Tổng thống Putin từng nói rõ, không một cường quốc ngoài khu vực nào (kể cả Nga), phải đóng bất kỳ vai trò nào, trong việc giảm căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc; vì “cả Thủ tướng Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đều là những nhà lãnh đạo có trách nhiệm”.Những khẳng định này làm rõ một điều, dù rằng quan hệ Trung-Nga ngày càng phát triển trong những năm gần đây, nhưng không có nghĩa là Moscow sẽ từ bỏ New Delhi, để làm hài lòng Bắc Kinh, đối tác “quan trọng hơn” của họ.Không chỉ Ấn Độ và Nga tiếp tục cần nhau, mà Moscow cũng chia sẻ với New Delhi những khó khăn nhất định trong lịch sử, trước một Trung Quốc đang muốn làm “lãnh đạo thế giới”. Hiện nay Nga ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, thương mại và đầu tư; gấp nhiều lần so với Ấn Độ.Bất chấp việc Ấn Độ đa dạng hóa các hoạt động mua sắm quân sự, nhất là từ các quốc gia phương Tây, trên thực tế, hơn 60% vũ khí mà lực lượng vũ trang Ấn Độ, được trang bị là từ Nga. Ấn Độ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Nga, trong việc sản xuất vũ khí.Ấn Độ và Nga đang hợp tác sản xuất hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos; Nga cấp phép sản xuất máy bay chiến đấu Su-30 và xe tăng T-90 ở Ấn Độ. Ấn Độ đang mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Nhiều vũ khí hiện đại mà Trung Quốc mua của Nga, thì cũng có trong biên chế Quân đội Ấn Độ.Trong lịch sử của mối quan hệ quân sự Ấn Độ-Nga luôn có sự tin tưởng lẫn nhau; thậm chí Nga đã bán cho Ấn Độ những vũ khí không chỉ mới nhất, mà còn cả những vũ khí còn không được đưa vào biên chế trong các lực lượng vũ trang Nga.Trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, sự tin tưởng của Nga giành cho Trung Quốc không cao, vì Trung Quốc đang sản xuất vũ khí, bằng cách sao chép không phép, các sản phẩm của Nga và xuất khẩu chúng ra thị trường quốc tế.Câu hỏi đặt ra là tại sao Ấn Độ luôn là đồng minh của Nga tốt hơn Trung Quốc? Có ba lý do để giải thích đó là, thứ nhất Nga có đường biên giới dài với Trung Quốc và một lịch sử lâu dài về các mối quan hệ phức tạp và gay gắt.Thứ hai, Nga không cảm thấy “thoải mái” với các hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc ở Trung Á, nơi mà Moscow luôn coi là thuộc phạm vi lợi ích sống còn của mình.Thứ ba, lịch sử quan hệ Trung Quốc-Nga luôn không có sự tin tưởng cho một mối quan hệ lâu dài trong tương lai. Trên thực tế, đã ba lần Trung Quốc thành lập liên minh với Nga, đó là vào thời nhà Thanh, Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; nhưng đều không tồn tại được lâu.Vào tháng 6/1896, Trung Quốc và Nga đã ký Hiệp ước Li-Lobanov tại Moscow, còn được gọi là Hiệp ước Bí mật Trung-Nga. Đó là sau khi Trung Quốc thua Nhật Bản, trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894.Ý tưởng là một biện pháp phòng thủ chung chống lại Nhật Bản. Sau thất bại năm 1894, ngoài việc phải bồi thường nặng nề, Trung Quốc đã phải nhượng bán đảo Liêu Ninh, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ (Pescadores) cho Nhật Bản.Nhưng liên minh này chỉ là ảo tưởng, khi vào năm 1898, Nga buộc chính phủ nhà Thanh thuê cảng Arthur. Năm 1900, sau cuộc nổi dậy của nhân dân vùng Đông Bắc Trung Quốc, Nga đã cử binh lính chiếm toàn bộ Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc) và thậm chí còn tham gia vào cuộc tấn công vào Bắc Kinh.Liên minh Nga-Trung được xây dựng một lần nữa vào ngày 14/8/1945, khi chính quyền Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch và Liên Xô đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Liên minh Trung-Xô, trong cuộc chiến chống quân đội phát xít Nhật Bản.Mục tiêu của Tưởng Giới Thạch đó là ngăn chặn Liên Xô ở lại Mông Cổ, sau khi Quân đội Thiên Hoàng của Nhật Bản bị đánh bại. Thậm chí Tưởng Giới Thạch còn hy vọng, Liên Xô sẽ hỗ trợ Quốc dân Đảng trong cuộc chiến chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc.Nhưng điều đó đã không xảy ra; Matxcơva giải thích Hiệp ước theo cách khác và đảm bảo sự độc lập của Mông Cổ và các quyền thương mại của Liên Xô ở Mãn Châu, cũng như quyền sở hữu và hoạt động chung của Đường sắt phía Đông Trung Quốc.Sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập, Moscow và Bắc Kinh đã ký Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ Trung-Xô vào tháng 2/1950. Theo Hiệp ước, nếu một trong hai nước bị nước khác tấn công, thì quốc gia kia sẽ sử dụng mọi nguồn lực của mình, để cung cấp quân sự và viện trợ khác.Mặc dù đây là một hiệp ước toàn diện, khi đụng chạm đến các lợi ích chính trị, kinh tế, an ninh, ngoại giao và ý thức hệ; nhưng những rạn nứt đã diễn ra sau 10 năm và vào năm 1969, hai bên xảy ra xung đột về tranh chấp lãnh thổ.Rõ ràng là từ những ví dụ trên, mỗi khi liên minh giữa Moscow và Bắc Kinh bắt đầu với nhiều hy vọng, nhưng lại kết thúc với những điều kiện tồi tệ. Trên thực tế, người Nga hiếm khi tin tưởng người Trung Quốc.Tuy nhiên trong những năm vừa qua, do lệnh trừng phạt của phương Tây, khiến Nga gặp nhiều khó khăn; cùng với đó là do đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga, nên Nga dường như đã phải quay sang Trung Quốc.Mặc dù vậy, Nga luôn “cảnh giác sự thân thiện” trong mối quan hệ với Bắc Kinh; như vậy, trong suy nghĩ và hành động, Nga vẫn không thực sự tin tưởng Trung Quốc. Đó là lý do tại sao Trung Quốc phẫn nộ, khi Ấn Độ được Nga “yêu” hơn Trung Quốc, ít nhất là trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Nguồn ảnh: Pinterest. Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 hiện đại bậc nhất thế giới - thứ vũ khí xuất khẩu cực kỳ đắt đỏ của Nga, đã có mặt trong biên chế Quân đội Trung Quốc, Nguồn: PTA.
Tổng thống Putin từng nói rõ, không một cường quốc ngoài khu vực nào (kể cả Nga), phải đóng bất kỳ vai trò nào, trong việc giảm căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc; vì “cả Thủ tướng Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đều là những nhà lãnh đạo có trách nhiệm”.
Những khẳng định này làm rõ một điều, dù rằng quan hệ Trung-Nga ngày càng phát triển trong những năm gần đây, nhưng không có nghĩa là Moscow sẽ từ bỏ New Delhi, để làm hài lòng Bắc Kinh, đối tác “quan trọng hơn” của họ.
Không chỉ Ấn Độ và Nga tiếp tục cần nhau, mà Moscow cũng chia sẻ với New Delhi những khó khăn nhất định trong lịch sử, trước một Trung Quốc đang muốn làm “lãnh đạo thế giới”. Hiện nay Nga ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, thương mại và đầu tư; gấp nhiều lần so với Ấn Độ.
Bất chấp việc Ấn Độ đa dạng hóa các hoạt động mua sắm quân sự, nhất là từ các quốc gia phương Tây, trên thực tế, hơn 60% vũ khí mà lực lượng vũ trang Ấn Độ, được trang bị là từ Nga. Ấn Độ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Nga, trong việc sản xuất vũ khí.
Ấn Độ và Nga đang hợp tác sản xuất hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos; Nga cấp phép sản xuất máy bay chiến đấu Su-30 và xe tăng T-90 ở Ấn Độ. Ấn Độ đang mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Nhiều vũ khí hiện đại mà Trung Quốc mua của Nga, thì cũng có trong biên chế Quân đội Ấn Độ.
Trong lịch sử của mối quan hệ quân sự Ấn Độ-Nga luôn có sự tin tưởng lẫn nhau; thậm chí Nga đã bán cho Ấn Độ những vũ khí không chỉ mới nhất, mà còn cả những vũ khí còn không được đưa vào biên chế trong các lực lượng vũ trang Nga.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, sự tin tưởng của Nga giành cho Trung Quốc không cao, vì Trung Quốc đang sản xuất vũ khí, bằng cách sao chép không phép, các sản phẩm của Nga và xuất khẩu chúng ra thị trường quốc tế.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Ấn Độ luôn là đồng minh của Nga tốt hơn Trung Quốc? Có ba lý do để giải thích đó là, thứ nhất Nga có đường biên giới dài với Trung Quốc và một lịch sử lâu dài về các mối quan hệ phức tạp và gay gắt.
Thứ hai, Nga không cảm thấy “thoải mái” với các hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc ở Trung Á, nơi mà Moscow luôn coi là thuộc phạm vi lợi ích sống còn của mình.
Thứ ba, lịch sử quan hệ Trung Quốc-Nga luôn không có sự tin tưởng cho một mối quan hệ lâu dài trong tương lai. Trên thực tế, đã ba lần Trung Quốc thành lập liên minh với Nga, đó là vào thời nhà Thanh, Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; nhưng đều không tồn tại được lâu.
Vào tháng 6/1896, Trung Quốc và Nga đã ký Hiệp ước Li-Lobanov tại Moscow, còn được gọi là Hiệp ước Bí mật Trung-Nga. Đó là sau khi Trung Quốc thua Nhật Bản, trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894.
Ý tưởng là một biện pháp phòng thủ chung chống lại Nhật Bản. Sau thất bại năm 1894, ngoài việc phải bồi thường nặng nề, Trung Quốc đã phải nhượng bán đảo Liêu Ninh, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ (Pescadores) cho Nhật Bản.
Nhưng liên minh này chỉ là ảo tưởng, khi vào năm 1898, Nga buộc chính phủ nhà Thanh thuê cảng Arthur. Năm 1900, sau cuộc nổi dậy của nhân dân vùng Đông Bắc Trung Quốc, Nga đã cử binh lính chiếm toàn bộ Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc) và thậm chí còn tham gia vào cuộc tấn công vào Bắc Kinh.
Liên minh Nga-Trung được xây dựng một lần nữa vào ngày 14/8/1945, khi chính quyền Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch và Liên Xô đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Liên minh Trung-Xô, trong cuộc chiến chống quân đội phát xít Nhật Bản.
Mục tiêu của Tưởng Giới Thạch đó là ngăn chặn Liên Xô ở lại Mông Cổ, sau khi Quân đội Thiên Hoàng của Nhật Bản bị đánh bại. Thậm chí Tưởng Giới Thạch còn hy vọng, Liên Xô sẽ hỗ trợ Quốc dân Đảng trong cuộc chiến chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhưng điều đó đã không xảy ra; Matxcơva giải thích Hiệp ước theo cách khác và đảm bảo sự độc lập của Mông Cổ và các quyền thương mại của Liên Xô ở Mãn Châu, cũng như quyền sở hữu và hoạt động chung của Đường sắt phía Đông Trung Quốc.
Sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập, Moscow và Bắc Kinh đã ký Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ Trung-Xô vào tháng 2/1950. Theo Hiệp ước, nếu một trong hai nước bị nước khác tấn công, thì quốc gia kia sẽ sử dụng mọi nguồn lực của mình, để cung cấp quân sự và viện trợ khác.
Mặc dù đây là một hiệp ước toàn diện, khi đụng chạm đến các lợi ích chính trị, kinh tế, an ninh, ngoại giao và ý thức hệ; nhưng những rạn nứt đã diễn ra sau 10 năm và vào năm 1969, hai bên xảy ra xung đột về tranh chấp lãnh thổ.
Rõ ràng là từ những ví dụ trên, mỗi khi liên minh giữa Moscow và Bắc Kinh bắt đầu với nhiều hy vọng, nhưng lại kết thúc với những điều kiện tồi tệ. Trên thực tế, người Nga hiếm khi tin tưởng người Trung Quốc.
Tuy nhiên trong những năm vừa qua, do lệnh trừng phạt của phương Tây, khiến Nga gặp nhiều khó khăn; cùng với đó là do đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga, nên Nga dường như đã phải quay sang Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Nga luôn “cảnh giác sự thân thiện” trong mối quan hệ với Bắc Kinh; như vậy, trong suy nghĩ và hành động, Nga vẫn không thực sự tin tưởng Trung Quốc. Đó là lý do tại sao Trung Quốc phẫn nộ, khi Ấn Độ được Nga “yêu” hơn Trung Quốc, ít nhất là trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 hiện đại bậc nhất thế giới - thứ vũ khí xuất khẩu cực kỳ đắt đỏ của Nga, đã có mặt trong biên chế Quân đội Trung Quốc, Nguồn: PTA.