Theo Avia-pro, khi tình hình tranh chấp quần đảo Kuril với Nhật Bản trở nên căng thẳng, Nga đã bắt đầu triển khai một hệ thống tác chiến điện tử (EW) hiện đại và mạnh mẽ để sẵn sàng đối phó với nguy cơ.Sự hiện diện của hệ thống áp chế điện tử này ngay lập tức khiến Nhật Bản cảm thấy lo lắng, bởi vì có nguy cơ khí tài trên đủ sức can thiệp vào hoạt động của thiết bị quân sự của họ.Trang Avia-pro tiết lộ, tổ hợp áp chế điện tử RB-341V Leer-3 và máy bay không người lái trinh sát Orlan-10 được bố trí trên đảo Iturup và Kunashir, cho phép Nga không chỉ theo dõi tình hình mà còn gây nhiễu liên lạc nếu cần.Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản nói thêm: “Trong biên chế của Sư đoàn 18 đóng quân trên đảo Iturup và Kunashir, các hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới nhất Leer-3 đã đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu"."Khí tài này được thiết kế không chỉ cho tác chiến mà đảm nhiệm cả vai trò tình báo điện tử. Ngoài ra các UAV bố trí trên đảo có thể được sử dụng kết hợp với những khí tài trinh sát mặt đất"."Ngay cả quân đội Mỹ cũng không có phương tiện tác chiến và trinh sát điện tử lợi hại như vậy, khi chúng thậm chí có thể ghi lại tín hiệu từ điện thoại di động, ngay lập tức tiến hành chỉ thị mục tiêu"."Tổ hợp tác chiến điện tử của Nga có thể làm gián đoạn hoạt động của các mạng di động tiên tiến với mức độ bảo vệ cao. Ngay cả những hệ thống thông tin liên lạc mới nhất của Nhật Bản cũng gặp rủi ro, chỉ quân đội Nga mới sở hữu khí tài như vậy".Báo chí Nga cho rằng, việc Nhật Bản tỏ ra lo ngại là dễ hiểu vì các hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ của Nga là có một không hai, việc chống lại chúng bằng bất kỳ phương tiện nào là hoàn toàn vô ích.Theo giới thiệu tổ hợp Leer-3 bao gồm thiết bị lắp trên 1 xe tải KamAZ và 2 - 3 UAV Orlan-10 với kíp điều khiển 4 người. Hệ thống này chuyên về mạng GSM, có thể xác định chính xác mục tiêu thông qua UAV Orlan-10.Máy bay không người lái Orlan-10 có tầm hoạt động 120 km, thời gian làm việc trên không 10 giờ, trần bay 5 km, tốc độ tối đa 150 km/h, vận tốc hành trình 80 km/h.Chiếc Orlan-10 có thể mang nhiều loại khí tài khác nhau, tùy thuộc vào nhiệm vụ cụ thể mà nó có thể thực hiện các hành động bao gồm:Ngăn chặn liên lạc di động, mô phỏng hoạt động của một trạm gốc di động trong phạm vi GSM 900, 1800, 2000, 2500 và gửi tin nhắn giả, phát hiện điện thoại, máy tính bảng...Tiến hành trinh sát, vẽ sơ đồ vị trí các điểm thuê bao trên bản đồ số, truyền dữ liệu về vị trí các điểm thuê bao cho các khẩu đội pháo binh để xuất kích.Nga đã thử nghiệm tổ hợp RB-341V Leer-3 trong điều kiện chiến đấu tại Syria và Karabakh, nơi nó khẳng định được đầy đủ các đặc tính của mình.Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng báo chí Nga đang nói quá về khả năng của Leer-3, nhất là đối với một cường quốc công nghệ thông tin và điện tử như Nhật Bản thì khí tài của Moskva chẳng có gì đặc biệt.
Theo Avia-pro, khi tình hình tranh chấp quần đảo Kuril với Nhật Bản trở nên căng thẳng, Nga đã bắt đầu triển khai một hệ thống tác chiến điện tử (EW) hiện đại và mạnh mẽ để sẵn sàng đối phó với nguy cơ.
Sự hiện diện của hệ thống áp chế điện tử này ngay lập tức khiến Nhật Bản cảm thấy lo lắng, bởi vì có nguy cơ khí tài trên đủ sức can thiệp vào hoạt động của thiết bị quân sự của họ.
Trang Avia-pro tiết lộ, tổ hợp áp chế điện tử RB-341V Leer-3 và máy bay không người lái trinh sát Orlan-10 được bố trí trên đảo Iturup và Kunashir, cho phép Nga không chỉ theo dõi tình hình mà còn gây nhiễu liên lạc nếu cần.
Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản nói thêm: “Trong biên chế của Sư đoàn 18 đóng quân trên đảo Iturup và Kunashir, các hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới nhất Leer-3 đã đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu".
"Khí tài này được thiết kế không chỉ cho tác chiến mà đảm nhiệm cả vai trò tình báo điện tử. Ngoài ra các UAV bố trí trên đảo có thể được sử dụng kết hợp với những khí tài trinh sát mặt đất".
"Ngay cả quân đội Mỹ cũng không có phương tiện tác chiến và trinh sát điện tử lợi hại như vậy, khi chúng thậm chí có thể ghi lại tín hiệu từ điện thoại di động, ngay lập tức tiến hành chỉ thị mục tiêu".
"Tổ hợp tác chiến điện tử của Nga có thể làm gián đoạn hoạt động của các mạng di động tiên tiến với mức độ bảo vệ cao. Ngay cả những hệ thống thông tin liên lạc mới nhất của Nhật Bản cũng gặp rủi ro, chỉ quân đội Nga mới sở hữu khí tài như vậy".
Báo chí Nga cho rằng, việc Nhật Bản tỏ ra lo ngại là dễ hiểu vì các hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ của Nga là có một không hai, việc chống lại chúng bằng bất kỳ phương tiện nào là hoàn toàn vô ích.
Theo giới thiệu tổ hợp Leer-3 bao gồm thiết bị lắp trên 1 xe tải KamAZ và 2 - 3 UAV Orlan-10 với kíp điều khiển 4 người. Hệ thống này chuyên về mạng GSM, có thể xác định chính xác mục tiêu thông qua UAV Orlan-10.
Máy bay không người lái Orlan-10 có tầm hoạt động 120 km, thời gian làm việc trên không 10 giờ, trần bay 5 km, tốc độ tối đa 150 km/h, vận tốc hành trình 80 km/h.
Chiếc Orlan-10 có thể mang nhiều loại khí tài khác nhau, tùy thuộc vào nhiệm vụ cụ thể mà nó có thể thực hiện các hành động bao gồm:
Ngăn chặn liên lạc di động, mô phỏng hoạt động của một trạm gốc di động trong phạm vi GSM 900, 1800, 2000, 2500 và gửi tin nhắn giả, phát hiện điện thoại, máy tính bảng...
Tiến hành trinh sát, vẽ sơ đồ vị trí các điểm thuê bao trên bản đồ số, truyền dữ liệu về vị trí các điểm thuê bao cho các khẩu đội pháo binh để xuất kích.
Nga đã thử nghiệm tổ hợp RB-341V Leer-3 trong điều kiện chiến đấu tại Syria và Karabakh, nơi nó khẳng định được đầy đủ các đặc tính của mình.
Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng báo chí Nga đang nói quá về khả năng của Leer-3, nhất là đối với một cường quốc công nghệ thông tin và điện tử như Nhật Bản thì khí tài của Moskva chẳng có gì đặc biệt.