Thông tin Nhật Bản muốn triển khai hệ thống lá chắn tên lửa Aegis BMD tại nước này xuất hiện chỉ vài ngày sau khi một tên lửa đạn đạo Triều Tiên bay qua không phận nước này vào hôm 29/8 đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia của Nhật Bản. Và sự kiện trên được xem như là giới hạn cuối cùng của Tokyo cho vấn đề Triều Tiên. Nguồn ảnh: The Japan Times.Sở dĩ nói như vậy là bởi, việc triển khai Aegis BMD sẽ có tác động rất lớn tới tình hình an ninh, địa chính trị trong khu vực Đông Bắc Á khi đây là nút thắt còn thiếu duy nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ và đồng minh (trong đó có Nhật Bản) đang xây dựng. Nguồn ảnh: The Japan Times.Theo đó khi triển khai Aegis BMD tại Nhật Bản, không chỉ giúp Mỹ và Nhật Bản tăng cường khả năng phòng vệ trước các mối đe dọa từ Triều Tiên mà nó còn giúp họ kiềm chế năng lực triển khai các loại vũ khí chiến lược của Trung Quốc và Nga ở Thái Bình Dương. Trong ảnh là toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ và cả Nhật Bản đang kỳ vọng triển khai tại Đông Bắc Á, gồm trên hạm, trên mặt đất và trên không gian. Vậy Aegis BMD là gì? Nguồn ảnh: defense.gov.Về cơ bản Aegis BMD (Aegis Ballistic Missile Defense System) thực chất là một biến thể phòng không trên mặt đất được phát triển từ hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mà Mỹ và Nhật Bản trang bị trên các tàu chiến mặt nước lớp Arleigh Burke và Kongō. Hệ thống phòng thủ này còn có tên gọi khác là Aegis Ashore được thiết kế triển khai khả năng đánh chặn mục tiêu đạn đạo trên đất liền. Trong ảnh là một tổ hợp Aegis BMD hoàn thiện với hệ thống radar giám sát và hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao. Nguồn ảnh: dmitryshulgin.com.Ở một góc độ nào đó Aegis BMD khá phù hợp với nhu cầu phòng vệ hiện nay của Nhật Bản, khi nước này chưa được trang bị bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao nào. Nên việc yêu cầu Nhật Bản bắn hạ tên lửa đạn đạo Triều Tiên bay qua không phận nước này hôm 29/8 hay mới đây là 15/9 là việc nằm ngoài sức mà Tokyo có thể làm được. Nguồn ảnh: The Japan Times.Quay lại với Aegis BMD, Lá chắn tên lửa tên lửa này được cấu thành bởi hai tổ hợp chính gồm: Radar mạng pha AN/SPY-1 và hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 với tên lửa đánh chặn tầm cao RIM-161 SM-3 tối tân. Ảnh: Đài radar SPY-1 đặt trên đất liền nhìn rất giống thượng tầng tàu khu trục Arleigh Burke và Kongō. Nguồn ảnh: Reuters.Vũ khí chủ lực của lá chắn tên lửa Mỹ là các tên lửa đánh chặn SM-3 đặt trong hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 triển khai trên đất liền. Nó có khả năng bắn chặn hầu hết các loại tên lửa đạn đạo (gồm cả liên lục địa) từ ngoài tầng khí quyển, với tầm bắn trên 500km, độ cao bay 160km. Nguồn ảnh: Pakistan Defence.Nguyên lý hoạt động của tên lửa là, khi hệ thống radar mạng pha AN/SPY-1 phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo, hệ thống vũ khí Aegis dựa vào các thông số cần thiết (tốc độ mục tiêu, quỹ đạo bay) tính toán một giải pháp đánh chặn. Sau đó, hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu. SM-3 rời bệ phóng thẳng đứng Mk41 bằng tầng động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn Mk-72. Giai đoạn này tên lửa chủ yếu được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính. Nguồn ảnh: Raytheon.Khi cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ sẽ tách tầng khởi tốc Mk-72 và kích hoạt động cơ tăng tốc – hành trình 2 chế độ Mk-104. Giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 trên tàu phóng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS. Sau khi tách tầng đẩy Mk-104, tầng 3 động cơ đẩy tăng cường Mk-136 (cháy trong 30 giây) sẽ được kích hoạt và đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển. Nguồn ảnh: Navy.mil.Cuối cùng, khi tên lửa tách tầng đẩy Mk-136, thì kết cấu tầng tự dẫn LEAP (Lightweight Exo-Atmospheric Projectile) nặng 23kg được kích hoạt. Trong module LEAP tích hợp đầu đạn động năng (dùng động lực để phá hủy mục tiêu thay vì thuốc nổ). Theo tính toán, động năng của vụ va chạm có thể đạt 130 Jun (tương đương với 31kg thuốc nổ TNT) đủ khả năng phá hủy mục tiêu tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Sputnik.Còn AN/SPY-1 là siêu radar mạng pha chủ động được thiết kế để giám sát, phát hiện và theo dõi các mục tiêu cũng như có khả năng điều khiển hỏa lực tên lửa đánh chặn. Hệ thống gồm hệ thống máy tính vận hành phức tạp, sử dụng 4 cụm anten mạng pha lớn bao quát khu vực 360 độ. Nguồn ảnh: Aviation Week.Theo một số nguồn tin, hệ thống radar AN/SPY-1 có khả năng phát hiện mọi mục tiêu khí động gồm cả tên lửa đạn đạo tầm trung –xa, phạm vi trinh sát đến 1.000km. Đây là một trong những loại radar phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay. Trong ảnh là biên đội tàu khu trục lớp Kongō của Nhật Bản với hệ thống phòng thủ Aegis trên hạm. Nguồn ảnh: JMSDF.Từ những đánh giá trên ta có thể thấy được hệ thống phòng thủ Aegis BMD là sự lựa chọn hoàn toàn hợp lý của Nhật Bản trong việc tăng cường năng lực phòng vệ tên lửa trước các mối đe dọa từ Triều Tiên, nhưng nhìn xa hơn họ còn có thể loại bỏ các mối nguy khác đến từ Trung Quốc hay Nga, đúng theo nghĩa một mũi tên trúng hai đích. Nguồn ảnh: nation.time.Còn về phía Trung Quốc và Nga, có lẽ Moscow sẽ không quan tâm lắm tới vấn đề này khi họ đã quá quen với Aegis BMD đang được Mỹ triển khai ở Đông Âu. Người mất nhiều nhất khi Nhật Bản đưa vào vận hành Aegis BMD có lẽ là Trung Quốc chứ không phải Triều Tiên. Bởi giờ đây năng lực răn đe chiến lược Bắc Kinh phải chịu "gánh nặng" quá lớn từ hệ thống phòng thủ THAAD ở Hàn Quốc và cả Aegis BMD ở Nhật Bản. Nguồn ảnh: DefPost.
Thông tin Nhật Bản muốn triển khai hệ thống lá chắn tên lửa Aegis BMD tại nước này xuất hiện chỉ vài ngày sau khi một tên lửa đạn đạo Triều Tiên bay qua không phận nước này vào hôm 29/8 đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia của Nhật Bản. Và sự kiện trên được xem như là giới hạn cuối cùng của Tokyo cho vấn đề Triều Tiên. Nguồn ảnh: The Japan Times.
Sở dĩ nói như vậy là bởi, việc triển khai Aegis BMD sẽ có tác động rất lớn tới tình hình an ninh, địa chính trị trong khu vực Đông Bắc Á khi đây là nút thắt còn thiếu duy nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ và đồng minh (trong đó có Nhật Bản) đang xây dựng. Nguồn ảnh: The Japan Times.
Theo đó khi triển khai Aegis BMD tại Nhật Bản, không chỉ giúp Mỹ và Nhật Bản tăng cường khả năng phòng vệ trước các mối đe dọa từ Triều Tiên mà nó còn giúp họ kiềm chế năng lực triển khai các loại vũ khí chiến lược của Trung Quốc và Nga ở Thái Bình Dương. Trong ảnh là toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ và cả Nhật Bản đang kỳ vọng triển khai tại Đông Bắc Á, gồm trên hạm, trên mặt đất và trên không gian. Vậy Aegis BMD là gì? Nguồn ảnh: defense.gov.
Về cơ bản Aegis BMD (Aegis Ballistic Missile Defense System) thực chất là một biến thể phòng không trên mặt đất được phát triển từ hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mà Mỹ và Nhật Bản trang bị trên các tàu chiến mặt nước lớp Arleigh Burke và Kongō. Hệ thống phòng thủ này còn có tên gọi khác là Aegis Ashore được thiết kế triển khai khả năng đánh chặn mục tiêu đạn đạo trên đất liền. Trong ảnh là một tổ hợp Aegis BMD hoàn thiện với hệ thống radar giám sát và hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao. Nguồn ảnh: dmitryshulgin.com.
Ở một góc độ nào đó Aegis BMD khá phù hợp với nhu cầu phòng vệ hiện nay của Nhật Bản, khi nước này chưa được trang bị bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao nào. Nên việc yêu cầu Nhật Bản bắn hạ tên lửa đạn đạo Triều Tiên bay qua không phận nước này hôm 29/8 hay mới đây là 15/9 là việc nằm ngoài sức mà Tokyo có thể làm được. Nguồn ảnh: The Japan Times.
Quay lại với Aegis BMD, Lá chắn tên lửa tên lửa này được cấu thành bởi hai tổ hợp chính gồm: Radar mạng pha AN/SPY-1 và hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 với tên lửa đánh chặn tầm cao RIM-161 SM-3 tối tân. Ảnh: Đài radar SPY-1 đặt trên đất liền nhìn rất giống thượng tầng tàu khu trục Arleigh Burke và Kongō. Nguồn ảnh: Reuters.
Vũ khí chủ lực của lá chắn tên lửa Mỹ là các tên lửa đánh chặn SM-3 đặt trong hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 triển khai trên đất liền. Nó có khả năng bắn chặn hầu hết các loại tên lửa đạn đạo (gồm cả liên lục địa) từ ngoài tầng khí quyển, với tầm bắn trên 500km, độ cao bay 160km. Nguồn ảnh: Pakistan Defence.
Nguyên lý hoạt động của tên lửa là, khi hệ thống radar mạng pha AN/SPY-1 phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo, hệ thống vũ khí Aegis dựa vào các thông số cần thiết (tốc độ mục tiêu, quỹ đạo bay) tính toán một giải pháp đánh chặn. Sau đó, hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu. SM-3 rời bệ phóng thẳng đứng Mk41 bằng tầng động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn Mk-72. Giai đoạn này tên lửa chủ yếu được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính. Nguồn ảnh: Raytheon.
Khi cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ sẽ tách tầng khởi tốc Mk-72 và kích hoạt động cơ tăng tốc – hành trình 2 chế độ Mk-104. Giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 trên tàu phóng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS. Sau khi tách tầng đẩy Mk-104, tầng 3 động cơ đẩy tăng cường Mk-136 (cháy trong 30 giây) sẽ được kích hoạt và đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển. Nguồn ảnh: Navy.mil.
Cuối cùng, khi tên lửa tách tầng đẩy Mk-136, thì kết cấu tầng tự dẫn LEAP (Lightweight Exo-Atmospheric Projectile) nặng 23kg được kích hoạt. Trong module LEAP tích hợp đầu đạn động năng (dùng động lực để phá hủy mục tiêu thay vì thuốc nổ). Theo tính toán, động năng của vụ va chạm có thể đạt 130 Jun (tương đương với 31kg thuốc nổ TNT) đủ khả năng phá hủy mục tiêu tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Sputnik.
Còn AN/SPY-1 là siêu radar mạng pha chủ động được thiết kế để giám sát, phát hiện và theo dõi các mục tiêu cũng như có khả năng điều khiển hỏa lực tên lửa đánh chặn. Hệ thống gồm hệ thống máy tính vận hành phức tạp, sử dụng 4 cụm anten mạng pha lớn bao quát khu vực 360 độ. Nguồn ảnh: Aviation Week.
Theo một số nguồn tin, hệ thống radar AN/SPY-1 có khả năng phát hiện mọi mục tiêu khí động gồm cả tên lửa đạn đạo tầm trung –xa, phạm vi trinh sát đến 1.000km. Đây là một trong những loại radar phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay. Trong ảnh là biên đội tàu khu trục lớp Kongō của Nhật Bản với hệ thống phòng thủ Aegis trên hạm. Nguồn ảnh: JMSDF.
Từ những đánh giá trên ta có thể thấy được hệ thống phòng thủ Aegis BMD là sự lựa chọn hoàn toàn hợp lý của Nhật Bản trong việc tăng cường năng lực phòng vệ tên lửa trước các mối đe dọa từ Triều Tiên, nhưng nhìn xa hơn họ còn có thể loại bỏ các mối nguy khác đến từ Trung Quốc hay Nga, đúng theo nghĩa một mũi tên trúng hai đích. Nguồn ảnh: nation.time.
Còn về phía Trung Quốc và Nga, có lẽ Moscow sẽ không quan tâm lắm tới vấn đề này khi họ đã quá quen với Aegis BMD đang được Mỹ triển khai ở Đông Âu. Người mất nhiều nhất khi Nhật Bản đưa vào vận hành Aegis BMD có lẽ là Trung Quốc chứ không phải Triều Tiên. Bởi giờ đây năng lực răn đe chiến lược Bắc Kinh phải chịu "gánh nặng" quá lớn từ hệ thống phòng thủ THAAD ở Hàn Quốc và cả Aegis BMD ở Nhật Bản. Nguồn ảnh: DefPost.