Theo nhiều phương tiện truyền thông dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nước này vừa ký kết một hợp đồng trị giá 800 triệu USD với công ty Madasic của Ukraine nhằm sản xuất và chuyển giao 400 động cơ phản lực AI-322.AI-322 là loại động cơ phản lực được Trung Quốc sử dụng để chế tạo máy bay cường kích huấn luyện JL-10 hạng nhẹ và phiên bản xuất khẩu của nó là L-15JL-10 là loại máy bay huấn luyện phản lực tốc độ siêu thanh mới do Tập đoàn Công nghệ Hàng không Trung Quốc (AVIC) phát triển. Nhìn dáng vẻ bề ngoài khiến nhiều người đánh giá nó là một “bản nhái” Yak-130 nổi tiếng của Nga.Cũng giống như máy bay huấn luyện Yak-130, bên cạnh khả năng huấn luyện cho phi công học viên, JL-10 cũng có các giá cứng để treo vũ khí giúp biến nó trở thành một cường kích hạng nhẹ tấn công mặt đất cũng như khả năng không chiến nhất định.Ngày 1/7/2013, lô chiến đấu cơ JL-10 đầu tiên đã bắt đầu được chuyển giao cho Không quân Trung Quốc. Trong quá trình sử dụng thực tế, JL-10 đã được Không quân và Không quân Hải quân đánh giá mức độ hoạt động tốt và họ khá hài lòng khi sử dụng.Theo đánh giá từ quân đội Trung Quốc, loại máy bay này có hiệu suất chiến đấu toàn diện, độ tin cậy cao, chi phí hoạt động thấp, khả năng bảo trì dễ dàng và tuổi thọ là hơn 10.000 giờ bay.Theo giá hợp đồng được công bố giữa phía Trung Quốc và Ukraine thì giá của 1 chiếc động cơ AI-322 rơi vào khoảng 2 triệu USD. Mức giá này có thể thấy khá là tiết kiệm chi phí. Hai động cơ AI-322 trên chiếc JL-10 có đủ sức đẩy cho máy bay trọng lượng cất cánh tối đa tới 9.8 tấnJL-10 có kíp lái 2 người, điều này dễ dàng cho việc giảng viên hướng dẫn cận kẽ cho học viên trong chuyến bay thực tế. Với thiết kế nhỏ và vô cùng hiện đại, có thể nói là JL-10 có vẻ ngoài vô cùng tương đồng với Yak-130 của Nga hay M-346 của Italia.Như vậy, với hợp đồng lên tới 400 động cơ ký kết với Ukraine đủ khả năng cho Trung Quốc có thể sản xuất tới hàng trăm máy bay huấn luyện mới, tất nhiên là kèm theo cả động cơ dự phòng để thay thế.Điều này có thể thấy đó là Tập đoàn AVIC vừa rồi đã giành được một hợp đồng lớn để chế tạo máy bay huấn luyện JL-10 cho Không quân Trung Quốc hoặc hợp đồng xuất khẩu lớn cho khách hàng tiềm năng nào đó. Nguồn ảnh: Sina. Máy bay vận tải tốt nhất của Trung Quốc cũng sử dụng toàn bộ động cơ nhập khẩu.
Theo nhiều phương tiện truyền thông dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nước này vừa ký kết một hợp đồng trị giá 800 triệu USD với công ty Madasic của Ukraine nhằm sản xuất và chuyển giao 400 động cơ phản lực AI-322.
AI-322 là loại động cơ phản lực được Trung Quốc sử dụng để chế tạo máy bay cường kích huấn luyện JL-10 hạng nhẹ và phiên bản xuất khẩu của nó là L-15
JL-10 là loại máy bay huấn luyện phản lực tốc độ siêu thanh mới do Tập đoàn Công nghệ Hàng không Trung Quốc (AVIC) phát triển. Nhìn dáng vẻ bề ngoài khiến nhiều người đánh giá nó là một “bản nhái” Yak-130 nổi tiếng của Nga.
Cũng giống như máy bay huấn luyện Yak-130, bên cạnh khả năng huấn luyện cho phi công học viên, JL-10 cũng có các giá cứng để treo vũ khí giúp biến nó trở thành một cường kích hạng nhẹ tấn công mặt đất cũng như khả năng không chiến nhất định.
Ngày 1/7/2013, lô chiến đấu cơ JL-10 đầu tiên đã bắt đầu được chuyển giao cho Không quân Trung Quốc. Trong quá trình sử dụng thực tế, JL-10 đã được Không quân và Không quân Hải quân đánh giá mức độ hoạt động tốt và họ khá hài lòng khi sử dụng.
Theo đánh giá từ quân đội Trung Quốc, loại máy bay này có hiệu suất chiến đấu toàn diện, độ tin cậy cao, chi phí hoạt động thấp, khả năng bảo trì dễ dàng và tuổi thọ là hơn 10.000 giờ bay.
Theo giá hợp đồng được công bố giữa phía Trung Quốc và Ukraine thì giá của 1 chiếc động cơ AI-322 rơi vào khoảng 2 triệu USD. Mức giá này có thể thấy khá là tiết kiệm chi phí. Hai động cơ AI-322 trên chiếc JL-10 có đủ sức đẩy cho máy bay trọng lượng cất cánh tối đa tới 9.8 tấn
JL-10 có kíp lái 2 người, điều này dễ dàng cho việc giảng viên hướng dẫn cận kẽ cho học viên trong chuyến bay thực tế. Với thiết kế nhỏ và vô cùng hiện đại, có thể nói là JL-10 có vẻ ngoài vô cùng tương đồng với Yak-130 của Nga hay M-346 của Italia.
Như vậy, với hợp đồng lên tới 400 động cơ ký kết với Ukraine đủ khả năng cho Trung Quốc có thể sản xuất tới hàng trăm máy bay huấn luyện mới, tất nhiên là kèm theo cả động cơ dự phòng để thay thế.
Điều này có thể thấy đó là Tập đoàn AVIC vừa rồi đã giành được một hợp đồng lớn để chế tạo máy bay huấn luyện JL-10 cho Không quân Trung Quốc hoặc hợp đồng xuất khẩu lớn cho khách hàng tiềm năng nào đó. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay vận tải tốt nhất của Trung Quốc cũng sử dụng toàn bộ động cơ nhập khẩu.