Theo đó trong một bài phát biểu vào hôm qua 19/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng, nước Mỹ sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên, nếu như Bình Nhưỡng không chịu lùi bước trong cuộc đối đầu hạt nhân. Nguồn ảnh: The New York Times.Với lời tuyên bố trên của Tổng thống Trump cùng với các hoạt động quân sự của Mỹ gần đây tại Bán đảo Triều Tiên đã khiến dư luận dấy lên nghi vấn rằng, liệu Mỹ có phải đang chuẩn bị cho việc Mỹ tấn công Triều Tiên và họ đã sẵn sàng làm điều đó bất chấp các tổn thất nặng nề mà Washington và đồng minh có thể sẽ phải gánh chịu. Nguồn ảnh: NBC News.Vậy để làm được điều đó, Mỹ cần tới bao nhiêu quân, bao nhiêu phương tiện và vũ khí cho một hoạt động quân sự thậm chí còn lớn hơn cả “chiến dịch Tự do Iraq” vào năm 2003 khi nước này xâm lược Iraq. Nhưng trong trường hợp này đối với Triều Tiên lại hoàn toàn khác, khi Bình Nhưỡng đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: Daily Mail.Nhìn vào lược đồ trong ảnh ta có thể thấy mật độ dày đặc của các căn cứ quân sự của Mỹ xung quanh Bán đảo Triều Tiên. Chúng được triển khai rải khắp Hàn Quốc, Nhật Bản và xung quanh vùng biển Thái Bình Dương tiếp giáp với Nhật Bản. Con số căn cứ quân sự của Mỹ tại đây có thể lên tới hơn con số hàng trăm. Nguồn ảnh: The Guardian.Về bố trí binh lực, Quân đội Mỹ đang triển khai khoảng 40.000 quân tại Nhật Bản và 35 quân tại Hàn Quốc, con số này còn chưa kể đến các căn cứ ở Thái Bình Dương có thể tăng lên đến tổng cộng 100.000 quân trong đỉnh điểm khủng hoảng. Và quan trọng nhất Mỹ có tàu sân bay không thể đánh chìm tại Guam cách Bình Nhưỡng hơn 3.300km hoàn toàn nằm trong phạm vi tác chiến của Hải quân, Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sputnik.Nhật Bản là nơi đồn trú nhiều binh sĩ Mỹ ở nước ngoài nhất. Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, nước này hiện đang triển khai khoảng 39.345 binh sĩ tại 112 căn cứ trên khắp Nhật Bản. Trong đó chủ yếu vẫn tạo đảo Okinawa của Nhật Bản, cách lục địa Nhật Bản khoảng 640km về phía nam. Nguồn ảnh: usni.org.Lực lượng quân sự lớn thứ hai của Mỹ có thể ập vào tấn công Triều Tiên bất cứ lúc nào là đến từ Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ. Hạm đội này được trang bị từ 50-70 tàu chiến mặt nước và tàu ngầm các loại, cùng với đó 20.000 thủy quân lục chiến sẵn sàng tham chiến bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Naval Today.Tuy nhiên, thế mạnh của hạm đội này vẫn là khả năng triển khai biên đội tác chiến tàu sân bay vốn luôn đóng quân thường trực tại vùng Yokosuka, Nhật Bản cách Bán đảo Triều Tiên hơn 1.000km hải trình. Nguồn ảnh: The New York Times.Trong khi đó tại Hàn Quốc, Mỹ đồn trú thường xuyên 34.805 binh sĩ tại 83 căn cứ quân sự trên khắp Hàn Quốc, cùng với đó hơn 300 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams và hàng ngàn phương tiện bọc thép. Đây được coi sẽ là lực lượng quân sự đầu tiên của Mỹ tái tham chiến tại Bán đảo Triều Tiên nếu xung đột nổ ra lần nữa. Nguồn ảnh: Washington Times.Bên cạnh đó, Mỹ cũng cho triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc sau một loạt phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên kéo dài liên tục từ tháng 4 cho tới nay. Và nó được xem như là chắn đầu tiên bảo vệ thủ đô Seoul của Hàn Quốc trước các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: Euro News.Hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị viễn chinh của Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật Bản chính là các căn cứ không, hải quân của nước này tại Guam, với hơn 7.000 quân đồn trú và có khả năng triển khai một loạt các phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B và B-52 tới bán đảo Triều Tiên chỉ trong vài giờ. Nguồn ảnh: CNBC.Sức mạnh của các đơn vị viễn chinh Mỹ xung quanh Triều Tiên còn được sự hổ trợ đặc lực từ hai quốc gia đồng minh là Hàn Quốc và Nhật Bản, do đó họ hoàn toàn có khả năng thực hiện một chiến dịch quân sự với quy mô lớn đè bẹp Quân đội Triều Tiên trong khoảng thời gian ngắn. Nguồn ảnh: The Blaze.Dù có dư sức mạnh để tấn công phủ đầu Triều Tiên nhưng Mỹ và đồng minh gặp phải một rào cản không hề nhỏ đó chính là năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng, khi họ đã nắm trong công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân. Ngay cả khi Triều Tiên không thể triển khai vũ khí hạt nhân theo mặt chiến lược thì nó vẫn thực sự nguy hiểm, không chỉ cho quân Mỹ trên bán đảo mà còn cả Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và xa hơn là Nhật Bản. Nguồn ảnh: Business Insider.Do đó trong canh bạc này nếu Washington tấn công Bình Nhưỡng thì họ sẽ mất nhiều hơn là được, đó là chưa kể tới thái độ của Nga và Trung Quốc hai quốc gia có đường biên giới chung với Triều Tiên. Bản thân Mỹ nhiều khả năng cũng sẽ đơn độc trong cuộc chiến với Triều Tiên khi chưa chắc Hàn Quốc và Nhật Bản đã ủng hộ một hành động quân sự quy mô trên bán đảo này. Nguồn ảnh: The Daily Beast.Tóm lại dù cứng rắn hơn trong mọi lời tuyên bố cũng như động binh xung quanh Bán đảo Triều Tiên, nhưng để Mỹ tấn công Triều Tiên vẫn là điều khó có thể xảy ra mặc dù vẫn có một khả năng nào đó nó sẽ trở thành hiện thực. Bởi các bên nhận thức rõ được rằng sẽ không có bất kỳ ai là người chiến thắng trong cuộc chiến này và cái giá phải trả lại quá lớn. Nguồn ảnh: Washington Times.
Theo đó trong một bài phát biểu vào hôm qua 19/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng, nước Mỹ sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên, nếu như Bình Nhưỡng không chịu lùi bước trong cuộc đối đầu hạt nhân. Nguồn ảnh: The New York Times.
Với lời tuyên bố trên của Tổng thống Trump cùng với các hoạt động quân sự của Mỹ gần đây tại Bán đảo Triều Tiên đã khiến dư luận dấy lên nghi vấn rằng, liệu Mỹ có phải đang chuẩn bị cho việc Mỹ tấn công Triều Tiên và họ đã sẵn sàng làm điều đó bất chấp các tổn thất nặng nề mà Washington và đồng minh có thể sẽ phải gánh chịu. Nguồn ảnh: NBC News.
Vậy để làm được điều đó, Mỹ cần tới bao nhiêu quân, bao nhiêu phương tiện và vũ khí cho một hoạt động quân sự thậm chí còn lớn hơn cả “chiến dịch Tự do Iraq” vào năm 2003 khi nước này xâm lược Iraq. Nhưng trong trường hợp này đối với Triều Tiên lại hoàn toàn khác, khi Bình Nhưỡng đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: Daily Mail.
Nhìn vào lược đồ trong ảnh ta có thể thấy mật độ dày đặc của các căn cứ quân sự của Mỹ xung quanh Bán đảo Triều Tiên. Chúng được triển khai rải khắp Hàn Quốc, Nhật Bản và xung quanh vùng biển Thái Bình Dương tiếp giáp với Nhật Bản. Con số căn cứ quân sự của Mỹ tại đây có thể lên tới hơn con số hàng trăm. Nguồn ảnh: The Guardian.
Về bố trí binh lực, Quân đội Mỹ đang triển khai khoảng 40.000 quân tại Nhật Bản và 35 quân tại Hàn Quốc, con số này còn chưa kể đến các căn cứ ở Thái Bình Dương có thể tăng lên đến tổng cộng 100.000 quân trong đỉnh điểm khủng hoảng. Và quan trọng nhất Mỹ có tàu sân bay không thể đánh chìm tại Guam cách Bình Nhưỡng hơn 3.300km hoàn toàn nằm trong phạm vi tác chiến của Hải quân, Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sputnik.
Nhật Bản là nơi đồn trú nhiều binh sĩ Mỹ ở nước ngoài nhất. Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, nước này hiện đang triển khai khoảng 39.345 binh sĩ tại 112 căn cứ trên khắp Nhật Bản. Trong đó chủ yếu vẫn tạo đảo Okinawa của Nhật Bản, cách lục địa Nhật Bản khoảng 640km về phía nam. Nguồn ảnh: usni.org.
Lực lượng quân sự lớn thứ hai của Mỹ có thể ập vào tấn công Triều Tiên bất cứ lúc nào là đến từ Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ. Hạm đội này được trang bị từ 50-70 tàu chiến mặt nước và tàu ngầm các loại, cùng với đó 20.000 thủy quân lục chiến sẵn sàng tham chiến bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Naval Today.
Tuy nhiên, thế mạnh của hạm đội này vẫn là khả năng triển khai biên đội tác chiến tàu sân bay vốn luôn đóng quân thường trực tại vùng Yokosuka, Nhật Bản cách Bán đảo Triều Tiên hơn 1.000km hải trình. Nguồn ảnh: The New York Times.
Trong khi đó tại Hàn Quốc, Mỹ đồn trú thường xuyên 34.805 binh sĩ tại 83 căn cứ quân sự trên khắp Hàn Quốc, cùng với đó hơn 300 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams và hàng ngàn phương tiện bọc thép. Đây được coi sẽ là lực lượng quân sự đầu tiên của Mỹ tái tham chiến tại Bán đảo Triều Tiên nếu xung đột nổ ra lần nữa. Nguồn ảnh: Washington Times.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng cho triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc sau một loạt phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên kéo dài liên tục từ tháng 4 cho tới nay. Và nó được xem như là chắn đầu tiên bảo vệ thủ đô Seoul của Hàn Quốc trước các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: Euro News.
Hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị viễn chinh của Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật Bản chính là các căn cứ không, hải quân của nước này tại Guam, với hơn 7.000 quân đồn trú và có khả năng triển khai một loạt các phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B và B-52 tới bán đảo Triều Tiên chỉ trong vài giờ. Nguồn ảnh: CNBC.
Sức mạnh của các đơn vị viễn chinh Mỹ xung quanh Triều Tiên còn được sự hổ trợ đặc lực từ hai quốc gia đồng minh là Hàn Quốc và Nhật Bản, do đó họ hoàn toàn có khả năng thực hiện một chiến dịch quân sự với quy mô lớn đè bẹp Quân đội Triều Tiên trong khoảng thời gian ngắn. Nguồn ảnh: The Blaze.
Dù có dư sức mạnh để tấn công phủ đầu Triều Tiên nhưng Mỹ và đồng minh gặp phải một rào cản không hề nhỏ đó chính là năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng, khi họ đã nắm trong công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân. Ngay cả khi Triều Tiên không thể triển khai vũ khí hạt nhân theo mặt chiến lược thì nó vẫn thực sự nguy hiểm, không chỉ cho quân Mỹ trên bán đảo mà còn cả Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và xa hơn là Nhật Bản. Nguồn ảnh: Business Insider.
Do đó trong canh bạc này nếu Washington tấn công Bình Nhưỡng thì họ sẽ mất nhiều hơn là được, đó là chưa kể tới thái độ của Nga và Trung Quốc hai quốc gia có đường biên giới chung với Triều Tiên. Bản thân Mỹ nhiều khả năng cũng sẽ đơn độc trong cuộc chiến với Triều Tiên khi chưa chắc Hàn Quốc và Nhật Bản đã ủng hộ một hành động quân sự quy mô trên bán đảo này. Nguồn ảnh: The Daily Beast.
Tóm lại dù cứng rắn hơn trong mọi lời tuyên bố cũng như động binh xung quanh Bán đảo Triều Tiên, nhưng để Mỹ tấn công Triều Tiên vẫn là điều khó có thể xảy ra mặc dù vẫn có một khả năng nào đó nó sẽ trở thành hiện thực. Bởi các bên nhận thức rõ được rằng sẽ không có bất kỳ ai là người chiến thắng trong cuộc chiến này và cái giá phải trả lại quá lớn. Nguồn ảnh: Washington Times.