Theo giới truyền thông Trung Quốc, sau nhiều năm liên tục nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện, hiệu quả chiến đấu của J-20 đến thời điểm này, hoàn toàn nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người (?), và ngay cả giới quân sự Mỹ cũng không dám đánh giá thấp sức mạnh thực sự của J-20?.Lý do mà truyền thông Trung Quốc có thể tự tin như vậy, đó là có nguồn tin cho rằng, các chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá hiệu quả chiến đấu của J-20, khi được trang bị 4 tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn PL-15, chắc chắn có thể đe dọa những lợi thế hiện có của Mỹ.Sự kết hợp giữa máy bay J-20 và tên lửa PL-15 có thể tiêu diệt các mục tiêu cách xa đến 300 km, thậm chí hoàn toàn có thể bắn hạ máy bay tàng hình F-35 và phá vỡ huyền thoại “bất bại” về siêu máy bay tàng hình F-22 của Mỹ.Cũng theo truyền thông Trung Quốc, các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, nếu so sánh về hiệu suất chiến đấu, tên lửa PL-15 hoàn toàn có thể so sánh với tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn Meteor của châu Âu; về tầm bắn, nó có thể vượt qua tên lửa AIM-120C do Mỹ phát triển.AIM-120C là loại tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn mới nhất hiện nay của Mỹ, có tầm bắn đến 180km; trong khi đó, tên lửa PL-15 được trang bị radar mảng pha quét chủ động và được cho là có tầm bắn đến 300km.Như vậy đánh giá tổng thể, nếu so sánh giữa F-35 và F-22 của Mỹ trang bị tên lửa AIM-120C và J-20 của Trung Quốc trang bị tên lửa PL-15, đã thấy những bất lợi nghiêng về máy bay của Mỹ. Trước kia, Mỹ luôn tự hào về khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn của hai loại máy bay chiến đấu này; nhưng lợi thế này không còn trước J-20 của Trung Quốc.Như vậy đánh giá tổng thể, nếu so sánh giữa F-35 và F-22 của Mỹ trang bị tên lửa AIM-120C và J-20 của Trung Quốc trang bị tên lửa PL-15, đã thấy những bất lợi nghiêng về máy bay của Mỹ. Trước kia, Mỹ luôn tự hào về khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn của hai loại máy bay chiến đấu này; nhưng lợi thế này không còn trước J-20 của Trung Quốc.Tầm bắn hiện nay của tên lửa PL-15 trang bị trên J-20 là 300km; khả năng tấn công ngoài tầm nhìn này khiến Mỹ “giật mình”; nếu có tầm bắn xa như vậy, PL-15 phải trang bị động cơ tên lửa siêu khủng, cùng hệ thống dò tìm mục tiêu tiên tiến, mới có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly xa như vậy.Nếu mỗi tiêm kích J-20 mang 4 tên lửa PL-15, thì khả năng tấn công tầm xa của loại máy bay chiến đấu này chắc chắn sẽ được nâng cao rất nhiều; đồng thời cũng bù đắp những “khiếm khuyết” về khả năng tàng hình của J-20 khi so với F-22 và F-35 của Mỹ.Động cơ là “trái tim” của máy bay, yếu tố quyết định chất lượng và hiệu suất chiến đấu; nếu như vậy, J-20 vẫn chưa phải là máy bay chiến đấu tàng hình theo đúng nghĩa; lý do là động cơ có lực đẩy lớn giành cho J-20 vẫn chưa được hoàn thiện. Hiện nay, Trung Quốc đang chờ Nga bán động cơ “Sản phẩm 30” giành cho máy bay chiến đấu thế hệ 5.Nếu J-20 được trang bị động cơ “Sản phẩm 30” của Nga, hiệu suất toàn diện có thể ngang ngửa với máy bay tàng hình của Mỹ; tuy nhiên động cơ “Sản phẩm 30” của Nga vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm; và ngay chính máy bay tàng hình Su-57 của Nga vẫn chưa biết bao giờ mới được lắp loại động cơ này.Mặc dù J-20 có thiết kế “cường tráng” nhưng vẫn mang “trái tim” già cỗi; khi hiện nay J-20 vẫn phải sử dụng động cơ AL-31F của Nga, vốn chế tạo cho tiêm kích dòng Su-27, khiến J-20 không đạt tiêu chuẩn của máy bay chiến đấu thế hệ 5, khi động cơ AL-31F được đánh giá không đủ lực đẩy cho máy bay lớn như J-20.Trong khi đó, năng lực sản xuất động cơ của Trung Quốc vẫn còn rất yếu, hiện nay “trái tim” WS-15 của J-20 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm; tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, động cơ này không đạt hiệu suất và độ tin cậy so với tiêu chuẩn đề ra, do vậy J-20 vẫn tiếp tục phải sử dụng động cơ của Nga để đảm bảo an toàn.Video Siêu chiến đấu cơ J-20 – tiêm kích tàng hình chắp vá của Trung Quốc - Nguồn: Khám Phá Top@Youtube
Theo giới truyền thông Trung Quốc, sau nhiều năm liên tục nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện, hiệu quả chiến đấu của J-20 đến thời điểm này, hoàn toàn nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người (?), và ngay cả giới quân sự Mỹ cũng không dám đánh giá thấp sức mạnh thực sự của J-20?.
Lý do mà truyền thông Trung Quốc có thể tự tin như vậy, đó là có nguồn tin cho rằng, các chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá hiệu quả chiến đấu của J-20, khi được trang bị 4 tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn PL-15, chắc chắn có thể đe dọa những lợi thế hiện có của Mỹ.
Sự kết hợp giữa máy bay J-20 và tên lửa PL-15 có thể tiêu diệt các mục tiêu cách xa đến 300 km, thậm chí hoàn toàn có thể bắn hạ máy bay tàng hình F-35 và phá vỡ huyền thoại “bất bại” về siêu máy bay tàng hình F-22 của Mỹ.
Cũng theo truyền thông Trung Quốc, các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, nếu so sánh về hiệu suất chiến đấu, tên lửa PL-15 hoàn toàn có thể so sánh với tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn Meteor của châu Âu; về tầm bắn, nó có thể vượt qua tên lửa AIM-120C do Mỹ phát triển.
AIM-120C là loại tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn mới nhất hiện nay của Mỹ, có tầm bắn đến 180km; trong khi đó, tên lửa PL-15 được trang bị radar mảng pha quét chủ động và được cho là có tầm bắn đến 300km.
Như vậy đánh giá tổng thể, nếu so sánh giữa F-35 và F-22 của Mỹ trang bị tên lửa AIM-120C và J-20 của Trung Quốc trang bị tên lửa PL-15, đã thấy những bất lợi nghiêng về máy bay của Mỹ. Trước kia, Mỹ luôn tự hào về khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn của hai loại máy bay chiến đấu này; nhưng lợi thế này không còn trước J-20 của Trung Quốc.
Như vậy đánh giá tổng thể, nếu so sánh giữa F-35 và F-22 của Mỹ trang bị tên lửa AIM-120C và J-20 của Trung Quốc trang bị tên lửa PL-15, đã thấy những bất lợi nghiêng về máy bay của Mỹ. Trước kia, Mỹ luôn tự hào về khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn của hai loại máy bay chiến đấu này; nhưng lợi thế này không còn trước J-20 của Trung Quốc.
Tầm bắn hiện nay của tên lửa PL-15 trang bị trên J-20 là 300km; khả năng tấn công ngoài tầm nhìn này khiến Mỹ “giật mình”; nếu có tầm bắn xa như vậy, PL-15 phải trang bị động cơ tên lửa siêu khủng, cùng hệ thống dò tìm mục tiêu tiên tiến, mới có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly xa như vậy.
Nếu mỗi tiêm kích J-20 mang 4 tên lửa PL-15, thì khả năng tấn công tầm xa của loại máy bay chiến đấu này chắc chắn sẽ được nâng cao rất nhiều; đồng thời cũng bù đắp những “khiếm khuyết” về khả năng tàng hình của J-20 khi so với F-22 và F-35 của Mỹ.
Động cơ là “trái tim” của máy bay, yếu tố quyết định chất lượng và hiệu suất chiến đấu; nếu như vậy, J-20 vẫn chưa phải là máy bay chiến đấu tàng hình theo đúng nghĩa; lý do là động cơ có lực đẩy lớn giành cho J-20 vẫn chưa được hoàn thiện. Hiện nay, Trung Quốc đang chờ Nga bán động cơ “Sản phẩm 30” giành cho máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Nếu J-20 được trang bị động cơ “Sản phẩm 30” của Nga, hiệu suất toàn diện có thể ngang ngửa với máy bay tàng hình của Mỹ; tuy nhiên động cơ “Sản phẩm 30” của Nga vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm; và ngay chính máy bay tàng hình Su-57 của Nga vẫn chưa biết bao giờ mới được lắp loại động cơ này.
Mặc dù J-20 có thiết kế “cường tráng” nhưng vẫn mang “trái tim” già cỗi; khi hiện nay J-20 vẫn phải sử dụng động cơ AL-31F của Nga, vốn chế tạo cho tiêm kích dòng Su-27, khiến J-20 không đạt tiêu chuẩn của máy bay chiến đấu thế hệ 5, khi động cơ AL-31F được đánh giá không đủ lực đẩy cho máy bay lớn như J-20.
Trong khi đó, năng lực sản xuất động cơ của Trung Quốc vẫn còn rất yếu, hiện nay “trái tim” WS-15 của J-20 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm; tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, động cơ này không đạt hiệu suất và độ tin cậy so với tiêu chuẩn đề ra, do vậy J-20 vẫn tiếp tục phải sử dụng động cơ của Nga để đảm bảo an toàn.
Video Siêu chiến đấu cơ J-20 – tiêm kích tàng hình chắp vá của Trung Quốc - Nguồn: Khám Phá Top@Youtube