Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 hiện đang hoạt động, hay còn gọi là phiên bản J-20A, được đưa vào biên chế Không quân Trung Quốc năm 2017. Đã có khoảng 50 chiếc J-20A được sản xuất, Trung Quốc coi đây chỉ là phiên bản chuyển tiếp, dùng cho mục đích huấn luyện và rút kinh nghiệm cho loạt lớn về sau. Ảnh:Thông tin chụp từ trang web "Forbes" của Mỹ.Sau ba năm sử dụng, Không quân Trung Quốc có nhiều đề xuất để cải tiến J-20; phiên bản thứ hai của J-20 là tiêm kích J-20B đã bước vào sản xuất loạt với những tính năng được nâng cao hơn; có thể Trung Quốc sẽ sản xuất từ 100 đến 200 chiếc J-20B, đủ để đáp ứng nhu cầu của Không quân Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: SinaTheo thông tin, Chengdu đã thiết lập bốn dây chuyền sản xuất và mỗi dây chuyền có thể sản xuất một chiếc J-20B một tháng (4 chiếc/ tháng). J-20B sẽ tiếp tục sử dụng động cơ phản lực cánh quạt AL-31F M2 được nhập khẩu từ Nga, chứ không phải loại động cơ WS-15 trong nước mà Trung Quốc đang phát triển. Ảnh: Động cơ AL-31F MiG-29 của Nga. Nguồn: Wikipedia.Động cơ vectơ lực đẩy (TVC) là thay đổi lực đẩy bằng cách xoay vòi phun phản lực của động cơ, máy bay chiến đấu như F-22 của Mỹ và Su-35S của Nga có thể tạo ra các đòn tấn công ở các góc tấn công rất lớn. Tính năng này cho phép phi công tránh được tên lửa hoặc có được vị trí thuận lợi hơn trong chiến đấu trên không. Ảnh: Động cơ máy bay chiến đấu Su-35 của Nga trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 - Nguồn: SinaNếu máy bay chiến đấu J-20B thực sự được trang bị động cơ sử dụng vòi phun vector lực đẩy, sẽ giúp nâng tầm máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc. Hiện nay số máy bay chiến đấu có hệ thống điều khiển vòi phun vector trên thế giới bao gồm F-22, F-35 của Mỹ, Su-35 và Su-57 của Nga, J-20B của Trung Quốc. Ảnh: Động cơ vecto lực đẩy trên Su-35 - Nguồn: Nguồn: Wikipedia.Vào tháng 12/2016, Trung Quốc và Nga đã đạt được thỏa thuận nhập khẩu 24 máy bay chiến đấu Su-35. Giới quân sự cho rằng, mục đích chính của đơn đặt hàng này là mua máy bay chiến đấu có động cơ sử dụng vòi phun vector lực đẩy cho các kỹ thuật viên Trung Quốc nghiên cứu mà thôi. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Nguồn: Wikipedia.Đúng như dự đoán, vào năm 2018, một máy bay chiến đấu J-10C được trang bị vòi vectơ lực đẩy đã thực hiện một chuyến bay tại Triển lãm hàng không Chu Hải, cho thấy công nghệ "sao chép quá giỏi" của Trung Quốc trong lĩnh vực này. Ảnh: Chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc - Nguồn: SinaBan đầu giới phân tích quân sự đánh giá về khả năng cơ động của J-20 là không đủ cho yêu cầu một máy bay đánh chặn chiếm ưu thế trên không; đến J-20B sử dụng động cơ có vòi phun vectơ lực đẩy, điều này cho thấy Không quân Trung Quốc thực sự muốn tăng cường khả năng cơ động của J-20. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: SinaCần lưu ý rằng radar mảng pha, tên lửa tầm xa và khả năng tàng hình vẫn là những lợi thế chính của J-20 trong không chiến. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: SinaMột máy bay chiến đấu tàn hình chiếm ưu thế trên không lý tưởng, cần có khả năng duy trì ưu thế của mình trong phạm vi có thể nhìn thấy; đặc biệt là khi đối mặt với máy bay chiến đấu tàng hình của đối phương. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: SinaVì vậy, nếu J-20 muốn cải thiện hơn nữa hiệu suất của nó, nó cần được thay thế bằng động cơ phản lực WS-15 do Trung Quốc sản xuất với lực đẩy lớn hơn động cơ AL-31F M2 do Nga sản xuất; đồng thời giúp Trung Quốc không phải phụ thuộc vào động cơ của Nga. Ảnh: Động cơ AL-31F MiG-29. Nguồn: Wikipedia.Trước đây, đã có báo cáo rằng, việc nghiên cứu và phát triển động cơ WS-15 là "khá trơn tru" và nó có thể sẵn sàng đưa vào trang bị trong vòng "một đến hai năm". Theo tính toán, giai đoạn động cơ WS-15 hoàn thiện, là thời điểm J-20B sẽ bước vào sản xuất loạt và sẽ được trang bị chính động cơ cho Trung Quốc chế tạo. Ảnh: Động cơ WS-15 của Trung Quốc - Nguồn: Sina.Tuy nhiên ước tính đó có vẻ như một ước tính sai; phiên bản thứ hai của J-20 vẫn phải sử dụng động cơ lực đẩy thấp hơn, thay vì động cơ WS-15 đầy kỳ vọng; điều này khẳng định, việc sản xuất "trái tim" của J-20 vẫn giậm chân tại chỗ, và "Niềm tự hào" của Trung Quốc vẫn phải bay bằng "trái tim" của Nga. Ảnh: Một chiếc J-20 thử nghiệm một bên bằng động cơ WS-15 (phải) - Nguồn: Sina.Bỏ qua về động cơ, thì việc sản xuất J-20B cho thấy chiến đấu cơ tàng hình J-20 đang ngày càng hoàn thiện, và J-20B sẽ được sử dụng như một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, có khả năng đối đầu với những chiến đấu hiện đại của Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: SinaViệc Trung Quốc tiến hành "sản xuất loạt" J-20B cho thấy, Trung Quốc đang chạy đua, nhằm vượt các đối thủ về không quân như Ấn Độ hay Nhật Bản và cố gắng thu hẹp khoảng cách với Mỹ; như vậy các quốc gia khác phải đối mặt với những thách thức mới trong cuộc đối đầu trên không với Trung Quốc. Ảnh: Trong tương lai, rất có thể J-20 sẽ đối đầu F-35. Video Tiêm kích tàng hình F-3 của Nhật Bản - Nguồn: QPVN
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 hiện đang hoạt động, hay còn gọi là phiên bản J-20A, được đưa vào biên chế Không quân Trung Quốc năm 2017. Đã có khoảng 50 chiếc J-20A được sản xuất, Trung Quốc coi đây chỉ là phiên bản chuyển tiếp, dùng cho mục đích huấn luyện và rút kinh nghiệm cho loạt lớn về sau. Ảnh:Thông tin chụp từ trang web "Forbes" của Mỹ.
Sau ba năm sử dụng, Không quân Trung Quốc có nhiều đề xuất để cải tiến J-20; phiên bản thứ hai của J-20 là tiêm kích J-20B đã bước vào sản xuất loạt với những tính năng được nâng cao hơn; có thể Trung Quốc sẽ sản xuất từ 100 đến 200 chiếc J-20B, đủ để đáp ứng nhu cầu của Không quân Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: Sina
Theo thông tin, Chengdu đã thiết lập bốn dây chuyền sản xuất và mỗi dây chuyền có thể sản xuất một chiếc J-20B một tháng (4 chiếc/ tháng). J-20B sẽ tiếp tục sử dụng động cơ phản lực cánh quạt AL-31F M2 được nhập khẩu từ Nga, chứ không phải loại động cơ WS-15 trong nước mà Trung Quốc đang phát triển. Ảnh: Động cơ AL-31F MiG-29 của Nga. Nguồn: Wikipedia.
Động cơ vectơ lực đẩy (TVC) là thay đổi lực đẩy bằng cách xoay vòi phun phản lực của động cơ, máy bay chiến đấu như F-22 của Mỹ và Su-35S của Nga có thể tạo ra các đòn tấn công ở các góc tấn công rất lớn. Tính năng này cho phép phi công tránh được tên lửa hoặc có được vị trí thuận lợi hơn trong chiến đấu trên không. Ảnh: Động cơ máy bay chiến đấu Su-35 của Nga trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 - Nguồn: Sina
Nếu máy bay chiến đấu J-20B thực sự được trang bị động cơ sử dụng vòi phun vector lực đẩy, sẽ giúp nâng tầm máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc. Hiện nay số máy bay chiến đấu có hệ thống điều khiển vòi phun vector trên thế giới bao gồm F-22, F-35 của Mỹ, Su-35 và Su-57 của Nga, J-20B của Trung Quốc. Ảnh: Động cơ vecto lực đẩy trên Su-35 - Nguồn: Nguồn: Wikipedia.
Vào tháng 12/2016, Trung Quốc và Nga đã đạt được thỏa thuận nhập khẩu 24 máy bay chiến đấu Su-35. Giới quân sự cho rằng, mục đích chính của đơn đặt hàng này là mua máy bay chiến đấu có động cơ sử dụng vòi phun vector lực đẩy cho các kỹ thuật viên Trung Quốc nghiên cứu mà thôi. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Nguồn: Wikipedia.
Đúng như dự đoán, vào năm 2018, một máy bay chiến đấu J-10C được trang bị vòi vectơ lực đẩy đã thực hiện một chuyến bay tại Triển lãm hàng không Chu Hải, cho thấy công nghệ "sao chép quá giỏi" của Trung Quốc trong lĩnh vực này. Ảnh: Chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Ban đầu giới phân tích quân sự đánh giá về khả năng cơ động của J-20 là không đủ cho yêu cầu một máy bay đánh chặn chiếm ưu thế trên không; đến J-20B sử dụng động cơ có vòi phun vectơ lực đẩy, điều này cho thấy Không quân Trung Quốc thực sự muốn tăng cường khả năng cơ động của J-20. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: Sina
Cần lưu ý rằng radar mảng pha, tên lửa tầm xa và khả năng tàng hình vẫn là những lợi thế chính của J-20 trong không chiến. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: Sina
Một máy bay chiến đấu tàn hình chiếm ưu thế trên không lý tưởng, cần có khả năng duy trì ưu thế của mình trong phạm vi có thể nhìn thấy; đặc biệt là khi đối mặt với máy bay chiến đấu tàng hình của đối phương. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: Sina
Vì vậy, nếu J-20 muốn cải thiện hơn nữa hiệu suất của nó, nó cần được thay thế bằng động cơ phản lực WS-15 do Trung Quốc sản xuất với lực đẩy lớn hơn động cơ AL-31F M2 do Nga sản xuất; đồng thời giúp Trung Quốc không phải phụ thuộc vào động cơ của Nga. Ảnh: Động cơ AL-31F MiG-29. Nguồn: Wikipedia.
Trước đây, đã có báo cáo rằng, việc nghiên cứu và phát triển động cơ WS-15 là "khá trơn tru" và nó có thể sẵn sàng đưa vào trang bị trong vòng "một đến hai năm". Theo tính toán, giai đoạn động cơ WS-15 hoàn thiện, là thời điểm J-20B sẽ bước vào sản xuất loạt và sẽ được trang bị chính động cơ cho Trung Quốc chế tạo. Ảnh: Động cơ WS-15 của Trung Quốc - Nguồn: Sina.
Tuy nhiên ước tính đó có vẻ như một ước tính sai; phiên bản thứ hai của J-20 vẫn phải sử dụng động cơ lực đẩy thấp hơn, thay vì động cơ WS-15 đầy kỳ vọng; điều này khẳng định, việc sản xuất "trái tim" của J-20 vẫn giậm chân tại chỗ, và "Niềm tự hào" của Trung Quốc vẫn phải bay bằng "trái tim" của Nga. Ảnh: Một chiếc J-20 thử nghiệm một bên bằng động cơ WS-15 (phải) - Nguồn: Sina.
Bỏ qua về động cơ, thì việc sản xuất J-20B cho thấy chiến đấu cơ tàng hình J-20 đang ngày càng hoàn thiện, và J-20B sẽ được sử dụng như một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, có khả năng đối đầu với những chiến đấu hiện đại của Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: Sina
Việc Trung Quốc tiến hành "sản xuất loạt" J-20B cho thấy, Trung Quốc đang chạy đua, nhằm vượt các đối thủ về không quân như Ấn Độ hay Nhật Bản và cố gắng thu hẹp khoảng cách với Mỹ; như vậy các quốc gia khác phải đối mặt với những thách thức mới trong cuộc đối đầu trên không với Trung Quốc. Ảnh: Trong tương lai, rất có thể J-20 sẽ đối đầu F-35.
Video Tiêm kích tàng hình F-3 của Nhật Bản - Nguồn: QPVN