Trong những ngày qua, hình ảnh biểu dương sức mạnh quân sự của Iran được chú ý nhất sau khi Thiếu tướng Qassem Sulemani bị ám sát chính là các phi đội tiêm kích F-14 liên tục tuần tra trên bầu trời.Tuy nhiên chẳng những gây áp lực được với Mỹ và đồng minh mà điểm yếu lớn của không quân Iran lại bộc lộ rõ, khi chiến đấu cơ chủ lực của họ vẫn là loại Mỹ đã bán cho cách đây hơn 40 năm và đã rất lạc hậu.Cho dù thời gian gần đây Iran đã tiến hành một số nâng cấp cũng như tích hợp vũ khí mới cho những chiếc F-14 Tomcat này nhưng chúng vẫn bị đánh giá là thua xa khi đặt cạnh chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ và đồng minh.Tiêm kích F-14 của Iran có năng lực không chiến tầm xa khá hạn chế vì radar sử dụng công nghệ lạc hậu, tính năng chiến đấu tầm gần thậm chí còn tồi tệ hơn vì đây chưa bao giờ là điểm mạnh của kết cấu "cánh cụp cánh xòe".Bên cạnh F-14 Tomcat, không quân Iran còn đang vận hành phi đội tiêm kích F-4 Phantom II cùng với F-5 Tiger II, những máy bay này còn lạc hậu hơn rất nhiều.Ngoài ra, Iran còn vận hành một vài tiêm kích MiG-29 nhưng đây cũng là phiên bản Fulcrum đời đầu, sức mạnh thua xa MiG-29 thế hệ sau và dĩ nhiên không thể được coi là đối thủ của F-15/16 chứ chưa nói đến F-35.Trong quá khứ, không quân Iran đã có cơ hội vàng để gấp rút hiện đại hóa, đó là khi thỏa thuận hạt nhân được ký với nhóm P5+1, dẫn tới các lệnh trừng phạt chống Tehran bị dỡ bỏ.Trong khi lực lượng phòng không Iran đã nhanh chóng tiếp nhận những hệ thống S-300PMU-2 Favorit tối tân từ Nga thì không quân lại bỏ lỡ cơ hội cực kỳ đáng tiếc.Ban đầu, Tehran dự tính mua máy bay chiến đấu Mirage 2000 hiện đại từ Pháp, nhưng cuối cùng đã quyết định ngưng thương vụ do kết luận rằng họ quen thuộc hơn với trang thiết bị của Mỹ và Nga hơn.Iran khi đó, đặt niềm tin vào chiếc tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30SM của Nga, Tehran nhận thấy dòng chiến đấu cơ này đảm nhiệm tốt cả vai trò không chiến lẫn tấn công mặt đất - mặt biển.Với radar mảng pha quét thụ động N011M BARS có tầm trinh sát tối đa 400 km, phát hiện mục tiêu là tàu chiến cỡ lớn từ 250 km, tiêm kích Su-30SM sẽ giúp Iran chủ động hơn khi đối phó với kẻ địch.Ngoài ra, động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) AL-31FP được đặt lệch tạo trạng thái "giả 3D" cùng cặp cánh mũi giúp Su-30SM chiếm cả ưu thế trong không chiến quần vòng cự ly gần.Với tính năng ấn tượng của tiêm kích đa năng Su-30SM, tưởng như hợp đồng sắp được ký kết đến nơi thì lại bị hủy bỏ vì nguyên nhân khó tin, đó là Lực lượng Vệ binh Cách mạng cảm thấy "không thoải mái" khi quân đội chính quy tỏ ra có ưu thế trước họ.Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran là một lực lượng vũ trang độc lập, được xem như "nhà nước trong một nhà nước", bởi vậy đã có màn "đấu đá nội bộ" rất đáng trách.Do sự cố trên mà Iran đành phải hài lòng với những chiến đấu cơ sản xuất từ thập niên 1970, giờ đây khi nguy cơ chiến tranh trở nên rõ nét hơn bao giờ hết thì có lẽ họ mới cảm thấy hối hận vì hành động trong quá khứ.
Trong những ngày qua, hình ảnh biểu dương sức mạnh quân sự của Iran được chú ý nhất sau khi Thiếu tướng Qassem Sulemani bị ám sát chính là các phi đội tiêm kích F-14 liên tục tuần tra trên bầu trời.
Tuy nhiên chẳng những gây áp lực được với Mỹ và đồng minh mà điểm yếu lớn của không quân Iran lại bộc lộ rõ, khi chiến đấu cơ chủ lực của họ vẫn là loại Mỹ đã bán cho cách đây hơn 40 năm và đã rất lạc hậu.
Cho dù thời gian gần đây Iran đã tiến hành một số nâng cấp cũng như tích hợp vũ khí mới cho những chiếc F-14 Tomcat này nhưng chúng vẫn bị đánh giá là thua xa khi đặt cạnh chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ và đồng minh.
Tiêm kích F-14 của Iran có năng lực không chiến tầm xa khá hạn chế vì radar sử dụng công nghệ lạc hậu, tính năng chiến đấu tầm gần thậm chí còn tồi tệ hơn vì đây chưa bao giờ là điểm mạnh của kết cấu "cánh cụp cánh xòe".
Bên cạnh F-14 Tomcat, không quân Iran còn đang vận hành phi đội tiêm kích F-4 Phantom II cùng với F-5 Tiger II, những máy bay này còn lạc hậu hơn rất nhiều.
Ngoài ra, Iran còn vận hành một vài tiêm kích MiG-29 nhưng đây cũng là phiên bản Fulcrum đời đầu, sức mạnh thua xa MiG-29 thế hệ sau và dĩ nhiên không thể được coi là đối thủ của F-15/16 chứ chưa nói đến F-35.
Trong quá khứ, không quân Iran đã có cơ hội vàng để gấp rút hiện đại hóa, đó là khi thỏa thuận hạt nhân được ký với nhóm P5+1, dẫn tới các lệnh trừng phạt chống Tehran bị dỡ bỏ.
Trong khi lực lượng phòng không Iran đã nhanh chóng tiếp nhận những hệ thống S-300PMU-2 Favorit tối tân từ Nga thì không quân lại bỏ lỡ cơ hội cực kỳ đáng tiếc.
Ban đầu, Tehran dự tính mua máy bay chiến đấu Mirage 2000 hiện đại từ Pháp, nhưng cuối cùng đã quyết định ngưng thương vụ do kết luận rằng họ quen thuộc hơn với trang thiết bị của Mỹ và Nga hơn.
Iran khi đó, đặt niềm tin vào chiếc tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30SM của Nga, Tehran nhận thấy dòng chiến đấu cơ này đảm nhiệm tốt cả vai trò không chiến lẫn tấn công mặt đất - mặt biển.
Với radar mảng pha quét thụ động N011M BARS có tầm trinh sát tối đa 400 km, phát hiện mục tiêu là tàu chiến cỡ lớn từ 250 km, tiêm kích Su-30SM sẽ giúp Iran chủ động hơn khi đối phó với kẻ địch.
Ngoài ra, động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) AL-31FP được đặt lệch tạo trạng thái "giả 3D" cùng cặp cánh mũi giúp Su-30SM chiếm cả ưu thế trong không chiến quần vòng cự ly gần.
Với tính năng ấn tượng của tiêm kích đa năng Su-30SM, tưởng như hợp đồng sắp được ký kết đến nơi thì lại bị hủy bỏ vì nguyên nhân khó tin, đó là Lực lượng Vệ binh Cách mạng cảm thấy "không thoải mái" khi quân đội chính quy tỏ ra có ưu thế trước họ.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran là một lực lượng vũ trang độc lập, được xem như "nhà nước trong một nhà nước", bởi vậy đã có màn "đấu đá nội bộ" rất đáng trách.
Do sự cố trên mà Iran đành phải hài lòng với những chiến đấu cơ sản xuất từ thập niên 1970, giờ đây khi nguy cơ chiến tranh trở nên rõ nét hơn bao giờ hết thì có lẽ họ mới cảm thấy hối hận vì hành động trong quá khứ.