với đại pháo hạm 100mm Type 210, hai pháo CIWS Type 730 7 nòng cỡ 30mm, 6 ống phóng ngư lôi. Nguồn ảnh: News.cnChiếc tàu chiến thứ 2 đang thăm Việt Nam cũng rất đáng chú ý và quan tâm, bởi đây là một trong các tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. Trong ảnh, tàu hộ vệ 532 Jing Zhou trên sông Sài Gòn. Nguồn ảnh: Zing.vn532 Jing Zhou thuộc lớp tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Giang Khải II – được xem là tàu hộ vệ mạnh nhất Trung Quốc, tương đương với sức mạnh các tàu hộ vệ 20380 của Nga. Nó có lượng giãn nước khoảng 4.000 tấn, dài 134,1m, rộng 16m. Nguồn ảnh: Military-TodayType 054A được trang bị hệ thống vũ khí tương xứng với kích cỡ của nó gồm: tên lửa phòng không tầm trung; tên lửa chống hạm tầm xa cùng hệ thống chống ngầm rất mạnh. Trong ảnh, ngay trước thượng tầng là bệ phóng thẳng đứng VLS 32 ống có thể chứa tên lửa đối không HHQ-16 (tầm phóng 35-75km, có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao chỉ 10m). Nguồn ảnh: Military-TodayBắn thử nghiệm tên lửa HHQ-16 – nó được cho là phiên bản của tên lửa phòng không tầm trung Buk do Nga phát triển, được Trung Quốc cải biên lại. Nguồn ảnh: Military-TodayType 054A được trang bị các tên lửa chống hạm YJ-83 có tầm phóng đến 200km. Nguồn ảnh: Deagel
Theo báo Hải quân, ngày 6/5, Biên đội tàu của Hải quân Trung Quốc (gồm tàu khu trục tên lửa 150/Chang Chun và tàu hộ vệ tên lửa 532/Jing Zhou), cùng hơn 500 sỹ quan, thủy thủ đoàn, do Thiếu tướng Thẩm Hạo, Phó Tư lệnh Hạm đội Đông Hải làm trưởng đoàn đã cập cảng Quốc tế TP. Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 6 đến 9/5. Nguồn ảnh: Báo Hải quân
Chuyến thăm lần này của Biên đội tàu Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước nói chung, giữa hải quân hai nước nói riêng, thông qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực. Nguồn ảnh: Báo Hải quân
Cả hai chiếc tàu chiến Trung Quốc thăm TPHCM đều là những lớp tàu chiến rất mạnh và cực kỳ hiện đại do nước bạn tự thiết kế, chế tạo. Đáng chú ý, tàu khu trục tên lửa 150 Chang Chun hiện là một trong hai loại tàu khu trục tốt nhất Hải quân Trung Quốc, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa gần tương đương với Aegis của Mỹ. Nguồn ảnh: Navy Recognition
150 Chang Chun thuộc lớp tàu khu trục đa nhiệm Type 052C (6 chiếc được chế tạo và phục vụ trong Hạm đội Nam Hải và Đông Hải), lượng giãn nước 7.000 tấn, dài 155,5m, rộng 17,2m, mớn nước 6,1m. Con tàu được trang bị động cơ diesel kết hợp tuốc bin khí cho tốc độ tối đa 32 hải lý/h. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Type 052C được coi là lớp tàu chiến đầu tiên của binh chủng tàu mặt nước Hải quân Trung Quốc có khả năng phòng không cấp hạm đội. Con tàu được thiết kế thượng tầng khá giống với tàu khu trục Arleigh Burke với việc tích hợp anten mạng pha ngay trên hai bên mặt của đài chỉ huy. Nguồn ảnh: Pakistan Afairs Forum
Đó là các anten mạng pha của đài radar mạng pha chủ động hai băng tần, đa năng, kỹ thuật số cao Type 346 do Viện Công nghệ điện tử Nam Kinh - Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện Trung Quốc (CETG) phát triển. Nó có tầm hoạt động khoảng 400km. Nguồn ảnh: Global Military Review
Kết hợp với Type 346 làm nhiệm vụ phòng không hạm đội cho tàu Type 052C là hệ thống tên lửa phòng không - phòng thủ tên lửa HHQ-9 do Trung Quốc phát triển trên cơ sở phiên bản S-300FM của Nga. Ngay phía trước thượng tầng được trang bị 6 block phóng thẳng đứng với 48 quả đạn tên lửa HHQ-9. Nguồn ảnh: Chinese Military Review
Theo một số nguồn tin, HHQ-9 của Trung Quốc vượt trội loại đạn 5V55R S-300FM khi có tầm bắn xa tới 200km, được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động. Trong ảnh, phóng thử nghiệm HHQ-9 từ tàu khu trục Type 052C. Nguồn ảnh: Chinese Military Review
Hỏa lực chống hạm của tàu khu trục Type 052C cũng rất mạnh với bệ phóng 8 đạn tên lửa hành trình YJ-62 có tầm bắn đến 400km. Có một số nguồn tin còn khẳng định, Type 052C còn có khả năng mang tên lửa hành trình đối đất HN-2 mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn 1.800km. Nguồn ảnh: Uskowi
Các hệ thống vũ khí phụ cũng khá đồ sộ với đại pháo hạm 100mm Type 210, hai pháo CIWS Type 730 7 nòng cỡ 30mm, 6 ống phóng ngư lôi. Nguồn ảnh: News.cn
Chiếc tàu chiến thứ 2 đang thăm Việt Nam cũng rất đáng chú ý và quan tâm, bởi đây là một trong các tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. Trong ảnh, tàu hộ vệ 532 Jing Zhou trên sông Sài Gòn. Nguồn ảnh: Zing.vn
532 Jing Zhou thuộc lớp tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Giang Khải II – được xem là tàu hộ vệ mạnh nhất Trung Quốc, tương đương với sức mạnh các tàu hộ vệ 20380 của Nga. Nó có lượng giãn nước khoảng 4.000 tấn, dài 134,1m, rộng 16m. Nguồn ảnh: Military-Today
Type 054A được trang bị hệ thống vũ khí tương xứng với kích cỡ của nó gồm: tên lửa phòng không tầm trung; tên lửa chống hạm tầm xa cùng hệ thống chống ngầm rất mạnh. Trong ảnh, ngay trước thượng tầng là bệ phóng thẳng đứng VLS 32 ống có thể chứa tên lửa đối không HHQ-16 (tầm phóng 35-75km, có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao chỉ 10m). Nguồn ảnh: Military-Today
Bắn thử nghiệm tên lửa HHQ-16 – nó được cho là phiên bản của tên lửa phòng không tầm trung Buk do Nga phát triển, được Trung Quốc cải biên lại. Nguồn ảnh: Military-Today
Type 054A được trang bị các tên lửa chống hạm YJ-83 có tầm phóng đến 200km. Nguồn ảnh: Deagel