Cuối những năm 1960, lực lượng xe tăng của quân đội Trung Quốc rơi vào tình trạng tồi tệ. Máy móc đã lỗi thời và cần phải thay thế. Tình hình có thể được cứu vãn khi Trung Quốc dự định chế tạo ra chiếc xe tăng mới, bằng cách sao chép chiếc T-62 của Liên Xô mà nước này thu giữ được.WZ-122 là một dự án xe tăng hạng trung của Trung Quốc, được thiết kế trong bối cảnh của sự chia rẽ Trung-Xô. Mục tiêu chính là tạo ra một chiếc xe tăng, để cạnh tranh với các xe tăng chiến đấu chủ lực khác trong thời đại, chẳng hạn như T-62 của Liên Xô và Leopard của Đức. Vào thời điểm này, quan hệ với Liên Xô đang xấu đi và Trung Quốc sẽ không nhận được bất kỳ xe tăng mới hoặc hỗ trợ công nghệ nào từ Liên Xô. Cách mạng Văn hóa cũng chỉ mới bắt đầu, điều này đã gây ra sự xáo trộn nặng nề trong xã hội Trung Quốc, khiến việc nghiên cứu khoa học càng trở nên xa xỉ hơn.Sau khi thu giữ được một chiếc xe tăng T-62 trong xung đột biên giới Trung-Xô (1969), Trung Quốc bắt đầu dự án WZ-122. Phiên bản đầu tiên là WZ-122-1, có 4 tên lửa dẫn đường bằng dây và một pháo nòng trơn 120mm, nhưng không vượt qua giai đoạn thử nghiệm.Dự án WZ-122-1 đưa ra một danh sách các yêu cầu đầy tham vọng như: Xe tăng cần một khẩu pháo mạnh hơn có cỡ nòng lớn hơn so với các thiết kế trước đây, có khả năng chống lại các xe tăng hạng trung và hạng nặng hiện tại và tương lai từ bất kỳ kẻ thù nào.Loại tăng cần sức chứa đạn lớn hơn so với các thiết kế trước đây, chẳng hạn như xe tăng Kiểu 59 mang được 34 viên đạn, cũng như có thể mang các loại đạn nổ cao mới cho súng chính. Các thiết bị mới, bao gồm thiết bị nhìn ban đêm, máy đo khoảng cách và bộ ổn định 2 trục. Giảm tiếng ồn để kíp xe thoải mái hơn và có thể ở trong xe tăng lâu hơn.Giảm trọng lượng và kích thước, với một động cơ mạnh hơn yêu cầu ít nhiên liệu hơn. Cải tiến vật liệu cho áo giáp với số lượng áo giáp “hợp lý”. Cải thiện khả năng bảo vệ chống lại các loại đạn Chống tăng nổ cao (HEAT). Bảo vệ hóa chất sinh học hạt nhân (NBC). Cải thiện độ tin cậy, giảm bảo trì, dễ vận hành hơn.Chiếc WZ-122-1 đầu tiên được hoàn thành vào ngày 25/9/1970. Pháo chính của WZ-122 là pháo nòng trơn 120mm với cơ số đạn 40 viên. Pháo sử dụng các loại đạn xuyên giáp, xuyên thủng, ổn định (APFSDS) được phát triển từ các loại đạn trơn 115mm từ T-62. Pháo nặng 2563 kg, dài 5750 mm, tốc độ bắn từ 3 đến 4 viên/phút. Nó có thể hạ thấp 6 độ và nâng lên 18 độ. Xe tăng có một súng máy đồng trục 7,62mm với 3000 viên đạn. Xe có hai súng máy 12,7mm trên tháp pháo với 500 viên đạn. Bốn tên lửa ATGM được cố định bên hông tháp pháo.Người lái nằm ở bên trái thân xe. Xạ thủ, người nạp đạn và người chỉ huy ở trong tháp pháo. Trang bị trên xe bao gồm hệ thống vô tuyến CWT-176, máy tính đường đạn và tầm nhìn ban đêm chủ động hồng ngoại cho phi hành đoàn. Thiết bị quan sát ban đêm khó lắp đặt trên xe, do những trở ngại trong quá trình phát triển.Tuy nhiên, việc phóng tên lửa dẫn đường qua nòng đã phải bỏ dở, do Trung Quốc không có loại tên lửa thích hợp. Điều này khiến nó phải lắp thêm 4 bệ phóng ở các mặt của tháp xe. Song đây không phải là vấn đề chính của “bản sao” T-64 lúc bấy giờ.Các cuộc thử nghiệm sau đó đã chỉ ra rằng, tất cả các thành phần và cụm lắp ráp của xe tăng là không đáng tin cậy. Điều này đặc biệt ảnh hưởng tới hệ thống treo khí nén.Trung Quốc sau đó phải từ bỏ phiên bản xe tăng WZ-122-1, và thậm chí giảm công suất động cơ trong phiên bản tiếp theo. Tuy nhiên, tất cả các cải tiến này đã không giúp ích. Phiên bản tiếp theo là WZ-122-2 vẫn "bệnh cũ tái phát", và đòi hỏi nhiều chi phí để chế tạo hơn.Kết quả, xe tăng WZ-122, bản sao T-62 của Trung Quốc sau đó bị khai tử. Loại xe tăng này không bao giờ được đưa vào sản xuất và biên chế trong quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên từ những bài học này, quân đội Trung Quốc đã có rất nhiều kinh nghiệm, qua đó có thể phát huy trong các phiên bản xe tăng nội địa sau này. Nguồn ảnh: Sina. Xe tăng T-62 của Liên Xô - mũi tên thép xuyên thủng mọi hàng phòng thủ của đối phương.
Cuối những năm 1960, lực lượng xe tăng của quân đội Trung Quốc rơi vào tình trạng tồi tệ. Máy móc đã lỗi thời và cần phải thay thế. Tình hình có thể được cứu vãn khi Trung Quốc dự định chế tạo ra chiếc xe tăng mới, bằng cách sao chép chiếc T-62 của Liên Xô mà nước này thu giữ được.
WZ-122 là một dự án xe tăng hạng trung của Trung Quốc, được thiết kế trong bối cảnh của sự chia rẽ Trung-Xô. Mục tiêu chính là tạo ra một chiếc xe tăng, để cạnh tranh với các xe tăng chiến đấu chủ lực khác trong thời đại, chẳng hạn như T-62 của Liên Xô và Leopard của Đức.
Vào thời điểm này, quan hệ với Liên Xô đang xấu đi và Trung Quốc sẽ không nhận được bất kỳ xe tăng mới hoặc hỗ trợ công nghệ nào từ Liên Xô. Cách mạng Văn hóa cũng chỉ mới bắt đầu, điều này đã gây ra sự xáo trộn nặng nề trong xã hội Trung Quốc, khiến việc nghiên cứu khoa học càng trở nên xa xỉ hơn.
Sau khi thu giữ được một chiếc xe tăng T-62 trong xung đột biên giới Trung-Xô (1969), Trung Quốc bắt đầu dự án WZ-122. Phiên bản đầu tiên là WZ-122-1, có 4 tên lửa dẫn đường bằng dây và một pháo nòng trơn 120mm, nhưng không vượt qua giai đoạn thử nghiệm.
Dự án WZ-122-1 đưa ra một danh sách các yêu cầu đầy tham vọng như: Xe tăng cần một khẩu pháo mạnh hơn có cỡ nòng lớn hơn so với các thiết kế trước đây, có khả năng chống lại các xe tăng hạng trung và hạng nặng hiện tại và tương lai từ bất kỳ kẻ thù nào.
Loại tăng cần sức chứa đạn lớn hơn so với các thiết kế trước đây, chẳng hạn như xe tăng Kiểu 59 mang được 34 viên đạn, cũng như có thể mang các loại đạn nổ cao mới cho súng chính. Các thiết bị mới, bao gồm thiết bị nhìn ban đêm, máy đo khoảng cách và bộ ổn định 2 trục. Giảm tiếng ồn để kíp xe thoải mái hơn và có thể ở trong xe tăng lâu hơn.
Giảm trọng lượng và kích thước, với một động cơ mạnh hơn yêu cầu ít nhiên liệu hơn. Cải tiến vật liệu cho áo giáp với số lượng áo giáp “hợp lý”. Cải thiện khả năng bảo vệ chống lại các loại đạn Chống tăng nổ cao (HEAT). Bảo vệ hóa chất sinh học hạt nhân (NBC). Cải thiện độ tin cậy, giảm bảo trì, dễ vận hành hơn.
Chiếc WZ-122-1 đầu tiên được hoàn thành vào ngày 25/9/1970. Pháo chính của WZ-122 là pháo nòng trơn 120mm với cơ số đạn 40 viên. Pháo sử dụng các loại đạn xuyên giáp, xuyên thủng, ổn định (APFSDS) được phát triển từ các loại đạn trơn 115mm từ T-62.
Pháo nặng 2563 kg, dài 5750 mm, tốc độ bắn từ 3 đến 4 viên/phút. Nó có thể hạ thấp 6 độ và nâng lên 18 độ. Xe tăng có một súng máy đồng trục 7,62mm với 3000 viên đạn. Xe có hai súng máy 12,7mm trên tháp pháo với 500 viên đạn. Bốn tên lửa ATGM được cố định bên hông tháp pháo.
Người lái nằm ở bên trái thân xe. Xạ thủ, người nạp đạn và người chỉ huy ở trong tháp pháo. Trang bị trên xe bao gồm hệ thống vô tuyến CWT-176, máy tính đường đạn và tầm nhìn ban đêm chủ động hồng ngoại cho phi hành đoàn. Thiết bị quan sát ban đêm khó lắp đặt trên xe, do những trở ngại trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên, việc phóng tên lửa dẫn đường qua nòng đã phải bỏ dở, do Trung Quốc không có loại tên lửa thích hợp. Điều này khiến nó phải lắp thêm 4 bệ phóng ở các mặt của tháp xe. Song đây không phải là vấn đề chính của “bản sao” T-64 lúc bấy giờ.
Các cuộc thử nghiệm sau đó đã chỉ ra rằng, tất cả các thành phần và cụm lắp ráp của xe tăng là không đáng tin cậy. Điều này đặc biệt ảnh hưởng tới hệ thống treo khí nén.
Trung Quốc sau đó phải từ bỏ phiên bản xe tăng WZ-122-1, và thậm chí giảm công suất động cơ trong phiên bản tiếp theo. Tuy nhiên, tất cả các cải tiến này đã không giúp ích. Phiên bản tiếp theo là WZ-122-2 vẫn "bệnh cũ tái phát", và đòi hỏi nhiều chi phí để chế tạo hơn.
Kết quả, xe tăng WZ-122, bản sao T-62 của Trung Quốc sau đó bị khai tử. Loại xe tăng này không bao giờ được đưa vào sản xuất và biên chế trong quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên từ những bài học này, quân đội Trung Quốc đã có rất nhiều kinh nghiệm, qua đó có thể phát huy trong các phiên bản xe tăng nội địa sau này. Nguồn ảnh: Sina.
Xe tăng T-62 của Liên Xô - mũi tên thép xuyên thủng mọi hàng phòng thủ của đối phương.