Tối 14/8 theo giờ Việt Nam, từ thủ đô Mátxcơva, đại diện Bộ Quốc phòng Nga phát đi bản thông báo chính thức, thông tin về chuyến bay của hai máy bay ném bom tầm xa chiến lược mang theo tên lửa TU-95MS của nước này qua không phận biển Na Uy, biển Barents và biển Bắc đã được thực hiện theo đúng lịch trình. Ảnh: Mikhail Japaridze - TASS."Hai máy bay ném bom chiến lược TU-95MS, thuộc biên chế của lực lượng Không quân Nga đã thực hiện một chuyến bay tầm xa mang tên lửa, theo đúng lịch trình trên không phận thuộc vùng biển Na Uy, Biển Barents và biển Bắc", đây là nội dung chính được tuyên bố trong bản thông báo của Bộ Quốc phòng Nga. Ảnh: Anton Denisov - RIA.Chuyến bay của hai chiếc TU-95MS với mục đích huấn luyện, kéo dài suốt hơn 10 tiếng đồng hồ. Trong một vài thời điểm suốt hành trình bay, "máy bay ném bom tầm xa đã gặp tiêm kích chiến đấu F-16 của Không quân Na Uy", bản thông cáo viết rõ. Ảnh: Gung Ho - Youtube."Lực lượng Không quân Nga vẫn thường xuyên thực hiện các chuyến bay trên vùng lãnh hải quốc tế ở Bắc Cực, Đại Tây Dương, Biển Đen và Biển Baltic và Thái Bình Dương, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc sử dụng không phận quốc tế", Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh. Ảnh: Marina Lystseva - TASS.Trước đó, vào ngày 12/8, các hãng thông tấn báo chí của Nga đồng loạt đưa tin hai máy bay ném bom chiến lược của Không quân nước này đã thực hiện hành trình bay tầm xa, qua các vùng biển Na Uy, biển Barents và biển Bắc, nhưng không thông tin cụ thể về chuyến bay. Ảnh:Mikhail Japaridze - TASS.Phiên bản đầu tiên của TU-95 được Liên Xô chế tạo và thử nghiệm năm 1952, đưa vào biên chế hàng loạt từ năm 1956. Hiện các máy bay TU-95MS vẫn đang hoạt động tích cực trong biên chế quân đội Nga và được dự đoán sẽ duy trì hoạt động tới tận năm 2040. Nó được coi là loại máy bay ném bom thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất trong quân đội Nga. Ảnh: Mikhail Tereshchenko - TASS.Là một máy bay ném bom chiến lược tầm xa, TU-95MS có chiều dài 49,5m với sải cánh 51,1m và cần tới ê-kíp 7 người điều khiển, trong đó có 2 phi công, một pháo thủ đuôi và 4 người khác. Được trang bị 4 động cơ cánh quạt Kuznetsov, tầm bay của Tu-95MS lên tới 15.000 km, trần bay 12.000 m, với tốc độ tối đa 925 km/h. Ảnh: Marina Lystseva.Với đặc điểm thân dài rộng, dễ hoán cải, nên TU-95 có rất nhiều biến thể. Bản thử nghiệm TU-95K có thể thả một chiếc máy bay phản lực MiG-19 SM-20 từ trên không. TU-95RTs và TU-95MR trong biên chế Hải quân Nga chuyên dùng để trinh sát. TU-142/TU-142M ban đầu thực hiện tuần tra biển, sau đó lại hoạt động như máy bay chống tàu ngầm. Các phiên bản mới nhất là TU-95MS/TU-95MS6/TU-95MS16, được dùng để triển khai tên lửa hành trình Kh-55. Ảnh: Twitter.com.Thậm chí, TU-95 còn có một biến thể chở khách mang tên TU-114. Với sức chứa từ 120 tới 220 hành khách, TU-114 là máy bay dân dụng lớn nhất thập niên 1950. Dù chỉ là máy bay trang bị động cơ cánh quạt, nhưng sức mạnh của TU-114 gần tương đương tốc độ của các máy bay động cơ phản lực, khiến các nước phương Tây phải ngỡ ngàng. Ảnh: Bernhard Gröhl.
TU-95 được xem như là đối thủ không đội trời chung với pháo đài bay B-52 của Không lực Hoa Kỳ. Thậm chí, TU-95 còn bền bỉ và vượt trội hơn B-52 nhiều. Tính đến năm 2018, chỉ có 13 chiếc bị mất do tai nạn, chiếm 2,6% trong số trên 500 chiếc TU-95 được chế tạo.Video Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS: Quái vật thép của Nga - Nguồn: Phu Dong@Youtube
Tối 14/8 theo giờ Việt Nam, từ thủ đô Mátxcơva, đại diện Bộ Quốc phòng Nga phát đi bản thông báo chính thức, thông tin về chuyến bay của hai máy bay ném bom tầm xa chiến lược mang theo tên lửa TU-95MS của nước này qua không phận biển Na Uy, biển Barents và biển Bắc đã được thực hiện theo đúng lịch trình. Ảnh: Mikhail Japaridze - TASS.
"Hai máy bay ném bom chiến lược TU-95MS, thuộc biên chế của lực lượng Không quân Nga đã thực hiện một chuyến bay tầm xa mang tên lửa, theo đúng lịch trình trên không phận thuộc vùng biển Na Uy, Biển Barents và biển Bắc", đây là nội dung chính được tuyên bố trong bản thông báo của Bộ Quốc phòng Nga. Ảnh: Anton Denisov - RIA.
Chuyến bay của hai chiếc TU-95MS với mục đích huấn luyện, kéo dài suốt hơn 10 tiếng đồng hồ. Trong một vài thời điểm suốt hành trình bay, "máy bay ném bom tầm xa đã gặp tiêm kích chiến đấu F-16 của Không quân Na Uy", bản thông cáo viết rõ. Ảnh: Gung Ho - Youtube.
"Lực lượng Không quân Nga vẫn thường xuyên thực hiện các chuyến bay trên vùng lãnh hải quốc tế ở Bắc Cực, Đại Tây Dương, Biển Đen và Biển Baltic và Thái Bình Dương, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc sử dụng không phận quốc tế", Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh. Ảnh: Marina Lystseva - TASS.
Trước đó, vào ngày 12/8, các hãng thông tấn báo chí của Nga đồng loạt đưa tin hai máy bay ném bom chiến lược của Không quân nước này đã thực hiện hành trình bay tầm xa, qua các vùng biển Na Uy, biển Barents và biển Bắc, nhưng không thông tin cụ thể về chuyến bay. Ảnh:Mikhail Japaridze - TASS.
Phiên bản đầu tiên của TU-95 được Liên Xô chế tạo và thử nghiệm năm 1952, đưa vào biên chế hàng loạt từ năm 1956. Hiện các máy bay TU-95MS vẫn đang hoạt động tích cực trong biên chế quân đội Nga và được dự đoán sẽ duy trì hoạt động tới tận năm 2040. Nó được coi là loại máy bay ném bom thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất trong quân đội Nga. Ảnh: Mikhail Tereshchenko - TASS.
Là một máy bay ném bom chiến lược tầm xa, TU-95MS có chiều dài 49,5m với sải cánh 51,1m và cần tới ê-kíp 7 người điều khiển, trong đó có 2 phi công, một pháo thủ đuôi và 4 người khác. Được trang bị 4 động cơ cánh quạt Kuznetsov, tầm bay của Tu-95MS lên tới 15.000 km, trần bay 12.000 m, với tốc độ tối đa 925 km/h. Ảnh: Marina Lystseva.
Với đặc điểm thân dài rộng, dễ hoán cải, nên TU-95 có rất nhiều biến thể. Bản thử nghiệm TU-95K có thể thả một chiếc máy bay phản lực MiG-19 SM-20 từ trên không. TU-95RTs và TU-95MR trong biên chế Hải quân Nga chuyên dùng để trinh sát. TU-142/TU-142M ban đầu thực hiện tuần tra biển, sau đó lại hoạt động như máy bay chống tàu ngầm. Các phiên bản mới nhất là TU-95MS/TU-95MS6/TU-95MS16, được dùng để triển khai tên lửa hành trình Kh-55. Ảnh: Twitter.com.
Thậm chí, TU-95 còn có một biến thể chở khách mang tên TU-114. Với sức chứa từ 120 tới 220 hành khách, TU-114 là máy bay dân dụng lớn nhất thập niên 1950. Dù chỉ là máy bay trang bị động cơ cánh quạt, nhưng sức mạnh của TU-114 gần tương đương tốc độ của các máy bay động cơ phản lực, khiến các nước phương Tây phải ngỡ ngàng. Ảnh: Bernhard Gröhl.
TU-95 được xem như là đối thủ không đội trời chung với pháo đài bay B-52 của Không lực Hoa Kỳ. Thậm chí, TU-95 còn bền bỉ và vượt trội hơn B-52 nhiều. Tính đến năm 2018, chỉ có 13 chiếc bị mất do tai nạn, chiếm 2,6% trong số trên 500 chiếc TU-95 được chế tạo.
Video Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS: Quái vật thép của Nga - Nguồn: Phu Dong@Youtube